TLVM4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chủ đề 4

1 tìm hiểu về CSTT

Khái nim chính sách tin t:

Chính sách tiền tệ  là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô, mà trong đó NHTW thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát khối lượng tiền cung ứng nhằm đạt các mục tiêu về giá cả và việc làm. Chính sách tiền tệ suy cho cùng là hướng đến mục tiêu đã định ra của một nền kinh tế. Vì vậy, để hiểu rõ tại sao khi NHTW điều tiết mức cung tiền tệ nó thực sự điều tiết kinh tế vĩ mô

Chúng ta có thể hiểu, chính sách tiền tệ là tổng hòa các phương thức mà NHNN VN (NHTW) thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế -xã hội của đất nước trong một thời kì nhất định. Mặt khác, nó là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của chính phủ.

Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền ,giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh ,giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng -chính sách tiền tệ chống thất nghiệp) hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền , tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng-chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền).

2) Mục tiêu của chính sách tiền tệ :

A mục tiêu trung gian

Điều tiết khối tiền tệ M1,,M2,M3,LS.đây là mục tiêu định hướng có thể đo lường ,kiểm soát và dự báo dc.CSTT nới lỏng sẽ dc áp dụng khi kt tăng trưởng dưới mức tiềm năng .Trạng thái thắt chặt dc áp dụng khi nền kt có biểu hiện tăng trưởng nóng trên mức tiềm năng với áp lực lạm phát cao .Điều chỉnh CSTT theo hướng nới lỏng sẽ có tác dụng kích thích tăng trưởng kt và làm kết quả SXKD của các công ty.

B mục tiêu hoạt động

CSTT của NHNNVN sẽ có tác động trực tiếp lên điều kiện chặt chẽ hoặc dễ dãi trong hđ cho vay của NHTM .CSTT có thể xem là đang chuyển động theo hướng giảm bớt mức độ nới lỏng ,tức là đang theo hướng thắt chặt một cách tương đối.Việc NHNN công bố điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng xuống mức 27% trong năm 2009 và giảm mức lãi suất cho tiền gửi dự trữ bắt buộc từ 3.6% xuống 1.2% gần đây là 1 động thái điều chỉnh CSTT tương đối bất ngờ trong điều kiện tăng trưởng kt rõ ràng còn nhiều thử thách .

C mục tiêu cuối cùng

c1 Ổn định giá trị đồng tiền :

NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên hai mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền(chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước)và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ). Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát =0 vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được,để có một tỷ lệ lạm phát giảm phảI chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.

c2Tăng công ăn việc làm ng lđ

CSTT mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực xã hội,quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghịêp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên. Mặt khác, khi tăng trưởng kinh tế đạt được do kết quả của cuộc cải tiến kĩ thuật thì việc làm có thể không tăng mà còn giảm. Theo nhà kinh tế học Arthur Okun thì khi GNP thực tế giảm 2% so với GNP tiềm năng, ythif mức thất nghiệp tăng 1%.

Từ những điều trên cho thấy, vai trò của NHTW khi thực hiện mục tiêu này : tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh, chống suy thoái kinh tế theo chu kỳ, tăng trưởng kinh tế ổn định, khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

c3 Tăng trưởng kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng ,nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ.

Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà.

Mối quan hệ giữa các mục tiêu : Có mối quan hệ chặt chẽ,hỗ trợ nhau, không tách rời. Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Vậyđể đạt được các mục tiêu trên một cách hài hoà thì NHTW trong khi thực hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Mặt khác để biết các mục tiêu cuối cùng trên có thực hiện được không, thì các NHTW phải chờ thời gian dài ( một năm –khi kết thúc năm tài chính).

C4 ổn định thị trường tài chính ,ổn định lãi suất và ổn định tỷ giá hối đoái .

4 Cơ sở của chính sách tiền tệ:

Thắt chặt tiền tệ là một phần trong chính sách tiền tệ, do Ngân hàng Trung ương tiến hành. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là thay đổi lượng cung tiền nhằm điều chỉnh sản lượng quốc gia và việc làm đạt mức mong muốn, đồng thời giảm các dao động trong chu kỳ kinh doanh.

NHTW sẽ thắt chặt tiền tệ khi nền kinh tế lạm phát (khác với kinh tế suy thoái thì phải dùng chính sách mở rộng tiền tệ), lúc này sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng (lạm phát do cầu kéo). Nhân hàng TW giảm lượng cung tiền để kích thích giảm tổng cầu).

Cần phân biệt cung tiền khác với tổng cung (aggregate supply) và cầu tiền khác với tổng cầu (aggregate demand)

Do đó vì lượng cung tiền giảm --> lãi suất tăng --> đầu tư giảm (I = f(r)) --> tổng cầu giảm --> mức giá giảm. Rõ ràng nhờ thắt chặt tiền tệ nạn lạm phát đã bớt nghiêm trọng.

Về định lượng, ta có: ΔM = dmΔAD/Im

dm: khuynh hướng biên tế của cầu tiền tệ theo lãi suất (dm là đạo hàm của hàm số cầu về tiền theo r, trên thực tế hàm số cầu tiền còn phụ thuộc vào sản lượng, mức giá,v.v... nên nó là một hàm nhiều biến, trong trường hợp đơn giản ta chỉ xét một biến là lãi suất r)

Im: đầu tư biên theo lãi suất (Im là đạo hàm của hàm đầu tư theo r, hàm này còn phụ thuộc vào sản lượng nữa cơ, nhưng mà mình không xét đến nhé)

ΔM: lượng cung tiền thay đổi = lượng cung tiền sau - lượng cung tiền trước.

ΔAD: chính là tổng cầu (aggregate demand). Là tỉ số ΔY/k hay tỉ số giữa sản lượng thay đổi và số nhân tổng cầu.

Các biểu hiện: NH trung ương bán chứng khoán (NH trung ương thu tiền về), tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu (lãi suất NH thương mại vay của NHTW: giảm vay NHTW, tăng dự trữ tùy ý).

Các biện pháp trên đều làm giảm mức cung tiền.

Tuy chính sách thắt chặt tiền tệ có hạn chế vì NHTW trong nhiều trường hợp xem lãi suất cao như một vũ khí chống lạm phát quan trọng! dẫn đến chính sách này bị giảm hiệu lực và vòng quay của tiền tệ bị ảnh hưởng bởi lòng tin công chúng.

Như vậy, chính sách tiền tệ, đặc biệt là các công cụ của nó có vài trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Việc sử dụng các công cụ đó như thế nào sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế ở từng thời điểm cụ thể.

Ở Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì việc áp dụng các công cụ của CSTT luôn đòi hỏi phải có sự phù hợp, hiệu quả. Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới việc áp dụng các công cụ điều tiết trực tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát và thúc đẩy trưởng kinh tế. Tuy vậy thời gian gần đây chúng đã bộc lộ rõ những hạn chế khi nền kinh tế bước sang một giai đoạn phát triển mới. Trong khi đó các công cụ điều chỉnh gián tiếp mới được đưa vào sử dụng và chưa thực sự phát huy hết, hoặc chưa thể hiện rõ vai trò của nó do nhiều nguyên nhân gắn với thực lực của nền kinh tế.

Từ đó đòi hỏi chúng ta phải có những định hướng và giải pháp đúng trong việc hoàn thiện các công cụ đó. Để có được điều này, bên cạnh sự định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cần phải có sự phát triển đồng bộ về năng lực NHNN, hệ thống NHTM… và nhiều sự phối hợp đồng bộ khác.

Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu về các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam phải được coi là cả một quá trình lâu dài và cần được tiếp tục phát triển về sau.

III liên hệ thực tế 

Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kì quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường vì nó có ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mô như: công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát… Để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ thì việc sử dụng các công cụ của nó có vai trò cơ bản, quyết định.

Ở Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ đặc biệt là các công cụ của nó đang từng bước hình thành, hoàn thiện và phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam thì việc lựa chọn các công cụ nào, sử dụng nó ra sao ở các giai đoạn cụ thể của nền kinh tế luôn là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và giải quyết đối với các nhà hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, các nhà nghiên cứu kinh tế. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế như hiện nay thì việc nghiên cứu về chính sách tiền tệ cụ thể là các công cụ của chính sách tiền tệ là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro