Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng Việt Nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng Việt Nam

Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng Việt Nam tức Tổng cục Tình báo quốc phòng được thành lập trên cơ sở Cục Tình/Quân báo (Cục 2), Bộ Quốc phòng năm 1995 và hoạt động theo Pháp lệnh tình báo do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký ngày 14 tháng 12 năm 1996 và nghị định 96/CP do Thủ tướng Võ Văn Kiệt kí ngày 11 tháng 9 năm 1997.

Mục lục

1 Nhiệm vụ

2 Tổ chức

2.1 Lãnh đạo

2.2 Cơ quan, đơn vị trực thuộc

3 Lịch sử

3.1 Danh sách các đời Cục trưởng / Tổng cục trưởng

4 Những điệp viên nổi tiếng

5 Phong tặng

6 Chú dẫn nguồn

7 Liên kết ngoài

Nhiệm vụ

"Lực lượng tình báo thuộc Bộ Quốc phòng là lực lượng chuyên trách về công tác tình báo chiến lược hoạt động trên các lĩnh vực tình báo chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học kĩ thuật, công nghệ môi trường, văn hoá xã hội, thu thập và xử lí tin liên quan đến lợi ích quan trọng, sống còn của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, góp phần tham mưu cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, sách lược đối nội, đối ngoại và các chủ trương, kế hoạch, biện pháp, quyết sách để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược..." (Điều 1 chương 1 của nghị định 96/CP).

"Đối tượng và mục tiêu của lực lượng tình báo thuộc Bộ Quốc phòng là những nơi có tin tức, tài liệu liên quan đến nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó đặc biệt chú ý đến các quốc gia, tổ chức và các cá nhân ở trong nước và ngoài nước có âm mưu hoạt động, đe dọa chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" (Điều 11, chương 2 của nghị định 96/CP).

Tổ chức

Lãnh đạo

Tổng cục trưởng: Trung tướng Lưu Đức Huy;

Chính ủy: Trung tướng Dương Xuân Vinh;

Các phó Tổng cục trưởng:

Trung tướng, Phạm Ngọc Hùng

Cơ quan, đơn vị trực thuộc

Cơ quan Tổng cục. Trụ sở chính tại đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội (gần bến xe Mỹ Đình), nằm phía bên phải nếu đi từ bến xe MĐ về Trung tâm HNQG.

Ủy ban Tham mưu - Cục vận.

Cục Chính trị - Tuyên huấn

Cục Kỹ thuật (nhập với Cục 25 ngày 14/6/2009)

Cục trưởng: Đại tá Lê Phương Mạnh (tự Ba Cói, Ốc Sét)

Các Cục: 11, 12-C1 (3 lần AHLLVT), 12-C2, 12-C3, 15, 16 (1 lần AHLLVT), 71, 72, 80.

Viện Cơ cấu chiến lược (thành lập ngày 2 tháng 9/2009, Liên Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội)

Viện trưởng: Thiếu tướng Phùng Quang Định

Đoàn Trinh sát - Đặc nhiệm: K3-D (Đơn vị nằm ở Yên Nội Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2005)), đoàn Xuân Sơn, đoàn Cảnh Nghĩa, đoàn Quyết Thắng.

Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại (tên tạp chí thay đổi từ 2/1999, trước đó có tên gọi là Quân sự nước ngoài. Năm 1963, lần đầu tiên xuất bản tạp chí Tin tức - Quân sự địch, nhưng từ sau 1975 thì đổi tên thành TIN - Quân sự nước ngoài, cho đến năm 1999 lại đổi thành Thời báo Kiến thức Quốc phòng hiện đại, và hiện nay đang có kế hoạch xuất bản mới với tên gọi Đặc san Hiện thực Quốc phòng thời nay). Tổng Biên tập: Thiếu tướng Trần Ánh Dương, phó Tổng Biên tập: Trung tá Hà Xuân Thu (Ba Hùng), Thư kí Tòa soạn: Ngô Mai Linh.

Học viện Khoa học Quân sự

Ngày thành lập: 10/6/1957

Giám đốc: Thiếu tướng PGS TS Vũ Thiết Cương

Chính ủy: Thiếu tướng Trần Tây

Phó chính ủy: Đại tá Quản Văn Trung

Trụ sở chính: số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân ; Lai Xá, huyện Hoài Đức, Hà Nội(Khu D)

Cơ sở 2: Kim Chung, Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội

Học viện nâng cấp năm 1998 trên cơ sở sáp nhập 2 trường chính: Đại học Ngoại ngữ Quân sự (thành lập năm 1982) và Trường Sĩ quan Trinh sát, Quân báo.

Trường Trung cấp Trinh sát

Công ty ứng dụng kĩ thuật công nghệ cao (HITABA-COM)

Công ty xuất nhập khẩu công nghệ Vạn Xuân (VAXUCO)

Tổng công ty Hatuco - Ngọc Vinh

Tổng công ty SECOTEX-PAdes1.1.8

Liên hợp điện lực Bộ Quốc phòng

Bảo tàng Tổng cục II - Bộ Quốc phòng: Số 146A đường Lê Thánh Tông (đối diện chi nhánh Ngân hàng Agribank Hà Nội), Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lịch sử

Lực lượng Tình báo quân sự bắt nguồn từ phòng Tình báo Quân ủy hội do Hoàng Minh Đạo phụ trách, thành lập ngày 25 tháng 10, 1945 (được lấy làm ngày truyền thống của Tình báo Quốc phòng Việt Nam). Hoàng Minh Đạo (tên thật là Đào Phúc Lộc) được coi là thủ trưởng đầu tiên của ngành tình báo quân sự.

Theo sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 34 ngày 25 tháng 4 năm 1946, Điều thứ 10: "Tình báo cục" có nhiệm vụ trinh sát tình hình quân địch, tình hình quân đội của mình, và thu thập các tin tức lợi cho việc hành binh.

Tháng 9 năm 1946, Phòng Tình báo Quân ủy hội mở một lớp huấn luyện nghiệp vụ tại Sơn Tây, do đại tá Lâm Sơn (người Nhật), làm giảng viên về nghiệp vụ tình báo.

Cục Tình báo được thành lập ngày 20 tháng 3 năm 1947, thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam. Tháng 4 tháng 1950, Cục Tình báo giải thể.

Ngày 15 tháng 7 năm 1951, Cơ quan Tình báo Chiến lược của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với tên gọi Nha Liên lạc thuộc Thủ tướng Phủ được thành lập.

Ngày 10 tháng 6 năm 1957, Nha Liên lạc hợp nhất với Cục Quân báo - Bộ Tổng tham mưu thành Cục Tình báo - Cơ quan Tình báo Chiến lược toàn diện của Đảng và Quân đội nhân dân Việt Nam.

Danh sách các đời Cục trưởng / Tổng cục trưởng

Hoàng Minh Đạo (Đào Phúc Lộc, Năm Đời): Thủ trưởng đầu tiên của ngành tình báo quân sự Việt Nam, nguyên là trưởng phòng Tình báo Quân Ủy Hội (thành lập ngày 25 tháng 10, 1945).

Trần Hiệu (tên thật là Vũ Văn Địch): Cục trưởng Cục Tình báo thuộc Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam[1]; Cục trưởng đầu tiên của Cục Quân báo 1952 - 1960. (tham khảo nguồn ghi trên bia mộ ở Nghĩa Trang Liệt Sĩ TP HCM)

Lê Trọng Nghĩa: Đại tá, Cục trưởng Cục Quân báo 1960 - 1962. (tham khảo nguồn ghi trên bia mộ ở Nghĩa Trang Liệt Sỹ TP HCM)

Phan Bình (Ba Hùng) (1934-1987): Trung tướng, Cục trưởng Cục Quân báo, Bộ Tổng Tham mưu (1962-1987).

Nguyễn Như Văn (Tư Văn): Trung tướng, Tổng cục trưởng (1987-1994).

Đặng Vũ Chính (Vũ Đăng Chinh, Đặng Văn Chung): Trung tướng, Tổng cục trưởng (1994-2002).

Nguyễn Chí Vịnh (Đàm Nhắc): Trung tướng, Tổng cục trưởng (2002-8/2009).

Trung tướng Lưu Đức Huy

[sửa] Những điệp viên nổi tiếng

Trần Hiệu (Vũ Văn Địch)

Trần Quốc Hương (Mười Hương)

Vũ Ngọc Nhạ (Hai Long

Phạm Xuân Ẩn

Phạm Ngọc Thảo

Lê Hữu Thúy (Năm Thúy)

Đặng Trần Đức (Ba Quốc)

Phong tặng

Danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Thời kì Đổi mới: [2]

Tổng Cục 2, Bộ Quốc phòng (ngày 4 tháng 3 năm 2008);

Cục 11, Tổng Cục 2, Bộ Quốc phòng (ngày 1 tháng 2 năm 2002);

Phòng 73, Tổng Cục 2, Bộ Quốc phòng (ngày 31 tháng 8 năm 2004);

Phòng 76, Tổng Cục 2, Bộ Quốc phòng (ngày 31 tháng 8 năm 2004);

Phòng 70, Tổng Cục 2, Bộ Quốc phòng (ngày 3 tháng 11 năm 2004);

Phòng 79, Tổng Cục 2, Bộ Quốc phòng (ngày 3 tháng 11 năm 2004);

Cục 16, Tổng Cục 2, Bộ Quốc phòng (ngày 21 tháng 12 năm 2005);

Đoàn K3, Tổng Cục 2, Bộ Quốc phòng (ngày 21 tháng 12 năm 2005);

C98, Cục 12, Tổng Cục 2, Bộ Quốc phòng (ngày 29 tháng 12 năm 2006).

Chú dẫn nguồn

^ SẮC LỆNH SỐ: 108 NGÀY 20 THÁNG 1 NĂM 1948 CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ.

^ Những Chiến công Thầm lặng - Tổng Cục Tình báo, Bộ Quốc phòng - Hà Nội, tháng 8 năm 2008.

[sửa] Liên kết ngoài

Bảo tàng Tổng cục 2: Bộ sử sống động bằng hiện vật về các chiến sĩ tình báo quân đội

Muốn biết địch, phải có tình báo giỏi...

"Tình báo quốc phòng phải vững chắc, nhạy bén hơn nữa"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#duocphar