Chương 1: Tình cờ gặp nhau

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trời đã vào khuya, chiếc xe buýt cuối cùng này sẽ đưa tôi về nhà. Tôi bước thật nhanh, chen chút trong đám người đứng hổn độn trên xe. Ông tài xế già trong có nhiều kinh nghiệm, ánh mắt ông lộ rõ một tình thương. Ông không bỏ lại người khách nào, nên xe ngày một đông thêm. Bên đường đèn điện sáng trưng, những ánh đèn đầy màu sắc của những bàng hiệu lung linh. Tôi vẫn mãi mê nhìn ngắm chúng. Có tiếng nhạc đâu đó vu vương, và những tiếng thì thầm của hành khách. Trên xe hầu hết là sinh viên. Đối với bọn sinh viên thì xe buýt là phương tiện di chuyển chính là đúng rồi. Tôi cũng không ngoại lệ, hằng ngay hai lượt đi về. Tôi đi lúc nào không biết, nhưng tôi luôn về là chiếc xe cuối cùng.

Xe đang chạy êm đềm trên con đường trong đêm tối. Hành khách còn đang thả hồn theo hàng cây ẩn hiện xa xa. Đột nhiên nó ngừng lại, ngừng lại vô tình. Ông tài xế vẽ mặt lo lắng vội chạy xuống sau xe xem xét. Khoảng hơn mười phút ông trở lên xe, đứng nghiêm trang ở trước. Ánh mắt ông hiện lên sự lo lắng, tôi đã cảm nhận được vẽ gì đó không tốt đẹp. Rồi ông trịnh trọng: “Tôi thành thật xin lỗi quý vị, xe gặp sự cố, tôi không thể đưa mọi người về nhà được, tôi sẽ trả lại phí cho quý vị”. Hàng loạt âm thanh thở dài thất vọng vang lên. Đi xe buýt mà, phí đâu có bao nhiêu, nên chẳng ai lấy tiền lại làm gì. Xe cuối cùng rồi, làm sao về nhà đây. Tôi bước xuống xe lòng buồn rời rợi. Tiêu rồi! Đi bộ là cái chắc. Sinh viên mà, tiền đâu đi taxi. Đành chịu!

Còn khoảng 4 km nữa là đến Ký Túc Xá- chổ tôi ở. Giờ này là 21 giờ 50 phút. Tiêu rồi, nếu đi về trể là ở ngoài luôn, vì KTX đóng cửa lúc 23 giờ. Tôi còn đang loay hoay, chưa nở rời khỏi cái xe buýt để xem tài xế có cách nào giúp tôi về nhà không. Bất giác tôi thấy tiếng thúc thít của một em bé. Nó khóc lớn dần, tiếng khóc làm buồn trong đêm lạnh. Tôi quay lại nhìn nó, hai hàng nước mắt đã chảy dài trên má nó. Một thân hình gầy gòm, để lộ tấm lưng trần, làn da đen hay đêm tối tôi cũng không rõ. Nhón chân, tôi định bước lại gần nó, nhưng đã có một bàn tay khác đặt lên vai nó rồi. Tiếng cô gái nhẹ nhành, ân cần, cứ như là lời của một người mẹ âu iếm hỏi con:

-          Nín, nín đi em…Sao em khóc, em đi với ai?

-          Hic…em đi một mình – cậu bé thúc thíc – chổ  này là chổ nào, làm sao em về nhà.

-          Để chị đưa em về nhen, nhà em ở đâu?

-          Ở An Sương

Tiêu rồi, An Sương làm sao đi vào giờ nảy được. Tôi không biết làm sao cô gái có thể đưa đứa bé này về An Sương đây, vì giờ này không còn xe buýt. Tôi vần đứng yên, và đoán rằng cô bé sẽ nhờ một ai đó đưa về, chứ cô ấy chắc chắn không đưa về được rồi. Nhưng sai rồi, cô gái ân cần:

-          Theo chị, chị đưa em về.

Có cái gì đó nghi ngờ trong tôi “Cô này có ý đồ gì đây”. Rồi nghĩ lại “Không đâu, nhìn cổ hiền thế sao là người xấu được”. Hai người nắm tay nhau bước đi trên con đường rộng thênh thang, những chiếc xe hàng khổng lồ chạy vô tình qua họ. Tôi vần bước theo sau mà chưa nói gì. Chợt cậu bé dừng lại, nhăn nhó:

-          Em đau chân quá, không đi nổi!

Không chút ngần ngại, cô ngồi xuống, định là cỗng cậu bé. Trời ạ! Nhìn con người bé nhỏ thế sau cỗng nổi thằng bé hơn 5 tuổi phát triển tốt cơ chứ. Tôi chạy nhanh tới phía trước, đưa tay chặn lại:

-          Để tôi cỗng cho.

Cô gái nhìn tôi do dự, chưa kịp nói gì, cậu bé đã nằm gọn trên lưng tôi rồi. Thằng bé nặng thật, nó thì thầm bên tai tôi lời cảm ơn. Cô gái vần song hành bên tôi. Tôi biết rõ là thằng bé chẳng có quan hệ gì với cô ta, nhưng vẫn vờ hỏi:

-          Hai chị em đi về đâu vậy

-          Không phải hai chị em – cô gái giải thích – nhóc này bị lạt đường, tôi đưa về giúp.

-          Thế bạn đưa nó về đâu – gọi là bạn nhưng tôi đoán cô bé nhỏ tuổi hơn tôi ít nhất là hai tuổi.

-          Nhóc đòi về An Sương, mà giờ này thì hết xe về đó rồi, em chưa biết tính sao.

-          Trời đất, vậy làm sao. Em ở đâu?

-          Ký túc xá

-          Gây go rồi, nếu em ở ngoài thì có thể đưa nó về nhà, đằng này thì…

-          Anh cũng ở KTX hả?

-          Umh!

-          Khổ rồi, em cũng đâu có bạn bè gì ở ngoài đâu.

Nói thật đó, tôi chẳng có người bạn nào ở gần KTX cả. Tôi nghĩ mình cần giải thích rõ cho các bạn hiểu, tôi ở KTX, xung quanh nó thì có nhà trọ tư nhân. Vài người không thích ở KTX thì ra ngoài thuê nhà với chi phí cao hơn. Ở KTX thì tiện lợi hơn, ít tốn chi phí hơn (theo ý của tôi). Trở lại câu chuyện, tôi và cô gái còn nhìn nhau lo lắng chưa biết giải quyết sau với thằng nhóc này, thì nó nắm lấy vai tôi

-          Anh ơi, em lạnh!

Tôi chưa nói gì thì cô bé đã cưởi cái áo khoác, đấp lên tấm lưng gầy đang hứng sương của thằng nhóc. Cô khoanh tay, đi bên cạnh tôi, con đường về nhà vẫn còn xa thẳm. Tôi cũng hiểu rõ tại sao cô lại không đi taxi về nhà, vì cả hai chúng tôi đều là sinh viên. Những người khác chắc gọi điện cho người thân đến rước về, còn tôi thì chẳng có ai để gọi điện nên đành cuốc bô, có lẽ cô gái cũng thế.

Tôi quay sang nhìn cô gái, cô có vẽ lạnh, vì tay cô ôm cứng lấy cái cái cặp đặt trước ngực, xem nó như một báu vật. Một tay tôi vịnh thằng bé, một tay tôi kéo cái ba lô đeo ngược trước ngực, rút ra cái áo khoác của mình, đưa cho cô gái.

-          Mặc vào đi, coi chừng bị bệnh.

-          Em…không sao! – cô gái ngượng ngùng, cũng đúng, ai tự dưng lấy áo người con trai mình không quen biết mặc như vậy chứ.

-          Không sao cái gì, lạnh run thế mà nói là không sao.

Do dự một hồi, rôi cô cũng khoác cái áo của tôi. Cái áo khá rộng, nên ôm lấy toàn thân cô mà không cần phải mặc vào.

-          Bạn tên gì vậy?

-          Hoàng Anh, em nhỏ tuổi hơn anh đấy.

-          Sao em biết?

-          Em linh cảm vậy.

Vậy thì cứ linh cảm đi, tôi cũng không muốn điều tra, rủi không may cô lớn hơn tôi thì sao, phải gọi bằng chị à. Không thích như thế đâu, cứ để cô gọi mình là anh đi, mình gọi là em vậy.

-          Anh tên gì?

-          Hải Nhật

-          Mặt trời của biển – cô bé phân tích cái ý nghĩa của tôi, điều mà tôi đã biết từ rất lâu rồi – Nhưng là mặt trời buồn.

-          Sao em biết – hơi ngạc nhiên vì phán đoán tính tình của tôi.

-          Nhìn vào mắt anh, em thấy vậy – trời ạ, thì ra nãy giờ cô bé lén nhìn vào mắt tôi, vậy mà tôi không biết.

-          Nẩy giờ em nhìn lén anh à! – Cô gái quay mặt đi chổ khác như né tránh  ánh mắt phản hồi của tôi.

Lo nói chuyện với nhau mà tôi quên mất cái vật nặng trên vai mình. Cho đến khi tôi cảm thấy vai mình ươn ướt. Trời ạ! Nhóc ngủ ngon lành trên vai tôi. Tôi “ý” lên một tiếng rồi đứng lại, xoay mặt nhìn thằng nhóc chỉ biết cười. Cô gái rút vội cái khăn giấy, lau miệng cho thằng nhóc, rồi lau vai cho tôi. Bất giác, tôi nghe tim mình đập mạnh, từng nhịp rộn rã vang lên. Cô gái dừng lại ngượng ngùng, có lẽ cô cũng cảm nhận được nhịp tim của tôi vang ra bên ngoài. Đêm tối, nhưng tôi chắc là mặt cô đang đỏ lên vì ngượng, còn tôi chắc cũng không kém đâu. Tôi chợt nhớ đến hình ảnh của một vợ hiền sửa lại cái cà-vạc cho chồng trong một vài bộ phim tình cảm.

Thằng nhóc khẽ nhúc nhít, đầu nó vẫn ngã trên vai tôi.

-          Chị ơi em đói bụng quá!

Không hiểu sau khi lạnh thì nó kêu tôi, còn khi đói thì nó kêu cô gái đi kê bên tôi. Cô gái nhìn tôi vẽ lượng lự. Thấy vậy tôi lên tiếng:

-          Được rồi! Mình vào quán hủ tiếu bên đường đi.

Thằng bé hăng lên thấy rõ, nó tỉnh ngủ ngay lập tức. Cô gái chậm rải bước theo sao tôi vào quán. Quán khuya, vắng tanh, chỉ còn có vài người khách nữa chắc là người ta cũng đóng cửa. Tôi chọn một cái bàn ngoài cùng. Thằng nhóc ngồi nhanh vào chổ của nó, lấy đủa, lấy muổng cầm trên tay. Cô gái nhìn nó cười thật tươi:

-          Sao em chắc là sẽ được ăn mà lấy muỗng đũa nhanh vậy – cô gái chọc nó. Mặt nó bí xị

-          Được rồi, ăn hủ tiếu hén! – Tôi vội an ủi nó.

-          Anh chị và bé dùng gì – Anh bồi bàn duy nhất hỏi chúng tôi.

Tôi liếc nhìn cô gái, bây giờ thì tôi thấy rõ mặt cô đỏ vì ngượng. Thằng nhóc ngồi kế bên tôi thì che hàm răng súng của nó cười khúc khít. Tôi thì khỏi nó, vừa ngượng, vừa thích thủ, tim thì đập loạn xạ.

-          Ba tô hủ tiếu giò heo – Thằng nhóc lém lĩnh gọi trước, cứ như nó là chủ bữa ăn này vậy.

Đèn trong quán sáng trưng, tôi mới có dịp nhìn rõ mặt từng người đang ngồi chung bàn với tôi. Thằng nhóc thì lém lĩnh, tinh nghịch, ánh mắt nó lộ vẽ ngây ngô, làn da nó ngâm đen. Không hiểu sao tôi có cảm tình với nó, thấy tội cho nó quá. Quay sang cô gái, tim tôi ngừng đập trong vài giây, rồi lại đập “ầm ầm” lên, nghe rõ từng tiếng thình thịch trong lòng ngực. Cô gái với mái tóc dải bỏ rũ xuống bờ vai, ánh mắt hiền hòa, hiền như bải biển buổi bình minh. Từ trong ánh mắt này tôi thấy rỏ một tình thương bao la vô bờ bến. Có lẽ vì chứa đầy tình thương như vậy mà cô đã không ngần ngại dẫn theo một thằng bé, hứa là đưa nó về nhà, mà chưa biết làm sao để đưa về. Đôi môi, đôi môi mỏng, màu hồng cánh sen, nở một nụ cười, kèm theo là khuôn mặt rạng rỡ, làn da trắng muốt, đẹp như một thiên thần. Cô gái nở một nụ cười nữa, không phải cười với tôi, mà với thằng nhóc ngồi kế bên tôi, đối diện với cô. Thằng nhóc lấy mấy chiếc đủa gõ xuống bàn, làm thành tiếng trống đều đều. Nó biết đâu tiếng gõ của nó trùng với nhịp tim nhảy liên hồi của tôi lúc này.

-          Bé tên gì vậy? – Cô gái hỏi thằng nhóc

-          Em tên Min, đừng gọi em là bé, em không thích.

-          Em tên Min, gọi là bé thì đúng rồi. – Tôi cố cãi lại với nó.

-          Không phải chử Min có nghĩa là giàu.  – Nó tiếp tục chống chế.

-          Min sao là giàu được chứ? – Cô gái tròn xoe đôi mắt nhìn tôi. Tôi cũng bó tay, trong tiếng Anh Min có nghĩa là nhỏ mà. Đành chờ thằng nhóc giải thích.

-          Em không biết, mẹ em nói thế - thằng bé cũng đành bó tay. Tôi nghĩ chắc đó không phải tiếng anh.

-          Thế sao em đi một mình – Cô gái hỏi có vẽ lo lắng.

-          Em…- thằng nhóc im lặng, trong nó có vẽ đáng thương – em đang chơi với bạn, nó rũ em theo xe buýt chơi, mà khi em về thì xe không đưa em về nhà, mà đưa em đi tùm lum chổ.

Nhìn cái mặt méo xệch của nó tôi nhớ lại thuở nhỏ của mình. Tôi cũng từng chui vào xe chở hàng bông (hàng bông là những mặt hàng nông sản như rau, củ, quả…) chơi trốn tìm. Đến khi tài xế đóng cửa, chạy đi, tôi mới la thất thanh, khóc ngất trong xe. Ông tài xế vô tình hơn, chẳng nghe thấy gì, cho đến khi ông dừng xe để bốc hàng. Tôi hù ông một cái mất hồn bằng cách đưa cái mặt đầy nước mắt ra từ trong một cái giỏ hàng. Ông hỏi tôi tên ba mẹ, rồi đưa tôi về nhà.

-          Sao em không kêu tài xế đưa em về nhà – cô gái suốt ruột.

-          Em tìm thấy cái xe lúc em lên, nhưng nó không đưa em về nhà.

Giờ thì tôi đã hiểu tại sao rồi. Nhóc này lên xe chơi, xe chạy qua bến bên kia, rồi thì xuống xe, và quay lại chổ củ để leo lên xe về nhà. Nhưng xe buýt thì giống nhau, nó đâu biết chiếc nào là về nhà. Thế là đi vòng quanh thành phố. Nó gan thật, nó không thèm hỏi thăm ai hết, nó đã im lặng đi từ chuyến này qua chuyến khác. Trên xe thì cũng chẳng ai để ý đến nó, có lẽ người này thì tưởng nó đi chung người kia, người kia thì tưởng nó đi chung người này.Không chừng nó đã vòng quanh cái thành phố này cũng nên.

-          Em chắc là nhà mình ở An Sương chứ - Tôi nhìn nó với ánh mắt nghi ngờ.

-          Chắc, anh đưa em về An Sương là em biết nhà mình ngay. – Nó nắm lấy tay tôi nài nỉ.

-          Nhưng giờ làm sao đưa nó về - Cô gái hỏi tôi với ánh mắt lo lắng.

-          Nhiệm vụ của em mà anh đâu có biết – Tôi cười tinh nghịch.

-          Vậy thôi – Cô gái mặt buồn xuống, tội nghiệp.

-          Được rồi! Ăn xong rồi anh tính – Tôi nói cho cô gái yên tâm, chứ tôi cũng có biết tính sao. Cùng lúc đó là anh nhân viên tuổi ngoài 30 mang ra chúng tôi 3 tô hủ tiếu nghi ngút khói.

Thằng nhóc ôm lấy tô của nó ăn ngon lành. Còn cô gái thì lưỡng lự, buồn bã. Tôi nhìn cô một lúc rồi lên tiếng:

-          Em cũng ăn đi, chắc cũng đói rồi, yên tâm đi, ăn xong anh tính cho – Nói là tính cho chứ tôi cũng đang rối như tơ vò, biết tính sao bây giờ.

Vừa ăn tôi vừa nhìn xung quanh quán, chẳng còn ai, ngoài trừ bàn của tôi. Bà chủ quán cũng đang thu dọn mọi thứ. Tôi đưa mắt nhìn ra ngoài đường như tìm kiếm một bóng dáng người quen nào đó để mà nhờ vã. Vô vọng mà thôi. Chỉ còn những chiếc xe kéo hàng khổng lồ thỉnh thoảng lại chạy qua một cách vô tình.

Bà chủ quán cuối cùng cũng dọn quán gần xong, còn lại vài thứ cho thân bà dọn. Bà tiến đến bên tôi, tôi đoán là bà ta sẽ đuổi tụi tui ra khỏi quán với lý do quán gần đóng cửa. Không phải thế, bà kéo ghế ngồi xuống cùng bàn với chúng tôi. Bà đưa mắt nhìn thằng bé đang say sưa với tổ hủ tiếu của nó. Còn cô gái thì chậm rãi gấp từng cọng mệt mỏi. Bà ân cần:

-          Hai em đi đâu về mà khuya vậy, lại không có xe nữa.

Cái cách dùng từ của bà khiến tôi bối rồi. Không biết vì sao bà lại ghép tôi và cô gái thành “hai em” nữa. Tôi lén nhìn qua cô gái, từng sọi hủ tiếu trắng nhợt trong ánh đèn điện được cho vào muỗng một cách nhẽ nhàng, sẩu khổ. Bà chủ quán quay sang nhìn thằng bé rồi tiếp tục hỏi khi tôi chưa kịp trả lời.

-          Sao để con ở trần vậy.

Lần này cô gái giật mình, đánh rơi chiếc đũa xuống bàn. Tôi vội vàng cứu giá

-          Không phải rồi cô ơi, cô nhìn tụi cháu trẻ thế này làm sao có con lớn thế được.

Cô gái đánh rơi chiếc đũa lần thứ hai, vì câu nói có chữ “tụi cháu” của tôi. Tôi biết mình cũng lỡ lời, nên vội vàng bàu chữa

-          À không! Cháu và cô ấy không quen biết gì hết, cháu và cổ nhận đưa thằng nhóc này về nhà, do nó lạc đường, cũng không có quan hệ gì với thằng nhóc này luôn. – Tôi vừa nói vừa quay sang xoa đầu thằng nhóc trong khi nó đang chén sạch những giọt cuối cùng của tô hủ tiếu.

-          Thôi chết rồi – Cô gái nhìn đồng hồ rồi hét lên – 22g30 rồi, làm sao đây, anh tính đi.

-          Anh đâu biết tính làm sao!

-          Chuyện gì sao cháu ?! – Bà chủ quán nhìn tôi hỏi nhẹ nhàng.

-          Tụi cháu ở KTX…

-          Mẹ ơi! – Tôi chứa nói hết câu thì có anh chàng bên trong nhà bước ra, gọi mẹ, và tôi chắc rằng người mà hắn muốn gọi là bà chủ quán.

Tôi xoay người lại nhìn, một dáng người cao to mạnh khỏe nhìn ngược lại tôi, rồi anh ta reo lên:

-          Ủa! Anh là Hải Nhật, sao ở đây?

-          Anh là… - Tôi đang ngạt nhiên, không biết chuyện gì xẩy ra.

-          À, em là Tuấn, sinh viên khóa dưới, hôm bữa có gặp anh rồi, anh là ban tổ chức cho chương trình hợp mặt sinh viên đó mà.

-          Ừ…ùm… - Tôi ậm ừ vài tiếng chứ có biết thằng này là ai đâu. Người nổi tiếng là vậy, đi đâu ai cũng biết mình, còn mình chẳng làm sao mà nhớ nổi người ta (hơi chảnh tí).

Có đường tính rồi, tôi có thể lợi dụng sự “nổi tiếng” của mình để nhờ vã anh chàng này. Quyết định thế, tôi nói nõ mọi chuyện cho hắn nghe. Tiếp theo là xin ở lại đây một đêm, vì có về KTX lúc này cũng không có làm sao mà vào được. Nghe xong hắn đồng ý một cách vui vẽ. Bà chủ quán mẹ hắn cũng nhanh tay, thân thiện chuẩn bị  hai cái giường xếp ra giữa quán. Bà nói cái này của hai người làm, hôm nay xin về quê, nên tôi gặp dịp may. Bà chuẩn bị cho chúng tôi cả chăn nữa, mà có lẽ tôi không dám sử dụng đâu (tính kỹ lưỡng mà). Cô gái được anh bạn mới của tôi hướng dẫn ra sau nhà đi vệ sinh, tiện thể tắm rửa cho thằng nhóc. Chắc nó đã đi từ trưa rồi. Thằng bé sợ lạnh nên nó được ưu đãi cho một bình nước nóng.

Tôi ở ngoài quán nói chuyện dâm ba câu với anh bạn mới rồi đi ra sau nhà. Tôi đứng lại ở cửa nhà sau. Cô gái đang tắm gội cho thằng nhóc, còn nó thì khúc khíc cười sảng khoái. Trông hình ảnh đó tôi liên tưởng đến cảnh người mẹ hiền đang tắm gội cho con, rồi tôi nhớ đến mẹ tôi. Hồi nhỏ tôi sợ nước. Mỗi lần đi tắm là tôi khóc, dẫy dụa tùm lum. Lần nào đi tắm mẹ tôi cũng hầu như là tắm chung với tôi. Nhìn cô gái tắm cho thằng nhóc đó tôi đoán là cô làm công việc này rất chuyên nghiệp. Bởi đôi bàn tay cô thoăn thoắt. Chắc là nhà cô có nhiều em nhỏ lắm.

Đồ của thằng bé dơ hết rồi, nên tôi đề nghị anh bạn mới cho mượn một bộ đồ. Anh ấy cũng không phản đối. Anh ta chạy lên phòng, lát sau thì lôi xuống một cái quần short màu trắng, và một cái áo thun. Anh nói đó là cái nhỏ nhất mà anh có, nhưng đối với thằng bé thì nó chẳng nhỏ chút nào. Trông nó mặc bộ đồ vào tôi không nhịn nỗi cười. Cái quần rộng thênh, thêm cái áo phủ dến chân mà còn dài lê trên đất. Tôi chợt nhớ về tuổi thơ của tôi. Tôi cùng em của mình lôi cái áo to đùng của ba tôi ra. Hai anh em mặc chung một cái áo to tướng, giã làm con ma hai đầu, giống như trong phim. Thiệt là tội nghiệp cho con ma của tôi. Thằng anh là tôi cao hơn nên kéo thằng em té xuống giường, khóc òa lên, bị mẹ chạy ra quất cho mấy roi, cái tội chơi ngu, không chịu trông em.

Khi chúng tôi trở lại nhà trên, tức là cái chổ mà lúc nãy bước vào nó còn có hai dãy bàn ghế xếp dãi để bán hủ tiêu, thì giờ đã đóng cửa ngoài. Hai cái giường xếp đã được giăng màn sẵn. Bà chủ quán cũng khá thân thiện, nhiệt tình, bà trò chuyện với chúng tôi đủ thứ điều. Nào là chuyện học hành của thằng con bà, rồi chuyện mua bán của bà, chuyện quê nhà.

Tôi biết là cô gái chẳng chiụ đấp cái chăn mà người chủ nhà tốt bụng đã chuẩn bị cho chúng tôi đâu. Nên tôi nhường cái áo khoác của tôi cho cô ấy luôn. Tôi với thằng nhóc nằm chung một giường. Cái giường nhỏ xiú, hai anh em nằm chung ôm nhau sát rịt, chắc cũng không lạnh lắm. Tôi leo lên giường, ôm thằng nhóc vào lòng, nó cũng ngoan ngoãn nằm im như một chú cún con. Cô gái vẫn còn trò chuyện với bà chủ nhà. Còn tôi thì thì thầm vài câu với thằng nhóc rồi ngủ lúc nào không biết.

Đến sáng tôi phát hiện mình đã sử dụng cái chăn do chủ nhà chuẩn bị. Trước khi đi ngủ tôi còn ái ngại về xuất xứ của cái chăn và chủ củ của nó. Nhưng rồi có lẽ tôi đã không chịu nỗi vì lạnh mà lấy cái chăn đấp lên lúc nào đó. Thằng nhóc vẫn còn say ngủ. Tôi nhìn qua giường bên thì thấy nó mất tiêu, cô bé đã thức rồi. Tôi trở mình cố cho thằng bé thức dậy, tôi phải trả cái quán cho người ta còn buôn bán nữa. Thằng bé vẽ mặt nhăng nhó khi bị đánh thức, tôi cố dỗ dành nó, rồi lôi nó ra sau nhà. Lo cho nhóc xong, quay lại thì thấy cái giường của mình cũng mất tiêu. Cô bé đã dọn luôn rồi. Cô bé đưa cái ba lô cho tôi:

-          Về thôi anh

Chúng tôi từ giã bà chủ nhà, và anh bạn mới tốt bụng một cách chân thành. Tôi đề nghị với cô gái là để tôi một mình đưa thằng nhóc về, còn cô ấy thì về trước đi. Cô gái không chịu, kiến quyết cùng tôi đưa thằng nhóc về nhà. Nhưng sự thật là tôi cũng muốn cô đi cùng với tôi lắm. Để tôi có cơ hội ngắm cô thêm tí nữa.

Ngồi xe buýt thêm một đoạn nữa, chúng tôi xuống bến xe An Sương thì thằng bé đã buông tay tôi chạy nhanh về phía bên kia đường. Rồi nó mất hút trong một căn nhà mà tôi đoán là nhà nó. Có lẽ nó đã về đến nhà an toàn. Tôi quay sang cô gái:

-          Mình về thôi.

-          Umh – Cô mĩm miệng cười tươi như ánh nắng bình minh lúc này.

Chúng tôi quay đi được vài bước thì nghe có tiếng thằng nhóc lúc nãy gọi với theo. Theo sau nó lúc này là hai người mà tôi đoán trúng y là ba mẹ nó. Họ cảm ơn chúng tôi ríu rít. Họ tặng chúng tôi mười ổ bánh mì (vì nhà họ là lò bánh mì). Có lẽ họ không biết, nghĩ rằng chúng tôi đi chung, nên bỏ chung vào cùng một cái bịt nilông. Thằng bé chạy đến ôm cổ tôi, rồi nó đặt lên má tôi một nụ hôn. Đó chắc là cách từ giã thân thiện mà ba mẹ nó dạy cho nó. Tôi cũng trả lể cho nó bằng nụ hôn nhẹ trên trán nó và thì thằm vài câu

-          Tạm biệt bé Bé

-          Sao lại là bé Bé – nó nghiên đầu thắc mắc

-          Vì em tên Bé mà.

-          Không phải – Nó lắc đầu ngầy ngậy – em tên Min.

-          Thì Min có nghĩa là Bé

-          Không phải đâu cậu – tiếng người đàn ông bố cậu bé – min là giàu.

Ông ta giải thích cho chúng tôi hiểu. Chử min của ông là MIEL viết theo tiếng dân tộc Khome. Vì vợ ông là người Khome. Ông còn nói thêm là nó thằng nhóc có tên trong giấy khai sinh là Phú. Đúng rồi MIEL là Giàu, Phú cũng là Giàu. Tên của thằng bé phong phú thật.

-          Anh hiểu rồi, tàm biệt Miel.

-          Tạm biệt chị - nó quay sang nắm tay cô gái đứng kế bên tôi im lặng nẩy giờ.

-          Sao em không hôn chị - tôi truê chọc nhóc

-          Chị là con gái mà, em đâu có hôn được

Cả bốn người phá lên cười vì câu trả lời ngây ngô của cậu bé.

-          Tạm biệt em, mai mốt không được đi chơi như thế nữa nhen chưa.

Thằng nhóc dạ một tiếng ngoan ngoãn. Rồi chúng tôi lên xe trở lại Thủ Đức. Ngó đầu ra cửa sổ tôi còn thấy cậu bé tinh nghịch vẫy tay chào chúng tôi. Tôi chẳng hiểu sao mình lại có cảm tình với nó thế nữa. Quay vào trong xe, tôi thấy cô gái im lặng. Tôi cũng phải im lặng, không khí trên xe cũng im lặng. Lúc đi có thằng nhóc ngồi ngay giữa nhí nha nhí nhảnh trò chuyện. Còn giờ chỉ hai chúng tôi. Bất chợt tim tôi lại rộn ràng lên, hơi thở gấp gáp khó tả. Tôi bắt chuyện tiếp :

-          Lát trưa em có đi học không

-          Có, 12g30

-          Hồi sáng này anh có học không – tôi hỏi cô bữa trưa, cô lại hỏi ngược tôi buổi sáng

-          Có, anh nghĩ một bữa đâu có sao

-          Vậy mà hồi nãy em kêu anh về trước anh lại không chịu – thú thật là cô ấy có kêu tôi đi về trước đi, để cô ấy đưa đứa bé về cho.

-          Anh sao nở để em đi một mình chứ, rủi cả em lẩn thằng nhóc đó bị lạc luôn thì sao, lúc đó mất công anh đi kiếm nửa hả.

Em đấm vào vai tôi một cái rõ đau. Rồi suốt buổi đi về chúng tôi nó chuyện với nhau thật vui vẽ. Tôi kể cho em nghe chuyện trong lớp học của tôi, rồi chuyện quê nhà của tôi. Em bàn luận về phim ảnh, rồi âm nhạc. Cũng may là tôi biết chút ít, nên có thể tranh luận cùng cô ấy. Trong suốt buổi nói chuyện tôi biết được em là sinh viên năm nhất, trường Khoa học xã hội nhân văn, ngành Báo Chí. Chúng tôi đề nghị kết bạn với nhau. Em cho tôi số điện thoại. Em còn nói thêm là em đi học Anh Văn ở trường Việt Mỹ vào thứ chẳn. Vì thế mà tôi gặp em hôm nay đó. Như vậy có nghĩa là tôi đã đi cùng xe với em rất nhiều lần, nhưng tôi đã vô tình không để ý. Tôi tự trách mình sao bỏ lỡ cơ hội làm quen với người đẹp như thế không biết. Kể từ đó chúng tôi trở thành bạn của nhau. Một tình bạn khởi đầu thật đẹp, với tình huống bất ngờ. Tôi thầm cảm ơn thằng nhóc đáng yêu đi lạc đường đã là cầu nối cho chúng tôi gần lại với nhau. Em thì ít nói, trầm tư. Còn tôi hoạt bát, lanh lợi. Em học báo chí nên lãng mạn, mơ mọng, còn tôi thì học công nghệ thông tin nhưng chưa chắc là không lãng mạn đâu. Một tình bạn thôi, nhưng sâu thẳm trong tôi muốn nhiều hơn thế nữa. Cứ nhìn ánh mắt của em là tim tôi bối rối. Nó cũng nói với tôi là nó không còn bình thường nữa khi gặp em. Bây giờ thì tình bạn thôi cũng vui lắm rồi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dinh