CÂY LÁ BUÔNG + CÂY THANH LONG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lá Buông - loại giấy quý của người KhmerNgười Khmer chọn lá buông làm giấy viết vì lá rất dai, bền, vạch nét chữ rõ ràng và ít bị hư mục.

  Trước khi cắt lá làm giấy, người Khmer phải thắp nhang cầu khấn trời phật bởi làm sách là một việc thiêng liêng. Đầu tiên, người ta chọn những đọt lá tốt, lấy dây quấn đọt cây, ngăn không cho lá mở. Khoảng một năm sau người dân mới chặt lá về phơi cho khô, sau đó cắt thành hình chữ nhật, ép cho phẳng, sắp thành từng xấp, dùng nẹp gỗ bào nhẵn và nẹp chặt lại. Đó là những tập "giấy lá".  

  Loại cây để viết trên lá buông có thân gỗ hoặc sừng, được vót tròn, cắt ngắn vừa tay. "Ngòi viết" là một mũi kim mài nhọn. Viết xong người ta lấy bồ hóng trộn với dầu xoa lên chữ, chùi cho mặt lá sạch sẽ, để chữ nổi lên. Cứ thế, người ta viết hết trang giấy lá này đến giấy lá khác rồi xỏ lỗ đóngthành một quyển có bài gỗ. Một số người kể rằng để tăng độ bền, nhất là làm đẹp cho tập sách người ta lấy dung dịch nước bột vàng quét phủ lên gáy sách, bìa sách tựa sơn son thiếp vàng.  

Thời chống Mỹ có một địa danh khiến cho quân thù hết sức lo sợ đó là "Rừng lá". Rừng lá chính là rừng buông mọc ken dày từ Xuân Lộc đến quá Tân Minh, bao vòng khu vực xã Suối Kiết, huyện Tánh Linh ngày nay. Những năm 1970 - 1990, cây buông trong rừng buông chính là nguồn lâm đặc sản nuôi sống người dân La Gi - Hàm Tân.

Những người lao động nghèo ở xã Tân Minh, Tân Nghĩa, Tân Hà, Tân Xuân thời trước quanh năm bám rừng buông, khai thác lá buông bán cho người làm mành buông se.

Cây buông khi trưởng thành cao trên 10m. Lá to, mép có răng cưa rất sắc, màu đen, những búp lá lớn có thể nặng vài chục ký, dài 3 - 4m. Cây buông có tuổi thọ ngang tuổi người khoảng 60 - 70 năm. Buông chỉ trổ bông một lần, trổ xong là cây chết. Trái buông hình quả trứng dài 4 - 5 cm, rộng 3 - 4 cm, rất độc.

Cây buông được sử dụng gần như không bỏ phần nào. Lá già dùng lợp nhà, búp lá non tách ra phơi khô, chằm thành tấm làm vách, sau này sử dụng để gia công bao bì, nón mũ, chiếu, mành... xuất khẩu qua các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ).

Thân những sóng buông già được người vùng cao, vùng đồng bào dân tộc vót làm tên bắn ná, trong kháng chiến sóng buông sử dụng làm chông để bẫy địch. Sóng buông còn được vót làm vạt giường nằm, cần câu cá, và thêm một sản phẩm rất ấn tượng trong mỗi gia đình là đũa ăn. Đũa ăn làm bằng sóng buông có màu đen xám với những đường vân rất đẹp. Ngay cả trái buông cũng được bà con người dân tộc dùng làm thuốc để bắt cá.

Hàng ngàn lao động trong thời bao cấp có công ăn việc làm, có thu nhập khá chính nhờ vào gia công lá buông thông qua các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp như: hợp tác xã Đoàn Kết, 19 tháng 5, Trúc Mai, Ba Nhất... Những tên tuổi đầu đàn trong ngành xuất khẩu lá buông thời ấy có Đào Minh Thử, Võ Tấn Huệ, Mai Đức Chương... Có thể nói đây là giai đoạn hoàng kim của ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp bằng chất liệu lá buông. Từ gia đình đến cơ quan, bệnh viện, trường học... nơi nào cũng thấy hình ảnh từ trẻ em đến người già ngồi thắt con bọ lá buông gia công cho hợp tác xã. Hai bên quốc lộ 1, quốc lộ 55, lá buông phơi trắng.

Sau này Đông Âu tan rã, con đường xuất khẩu lá buông bị bế tắc, các hợp tác xã lần lượt giải thể, còn mỗi doanh nghiệp Trúc Mai do Mai Đức Chương cố gắng duy trì, nhưng cũng phải nhờ vào các nguồn nguyên liệu khác.

Hiện nay trên đất Hàm Tân chỉ có cơ sở sản xuất đũa xuất khẩu của anh Hoàng ở Tân Đức là đúng chất liệu lá buông. Dù cơ sở không lớn, chỉ chừng 7, 8 công nhân, được cái, hàng sản xuất ra bán rất chạy, nhưng để tồn tại anh phải vào Tây Ninh và qua tận Campuchia mua nguyên liệu sóng buông. Còn trên địa bàn Hàm Tân, Suối Kiết, "vương quốc" buông ngày trước bây giờ không còn, rải rác chỉ có vài bụi lá được gia đình giữ lại làm cây kiểng.

Trong thực tế thời điểm mặt hàng lá buông không xuất khẩu được cũng chính là thời điểm nguồn nguyên liệu lá buông đã cạn kiệt. Nguyên nhân, vào lúc mặt hàng lá buông có giá, thị trường xuất khẩu mạnh, các tỉnh, thành phố đều đổ xô vào mặt hàng này, dẫn đến nguyên liệu ngày càng khan hiếm, tình trạng tranh dành thu mua nguyên liệu diễn ra khắp nơi. Người khai thác được lợi nên thi nhau triệt hạ rừng buông. Rừng buông lại không được quy hoạch, không có hướng bồi dưỡng tái sinh nên dần bị lụi tàn.

Thêm một nguyên nhân, do nhu cầu đất cho sản xuất như trồng mía, trồng cao su, trồng mì... người dân đã đốt phá, đào bứng cây lá buông để mở rộng diện tích.

Cách đây khá lâu (2002) chính quyền cũng có chủ trương phục hồi rừng buông Suối Kiết với quy mô trên 800 ha, thời gian đầu việc thực hiện tương đối có hiệu quả, nhiều gia đình xã viên nhận khoán phục hồi 2, 3 ha. Nhưng rồi đất rừng buông Suối Kiết cũng không giữ nổi qua sự ồ ạt lấn chiếm của cư dân tứ xứ đổ về, sự hấp dẫn của giá đất chuyển nhượng, của các loại cây trồng cho thu nhập cao.

  Từ trước ngày giải phóng 1975, địa danh Rừng Lá được đặt ra cho đoạn đường quốc lộ 1A tính từ Phan Thiết trở vào Sài Gòn ở khoảng cây số 63 đến ngã ba Ông Đồn, có căn cứ 6 (Tân Minh), căn cứ 5 (Tân Đức) và các căn cứ 4, 3, 2 thuộc địa phận huyện Xuân Lộc, Đồng Nai theo tên cứ điểm quân sự của địch. Thật ra cả một vùng rừng núi mênh mông cặp theo quốc lộ, cây buông là loại lâm đặc sản rất phong phú và được khai thác từ bao đời ở đây. Cây buông được sử dụng từ thân, lá, ngọn cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu gia dụng, nhà ở, che chắn, bao bì... gắn bó trong đời sống của người dân địa phương.

Cành buông tha thướt như tàu dừa nhưng có hàng mép răng cưa nhọn bén. Càng già độ cứng càng cao, đượt vót làm tên bắn ná, đũa ăn, lợp nhà, vạt giường... sản phẩm thông dụng trong mỗi gia đình là những đôi đũa được vót tròn có đường vân rất đẹp. Trong kháng chiến chống Pháp, sắt thép hiếm thì mũi chông chống giặc càn vào khu căn cứ được làm bằng sóng buông. Lá buông lại rất phổ biến và tồn tại qua nhiều thời kỳ, lợp nhà, dừng vách và buộc bằng sợi lạt sóng lá để che gió mưa. Lá buông non được chằm thành tấm hoặc rọc thành nan để đan túi ví, làm nón, bao đựng, bện thành dây... Màu trắng tinh khiết và sự mềm mại của lá buông non đã tôn vinh nhiều sản phẩm mỹ nghệ như chiếu, màn, nón, túi xách... sau ngày giải phóng mà các hợp tác xã Đoàn Kết, Tân Tiến ở Hàm Tân làm nên kỳ tích về thương hiệu cho ngành tiểu thủ công nghiệp. Cũng từ lá bắp lá non tơ, đã xa lắm những cánh buồm đan lá căng gió lướt sóng biển khơi trở thành hình ảnh phiêu bạt và thơ mộng của một thời.

Trong kháng chiến chống Mỹ, khu Rừng Lá trở thành căn cứ rộng lớn án ngữ một địa bàn huyết mạch có quốc lộ 1A chạy qua. Địa danh Rừng lá như một huyền thoại anh hùng. Những chuyến xe đò có khi phải trăn-bo (transposer), nhiều người gặp những chiến sĩ giải phóng đội mũ tai bèo, quấn cổ khăn rằn phổ biến chính sách cách mạng, lúc về không ngớt lời khen và thán phục. Đôi khi mô tả lại hình ảnh người chiến sĩ ở chốn rừng xanh ẩn hiện tưởng chừng như trong sách truyện.

Khoảng từ đầu năm 1965, bộ đội địa phương Bình Tuy và các đội công tác tiến công và làm chủ khu vực Rừng Lá, lúc ấy có 200 hộ dân sống trong vùng giải phóng, đẩy địch lùi về căn cứ 10 - ngã ba 46. Thượng nguồn sông Giêng có buôn đồng bào dân tộc thiểu số K'ho nhưng trong thời kỳ Mỹ - Diệm lập ấp chiến lược bị dồn về Láng Gòn (Tân Xuân) và lập xã Bà Giêng.

Do đó khi mặt trận Tây Nguyên - Buôn Ma Thuột nổ ra, kéo theo làn sóng di tản từ các tỉnh miền Trung chạy về Sài Gòn trong những ngày đầu năm 1975 bị cửa ngõ Rừng Lá chận đứng. Con đường duy nhất là phải đi qua cửa biển La Gi bằng đường biển. Khi các mũi tiến công của đại quân giải phóng hướng về phía Nam, ngày 16 tháng 4 năm 1975 lực lượng của ta đứng chân trên địa bàn trung tâm khu Rừng Lá, nay là Tân Minh coi như đến được đỉnh cao với niềm tự hào chiến thắng.

Ngày nay cảnh rừng núi xanh thẳm mịt mùng không còn nữa mà khu Rừng Lá ngày xưa được thay bởi những thảm xanh cây mía, cây mì, vườn điều, những trang trại... Và dọc theo tuyến quốc lộ 1A là những ngôi nhà xây, rực rỡ sắc màu của cuộc sống có của dư của để. Những ngày cuối năm xuôi chuyến xe ngang qua Tân Đức, Tân Minh, Tân Phúc. Nhìn thấy những cột khói trắng còn đọng mùi mật ngọt từ những lò nấu đường và bạt ngàn đến chân núi là mùa mía đang trổ bông bồng bềnh như tuyết trắng. Ai cũng có thể thì thầm, mới đó... nhưng thật ra là cả một quãng đời, những năm tháng với bao thăng trầm, thử thách để có diện mạo mới hôm nay.

  Cách nay trên trăm năm, vì chưa thể in được trên giấy, nên kinh Phật và truyện cổ lưu truyền ở hầu hết các chùa dân tộc Khmer Nam bộ được các nghệ nhân ,sư sãi chép trên lá cây Buông. Một loại cây rừng địa phương,nhưng lá có độ bền cao, để lâu không mục, không bị mối mọt ăn. Thân cây Buông và lá Buông có hính dáng giống cây cọ, cây thốt nốt, hiện rất hiếm ở vùng Bảy Núi ,Tây nam bộ Việt Nam ,nhưng còn nhiều ở rừng Xiêm Riệp ( Campuchia ). Ở chùa XvayTon A thuộc thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, An Giang- ngôi chùa kiến trúc cổ hơn 300 năm,được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích Chùa kiến trúc cấp quốc gia, hiện còn lưu giữ trên 100 bộ kinh ghi trên lá cây Buông ( Gọi theo người dân tộc là bộ sách SaTra), lâu nhất là bộ truyện dân gian Khmer được làm cách nay khoảng trên thế kỷ, mới nhất là bộ " Kinh luận thuyết giảng" với 7 tập ,viết ra từ năm 1963.

Sư cả Trầm Phước, trụ trì chùa XvayTon A kể- Theo truyền tụng từ các vị Sư tiền bối trước đây - Kinh ghi trên lá Buông ngày xưa làm tại Việt Nam cũng có, làm ở Campuchia mang về cũng có. Cây Buông có ở 2 huyện Tri Tôn,Tịnh Biên thuộc rừng Bảy Núi, nhưng ngày nay hầu như không còn. Kinh lá là loại Thư tịch cổ chùa Khmer nào ở An Giang,Kiên Giang,Sóc Trăng,Bạc Liêu,Trà Vinh... cũng có, nhiều hay ít, nhưng chỉ tại chùa này là nhiều nhất ,hơn 100 bộ. Được biết - Đầu năm 2006 vừa qua,Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục chùa XvayTon A (Tri Tôn,An Giang) là ngôi chùa lưu giữ nhiều nhất về sách kinh lá có tại Việt Nam.

Kinh lá Buông làm rất công phu, đầu tiên người ta tìm chọn những búp lá Buông non, đều to bản, rồi gói cột lại , không cho phát triển hay xòe ra tiếp xúc với ánh sáng để giấy lá non,mềm giữ được màu trắng ngà. Cột khoảng 2,3 tháng thì chặt búp mang về, dùng miếng ván gỗ có kích thước 6cm x 60 cm kẹp vào xấp lá rồi cắt theo cỡ tấm ván, sau đó đem phơi khô. Chọn người có "hoa tay",viết chữ đẹp, dùng que sắt có mũi nhọn viết chữ lên lá. Mỗi lá kinh chỉ ghi được 5 hàng( người giỏi chữ viết mỗi ngày cũng chỉ được một lá !)Viết xong, lấy nước than gỗ, hoặc nước trái cau non chà lên,lau sạch chữ sẽ hiện rõ,và càng để lâu,mặt lá càng bóng,chữ viết càng lấp lánh .Kinh lá phải luôn giữ nơi thoáng,ráo,bọc trong vải cẩn thận. Tùy theo nội dung kinh hoặc cốt truyện dài hay ngắn để viết ra bộ sách dầy hay mỏng ,nhưng trung bình mỗi bộ nặng trên dưới 1 ký.

Sách lá Buông – hay sách Sa Tra, dùng ghi chép lại kinh Phật, chuyện tiểu sử tiền kiếp đức Phật Thích Ca, bộ Tam Tạng kinh ... truyện Ramayana, truyện Catêlok ( rút ra bài học ở đời ) hay truyện kể dân gian, tục ngữ, thành ngữ, câu đoi... Đặc biệt, sách ghi chép để lưu giữ tại các chùa cho Sư sãi thuyết pháp vào các lễ hội định kỳ trong năm,theo tín ngưỡng dân gian,với các nghi thức của Bà la môn giáo và Phật giáo Nam tông như Lễ Bonchoôs Seinia(Kiết giới) ,Lễ Phật đản, Ka thinh (dâng y cà sa),Lễ cúng Trăng ,hay Tết Đolta,Chol Sanăm Thmây... và cúng kỳ yên phum sóc, mừng cơm mới.v.v...

Do vậy, ngày nay kinh lá là một vật báu quý hiếm mang đậm giá trị nghệ thuật làm sách cổ của người dân tộc Khmer Nam bộ hơn trăm năm qua,mặc khác còn đóng vai trò quan trọng – Những bộ sách tàng trữ như một thư viện đặc thù ở mỗi chùa Khmer vùng Tây Nam bộ , từ việc truyền đạt kinh Phật ,đến việc giáo dục luân thường, đạo lý,truyện cổ dân gian... cho phật tử,con sóc trong cộng đồng phum sóc, vừa bảo tồn chữ viết và tiếng nói mẹ đẻ của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.


CÂY THANH LONG

Thanh long là cây nhiệt đới, thích hợp khí hậu nắng nóng, chịu hạn giỏi, không chịu được úng. - Thanh long là cây thân bó cần có trụ đỡ, sau khi trồng 2-3 năm sẽ cho trái. - Thanh long có thể trồng trên đất xám, đất phù sa, đất đỏ và đất phèn, nhưng yêu cầu đất phải thoát nước tốt...

Giống thanh long tốt và phổ biến hiện nay ở nước ta là thanh long ruột trắng. Thanh long ruột đỏ và ruột vàng cũng đang phổ biến, nhưng giống thanh long ruột trắng sinh trưởng mạnh hơn, trái to và ngọt hơn so với giống ruột đỏ và ruột vàng.
- Các vùng trồng thanh long chủ yếu hiện nay là Tiền Giang, Long An, Bình Thuận với diện tích lên khoảng trên 10.000 ha.

  Là một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả và cũng là tên của một vài chi của họ xương rồng. Tại Việt Nam,Thanh Long được trồng tương đối tập trung trên quy mô thương mại với diện tích khoảng 2000 ha trong đó Bình Thuận chiếm 1.000 ha.Cây thanh long chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng.Đặc biệt cây Thanh Long có hiện tượng rụng nụ ,cây này có vòng chín 3 lần.Từ xanh sang đỏ,từ đỏ sang xanh,từ xanh sang đỏ sậm đến lần chín thứ 3 là lần chín cuối cùng và là lần ngon nhất của trái.Làm vậy thì hơi mất công sức cho nên nhà vườn chỉ để chín lần 2 là bán ra thị trường.

  Quả của nó 3 dạng, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá, đó là: ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ và ruột trắng với vỏ vàng.
Về ruột trắng, loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
Về , loại này hiện nay được trồng ở một vài nơi ở Bình Thuân, có yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao, vì vậy nên loại này rất khó trồng.
Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn dưới dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang, hoa có thể ăn hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hoá.
Hoa của Thanh Long chỉ nở vào ban đêm ( khoảng 7h tối theo giờ Việt Nam) hoa màu trắng có mùi thơm tỏa ra, bông hoa nở tròn lớn cho nên còn được gọi là "hoa trăng" hay " nữ hoàng của đêm", bên trong nhụy chứa nhiều bột mịn có hương thơm. Vì vậy ngoài việc nuôi trồng ăn trái, thanh long cũng được trồng làm cây cảnh.
Thanh long cần bám vào cây trụ, do đó phải chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống. Có thể dùng trụ bằng gỗ hay xi măng cốt thép. Tuy nhiên nếu dùng trụ ximăng cần chú ý vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt rất mạnh, dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hay bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt và tưới lên trụ vào sáng sớm hay chiều tối. Trồng trụ thẳng, trên đầu trụ đóng thêm giá đỡ hình chữ (+) hoặc đóng nẹp hai bên mép trụ giúp thanh long có chỗ bám trên đầu trụ, cành thanh long sẽ rũ xuống.

Những cây thanh long thảng hàng ngay lối với những nhánh cây vươn lên như đầu của chàng Gulit khổng lồ. trông như một búp hoa vươn lên với những tay màu xanh đầy xuất sống. Thanh long Bình Thuận rất ngọt và tươi. Và gía của thanh long tại Bình Thuận rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng một ký. Đó là chưa kể bạn có thể thăm quan vườn thanh long và xin một nhánh về trồng tại nhà. Nó sẽ mọc rất nhanh và khoẻ mạnh. Bạn có thể biết là thanh long hiện nay ở Bình Thuận đang được xuất khẩu và bán tại nhiều thị trường trên thế giới như: Đài Loan, Singapore, HongKong, Nhật Bản.... và các nước Châu Âu.
Quả của nó 3 dạng, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá, đó là: ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ và ruột trắng với vỏ vàng.
Về , loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
Về Thanh long ruột đỏ, loại này hiện nay được trồng ở một vài nơi ở Bình Thuân, có yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao, vì vậy nên loại này rất khó trồng.
Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn dưới dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang, hoa có thể ăn hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hoá.
Hoa của Thanh Long chỉ nở vào ban đêm ( khoảng 7h tối theo giờ Việt Nam) hoa màu trắng có mùi thơm tỏa ra, bông hoa nở tròn lớn cho nên còn được gọi là "hoa trăng" hay " nữ hoàng của đêm", bên trong nhụy chứa nhiều bột mịn có hương thơm. Vì vậy ngoài việc nuôi trồng ăn trái, thanh long cũng được trồng làm cây cảnh.
Thanh long cần bám vào cây trụ, do đó phải chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống. Có thể dùng trụ bằng gỗ hay xi măng cốt thép. Tuy nhiên nếu dùng trụ ximăng cần chú ý vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt rất mạnh, dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hay bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt và tưới lên trụ vào sáng sớm hay chiều tối. Trồng trụ thẳng, trên đầu trụ đóng thêm giá đỡ hình chữ (+) hoặc đóng nẹp hai bên mép trụ giúp thanh long có chỗ bám trên đầu trụ, cành thanh long sẽ rũ xuống.

Những cây thanh long thảng hàng ngay lối với những nhánh cây vươn lên như đầu của chàng Gulit khổng lồ. Trái thanh long trông như một búp hoa vươn lên với những tay màu xanh đầy xuất sống. Thanh long Bình Thuận rất ngọt và tươi. Và gía của thanh long tại Bình Thuận rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng một ký. Đó là chưa kể bạn có thể thăm quan vườn thanh long và xin một nhánh về trồng tại nhà. Nó sẽ mọc rất nhanh và khoẻ mạnh. Bạn có thể biết là thanh long hiện nay ở Bình Thuận đang được xuất khẩu và bán tại nhiều thị trường trên thế giới như: Đài Loan, Singapore, HongKong, Nhật Bản.... và các nước Châu Âu.  


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro