Phần Không Tên 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Chiến thuật "roll back" đang vào giai đoạn bộc phát mạnh, nên "công cụ TT Dũng" mới dám lên giọng với TQ
Bài nầy bắt đầu viết năm 2010 khởi nguyên của chiếh thật "roll back" (TT Obama Tổng tư lịnh quân đội Mỹ có quyền đặt là trục xoáy)Trên trục hành động, một chính khách tiếng tâm đang qua Ấn Độ trước rồi viên chức chính quyền Mỹ qua sau, Bonesman Thượng nghị sỹ John McCain, người từng chạy đua vào Nhà Trắng năm 2008 đã có chuyến thăm Ấn Độ hôm thứ Năm. Ông McCain là chính khách cấp cao đầu tiên của Mỹ đến thăm Ấn Độ sau khi ông Narendra Modi đắc cử chức vụ Thủ tướng. Động thái này mở toang cánh cửa ngoại giao giữa Mỹ và Ấn Độ cùng nhập cuộc để đối chọi với TQ

Phát súng tái mở đường cho Mỹ - Ấn bắt tay
Ông Modi từng bị chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Bush-Con coi là phần tử nguy hiểm và bị từ chối cấp visa, do Mỹ khi ấy cho rằng ông liên quan đến cuộc bạo loạn tôn giáo tại bang do ông làm Thủ hiến. Tờ Thời báo Ấn Độ đưa tin, Thủ tướng Modi đã nhận lời mời của Tổng thống Obama tới thăm Mỹ và ngày giờ tiến hành cuộc gặp đang được lên kế hoạch cụ thể. Kể từ năm 2005, Mỹ đã từ chối cấp thị thực cho ông Modi sau khi xảy ra làn sóng bạo loạn năm 2002 tại bang Gujarat, nơi ông làm Thủ hiến bang, khiến hàng trăm người thiệt mạng và bị thương.
Tuy nhiên, sau khi ông Modi trở thành Thủ tướng Ấn Độ, Mỹ liền làm hoà bãi bỏ lệnh cấm cấp thị thực và cho phép ông được hưởng quy chế miễn trừ ngoại giao.
Báo chí Ấn Độ dẫn lời các quan chức nước này cho biết, Thủ tướng Modi sẽ có hội đàm với Tổng thống Obama để bàn về mối quan hệ song phương vào tuần cuối cùng của tháng 9 khi ông đến New York dự phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Hành động của chính quyền cựu Tổng thống Bush (người của phe Cộng Hòa) khi đó khiến ông Modi có ấn tượng không tốt với Mỹ. Bây giờ đến thời điểm cần Ấn Độ giúp một tay để ngăn chận TQ nên Secret Society mới chịu cử người đảng Cộng Hoà John McCain qua để cầu hoà trước khi chính quyền Mỹ chính thức làm nhẹ cãnh xung khắc để tiến lên thế liên minh, khi nào cần thì Mỹ làm vậy. Vì Mỹ không có kẻ thù truyền kiếp cũng như người bạn lâu đời chỉ quyền lợi America first xác-định thế liên minh
Nhưng sau khi ông Modi lên nắm quyền ở Ấn Độ thì người Mỹ hiểu rằng họ rất cần sự ủng hộ của ông Modi và Ấn Độ trong các vấn đề tại khu vực choàng qua Biễn Đông, đặc biệt là kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vấn đề là chính quyền Mỹ hiện giờ đang trong tay Tổng thống Obama, một người của đảng Dân chủ. Nếu ông Obama có hành vi thân thiện ngay lập tức với ông Modi thì sẽ khiến người của phe Cộng hòa cảm thấy không thoải mái cho lắm, và quan hệ giữa Thủ tướng Modi với những người thuộc phe "con voi" (đảng Cộng hòa ở Mỹ) vẫn còn phủ bóng đen nghi kỵ. Hơn nữa, chính quyền thời cựu Tổng thống Bush lên án ông Modi mà chính quyền Tổng thống Obama lại vồn vập thì sẽ tạo ra cảm giác tiền hậu bất nhất của nước Mỹ.
Ông McCain đã liên tục chỉ trích TQ thời gian gần đây; Muốn tháo nút cần tìm người buộc nút. Muốn tìm người hàn gắn quan hệ Mỹ với ông Modi thì cần một quan chức cấp cao và có uy tín của đảng Cộng hòa. Trong trường hợp này, Secret Society dùng ông McCain đến thăm Ấn Độ là một nước cờ khôn ngoan, vì họ vừa thể hiện thiện chí của mình với Ấn Độ mà vẫn giữ được thể diện ngoại giao, giống như cựu TT Bill Clinton vừa thăm VN vì ông là người khai mở bang giao
Ông McCain đến Ấn Độ khiến Trung Quốc khó chịu không thoải mái. Việc dùng ông McCain là "sứ giả đầu tiên" tới Ấn Độ cũng gửi một thông điệp sâu xa của Washington tới khu vực. Rõ ràng, Mỹ muốn kết giao với Ấn Độ để kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc trong thời gian qua. Ông McCain là người lên án mạnh mẽ nhất các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông, đặc biệt là vụ hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ông McCain dám chỉ đích danh Trung Quốc và dùng những từ ngữ mạnh mẽ như "hung hăng", "nguy hiểm", "gây hấn" để cảnh báo Bắc Kinh. Chính ông McCain với vai trò người có uy tín hàng đầu của đảng Cộng hòa đã yêu cầu chính quyền của Tổng thống Obama có sức ép lớn hơn với Trung Quốc tại biển Đông. Secret Society dùng cặp bài trùng Kerry/Cain thật tuyệt chiêu, lập lại George H W Bush đã dùng cặp bài trùng nầy trong đòn phép "Chất độc Da Cam và MIA". Do vậy, đến Ấn Độ và bàn về chuyện Trung Quốc thì không ai hợp hơn ông McCain mở màn

Ấn Độ sẽ xích lại gần Mỹ sau vụ TQ khoe bản đồ dọc theo đường lưởi bò
Báo chí Ấn Độ cho biết hai bên đã thảo luận về các tranh chấp biên giới Ấn Độ-Trung Quốc đang diễn ra, cũng như các tranh chấp ở biển Đông. Không khí gặp gỡ giữa ông Modi và ông McCain được Thượng Viện Mỹ mô tả là rất cởi mở, dĩ nhiên trong giai đoạn tới Ấn Độ có cơ hội lấy lại phần đất đã bị TQ lấn trong quá khứ. Hiện Ấn Độ cũng cần tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, nhất là sau vụ Trung Quốc phát hành bản đồ dọc nuốt nguyên một bang của Ấn Độ.
Sau khi ông McCain làm công tác mở đường và thăm dò Ấn Độ, hai bộ trưởng quan trọng của Mỹ là Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel sẽ lần lượt đến thăm Ấn Độ vào vài tuần tới để bàn chi tiết nhiều vấn đề.

Việc trước tiên phải giải quyết chính tình Việt Nam trước đã
Theo hiến luật, Bonesman Kerry không cho phép "liên minh quân sự với một chế độ độc tài cộng sản như VN"
Hoa Kỳ đang giải nghĩa và làm sáng tỏ bấy lâu nay Việt Nam không phải lá cộng sản mà Secret Society vì quyền lợi chiến lược mà áp đặt VN mặc chiếc áo CS để hành sự có lợi cho thế chiến lược của Mỹ sau giai đoạn nâng TQ lên 1970 và dìm TQ xuống 2010 theo sách lược "roll back". Vì lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở biển Đông là quá rõ ràng: đó là đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển này. Muốn thế thì Hoa Kỳ không thể không ngăn chặn Trung Quốc bành trướng lãnh thổ ở đây bằng vũ lực vì hành động chiến tranh này của Trung Quốc chắc chắn sẽ hủy diệt tự do hàng hải, thậm chí hàng không trong khu vực. Chính trên tinh thần đó mà ngày 10/7/2014 vừa qua Thượng Viện Hoa Kỳ đã đồng tâm thông qua Nghị Quyết 412 yêu cầu Trung Quốc bảo đảm nguyên trạng ở biển Đông bằng cách ngay lập tức rút giàn khoan dầu HD-981 cùng với lực lượng hải quân đi kèm ra khỏi vùng biển này không nói un deux gì hết.
Lẽ dĩ nhiên hành động này của Mỹ hoàn toàn có lợi cho Việt Nam vì giàn khoan dầu đó được Trung Quốc đặt trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Thế nhưng tất cả chúng ta đều thấy rằng chỉ bằng những tuyên bố thì Hoa Kỳ không thể nào dẹp được tham vọng ngày càng nguy hiểm của Trung Quốc nhằm vào chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam ở biển Đông, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đã đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Điều này có nghĩa sử dụng vũ lực phải là lựa chọn đối với Hoa Kỳ để ngăn chặn thành công xâm lược của Trung Quốc nhằm vào chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam ở biển Đông.
Mặc dầu vậy, rõ ràng là Hoa Kỳ không thể sử dụng vũ lực để bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam nếu không có một "hiệp ước liên minh quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam". Thế nhưng một lần nữa tất cả chúng ta thấy rằng lý tưởng tự do và dân chủ của Hoa Kỳ không cho phép Hoa Kỳ "liên minh quân sự với một chế độ độc tài cộng sản" đồng nhất với tội ác chống lại con người như đang tồn tại ở Việt Nam. Nói cách khác, Hoa Kỳ chỉ có thể liên minh quân sự với Việt Nam sau khi chính thể cộng sản Việt Nam được giải thể. Đó là lý do Bonesman Kerry phải bày đặt ra thi hành cái check list của y để lật đổ cộng sản bằng diển biến hoà bình. Số người tù lương tâm vì có quyết tâm chống TQ. Số tù nhân lương tâm phải gấp đôi 2012 sau khi 1/2/2013 Bonesman Kerry nhận lảnh chức BTNG bằng cách ra lịnh cho TT Dũng chế ra nghị định 258 mơ hồ để tha hồ bắt bớ vô tội vạ cho đủ số đông những tù nhân chống TQ cho đến khi đại trà coi cho xôm tụ.
Về phía Đảng cộng sản Việt Nam, (thực chất là đảng ăn cướp, ăn cắp, ăn chận tiền viện trợ ...) đảng này luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích của quốc gia, dân tộc Việt Nam và vì vậy sẽ không có chuyện đảng này tự nguyện giải thể chế độ độc tài của mình thì xem coi khôi hài quá? Mà phải chính danh do người dân nổi dậy giành quyền làm chủ đất nước đưới cái dù của "tam đu chế". Vì vậy việc Trung Quốc thôn tính toàn bộ chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam chí ít trên biển Đông, chỉ còn là vấn đề thời gian và khi điều này xảy ra nó đương nhiên xâm phạm nghiêm trọng lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ như trên đã nói. Do đó giúp chuyển Việt Nam từ chế độ độc tài cộng sản sang chế độ dân chủ – đa đảng là một yêu cầu phải có, và hơn thế nữa, là một nghĩa vụ cấp thiết đối với Mỹ.
Vì không còn kịp nữa, Hạ Viện Hoa Kỳ hấp tấp tiếp tục soạn thảo và thông qua Dự luật nhân quyền Việt Nam trong đó kiên quyết yêu cầu thả tù

1-Chính quyền cộng sản Việt Nam trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho tất cả tù nhân chính trị – tù nhân lương tâm đồng thời hủy bỏ các điều 79, 88 và 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam.

2- Thượng Viện Hoa Kỳ khẩn trương thông qua Dự Luật nhân quyền Việt Nam sau khi Dự Luật này được Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua.

3- Lưỡng Viện Hoa Kỳ không thông qua việc chấp nhận Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cho đến khi nào chính quyền cộng sản Việt Nam chấm dứt hoàn toàn xâm phạm nhân quyền và thiết lập lộ trình dân chủ hóa chế độ.

Thái độ quyết liệt của thủ lãnh thế hệ 3 dứt khoát đối với TQ là:
-Bonesman, Ngoại trưởng John F Kerry: "Không chấp nhận hiện trạng mới"
Tại Đối thoại chiến lược và kinh tế (S&ED) ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo Trung Quốc không được phép hành động đơn phương để hiện thực hóa tham vọng chủ quyền.
- "Đường lưỡi bò" bị chỉ trích trước thềm đối thoại Mỹ - Trung
- Mỹ yêu cầu Trung Quốc không gây hấn trên biển
-"Mỹ tính chiến thuật ngăn chặn Trung Quốc ở biển Đông" bằng thêm Ấn Độ cùng Nhựt bản và Úc dự phần vào
Báo New York Times dẫn lời một quan chức giấu tên thuộc phái đoàn Mỹ cho biết ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Kerry đã có một cuộc đối thoại rất thẳng thắn với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì phụ trách đối ngoại về vấn đề biển Đông. "Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh các nước không được phép hành động đơn phương để hiện thực hóa đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ" - quan chức này thông báo. Quan chức trên cho biết ông Kerry khẳng định những nỗ lực "tạo hiện trạng mới" trên biển, ảnh hưởng đến an ninh khu vực là "không thể chấp nhận được". Ngoài ra, ông Kerry cũng kêu gọi Trung Quốc thành lập Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) với ASEAN để ngăn chặn các hành vi đơn phương.

Biện pháp đối phó trên biển Đông của Kerry bây giờ choàng qua thêm Ấn Độ sau Nhựt bản và "Úc sẽ đương đầu với Trung Quốc để bảo vệ hòa bình, các giá trị tự do và thượng tôn pháp luật"
Trong khi đó, báo Financial Times dẫn lời một số quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ hiện Bộ Quốc phòng Mỹ đang phát triển các chiến lược quân sự mới để ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc từ từ chiếm đoạt chủ quyền trên biển Đông theo kiểu Tằm ăn dâu, dẫn tới xung đột quân sự. Một quan chức ở Washington đánh giá các biện pháp hiện tại của Mỹ dùng trấn áp chiến lược "cây gậy nhỏ" (TQ dùng tàu dân sự và bán quân sự) của Trung Quốc trên biển Đông hoàn toàn không có hiệu quả.

Một phương án mới mà Mỹ đã áp dụng hồi tháng 3 là điều máy bay tuần tra P-8A tới bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) đang bị phía Philippines kiểm soát. Khi đó các tàu Trung Quốc ngăn chặn tàu Philippines tới tiếp tế cho lính thủy đánh bộ đóng tại bãi Cỏ Mây. Máy bay Mỹ đã bay rất thấp để người Trung Quốc quan sát thấy. "Đây là chiến lược mới. Thông điệp của Washington là chúng tôi biết rõ các người đang làm gì, hành động của các người sẽ dẫn đến hậu quả. Chúng tôi đủ sức ngăn chặn và chúng tôi đã ở đây" - một quan chức Lầu Năm Góc cho biết.

Mới đây, người phát ngôn Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết quân đội Mỹ sẽ thường xuyên tổ chức chiến dịch trên vùng biển và vùng trời biển Đông. Lầu Năm Góc sẽ tăng cường triển khai máy bay tuần tra và sẵn sàng công bố các hình ảnh tàu Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ tin rằng phía Bắc Kinh có thể sẽ e ngại với việc hình ảnh tàu Trung Quốc quấy rối, tấn công tàu Việt Nam và Philippines được công bố công khai.

Lầu Năm Góc cũng đã yêu cầu Bộ chỉ huy Thái Bình Dương điều phối việc phát triển hệ thống cung cấp thông tin hàng hải khu vực, giúp chính phủ các nước có thông tin về hoạt động của tàu Trung Quốc trên biển. Mỹ đã cung cấp cho Philippines, Nhật và một số nước thiết bị radar và các hệ thống giám sát. Bộ Quốc phòng Mỹ muốn xây dựng một mạng lưới chia sẻ dữ liệu trong khu vực. Lầu Năm Góc cũng đang lên kế hoạch thể hiện sức mạnh, tương tự như việc triển khai máy bay B-52 tới biển Hoa Đông năm ngoái khi Bắc Kinh lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại đây.

Hoa Kỳ cố lôi kéo Úc sẽ đương đầu với Trung Quốc
Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết Washington cũng cân nhắc khả năng đưa tàu hải quân đến gần các khu vực tranh chấp trên biển Đông. Thậm chí một số người đã đề xuất ý tưởng táo bạo hơn như triển khai lực lượng tuần duyên Mỹ đến biển Đông để chặn hoạt động của tàu hải giám, hải cảnh Trung Quốc, hoặc đưa lực lượng Mỹ tới bảo vệ ngư dân Philippines và các nước khi họ bị tàu Trung Quốc quấy rối. Tuy nhiên, chính quyền Obama chưa tính đến các phương án này.

Trong khi đó từ Úc, Ngoại trưởng Julie Bishop gây chấn động khi tuyên bố: "Úc sẽ đương đầu với Trung Quốc để bảo vệ hòa bình, các giá trị tự do và thượng tôn pháp luật". Phát biểu trên báo Sydney Morning Herald, bà Bishop nhấn mạnh việc các chính quyền trước đây của Úc thường im lặng khi Trung Quốc gây hấn trên biển vì e ngại Bắc Kinh là sai lầm hoàn toàn. "Trung Quốc coi thường sự yếu đuối" - bà Bishop đánh giá.

Ngoại trưởng Úc nhắc lại việc Canberra đã phản đối mạnh mẽ việc Bắc Kinh đơn phương lập ADIZ trên biển Hoa Đông, khiến các quan chức quốc phòng Trung Quốc nổi giận. Bà cho rằng thà nói thẳng hơn là để Trung Quốc hiểu sai và bác bỏ sự lo ngại kinh tế Úc có thể bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc phật ý. "Chúng ta biết rõ điều tối ưu là tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Nhưng chúng ta cũng cần lường trước những nguy cơ có thể sẽ xảy ra. Bạn phải hi vọng vào điều tốt nhất, nhưng cũng phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất" - bà Bishop cho biết. Giới truyền thông Úc bình luận đây là thông điệp rõ nhất mà chính quyền đưa ra về lập trường đối với Trung Quốc.

KQ: TRUONG VAN VINH

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro