TTHCM Câu 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Cơ sở hình thành tư tưởng HCM và giá trị  thực tiễn của tư tưởng HCM

1.  Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng HCM

a. Bối cảnh lich sử VN cuối TK 19 đầu TK 20

- VN mất nước, xã hội lúc bấy giờ la một xã hội thuộc địa nữa phong kiến nghèo nàn, lạc hậu, bị đế quốc Pháp và chính quyền phong kiến tay sai áp bức bóc lột, nhân dân VN chịu cảnh lầm than, đói khổ.

- Phong trào yêu nước của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản, hàng trăm cuộc đấu tranh yêu nước và những cuộc nổi dậy của nhân dân ta chống Pháp xâm lược cuối cùng đều bị thất bại.

- Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước:

·         Thiếu một cương lĩnh đường lối chính trị đúng đắn

·         Thiếu lực lượng

·         Thiếu phương pháp đấu tranh thích hợp, không liên kết được với cách mạng thế giới.

·         Thiếu một tổ chức lãnh đạo chặt chẽ.

=> Phong  trào  cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải đi theo 1 con đường mới.

2. Quê hương và gia đình

- Quê hương:

·         Thời thơ ấu gắn liền với làng Hoàng Trù quê ngoại

·         Nghệ An là quê hương của Người. Đã là một mảnh đất thiên nhiên khắc nghiệt nhưng là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước chông ngoại xâm. Mảnh đất này đã sản sinh ra nhiều vị anh hùng dân tộc như: Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng…

·         Ngay từ nhỏ, HCM đã được chứng kiến cuộc sống nghòe khổ, bị đàn áp của đồng bào mình ngay trên quê hương. HCM cũng đã chứng kiến nhưng tội ác tày trời của thực dân Pháp và thái độ ươn hèn bạc nhược của bọn quan lại Nam triều. Tất cả những yếu tố đó đã thôi thúc HCM tìm đường cưu nước.

- Gia đình:

·         HCM sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước. Thân phụ của Bác là cụ Phó bảng Nguyên Sinh Sắc. Cụ là một nhà nho giàu lòng yêu nước thương dân, lao động cần cù, có ý chí kiên cường vượt qua gian khổ khó khăn để đạt được mục tiêu chí hướng. Những phẩm chất cao quý đó của người cha cùng với chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị của cụ Phó bảng đã có tác động sâu sắc đến tư tương chính trị của HCM sau này.

3. Bối cảnh thời đại (quốc tế)

- Thời đại HCM sống và chứng kiến là thời đại CNTB chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Để làm giàu cho mình, chủ nghĩa đế quốc tiến hành chiến tranh xâm lược, áp bức bóc lột thuộc địa dã man trên phạm vi thế giới làm cho hàng trăm quốc gia, dân tộc trở thành nạn nhân đau khổ của chúng. CNĐQ vừa tranh giành, xâu xé nhau để chiếm lĩnh thuộc địa, chúng vùa cấu kết với nhau để đàn áp, nô dịc các dân tộc thuộc địa.

- Thời đại HCM đang sống và chứng kiến cũng chính là thời đại mà HCM đã tìm ra con đường cưu nước cho nhân dân VN, trong đó có những dấu ấn quan trọng tác động đến Người để hình thành nên tư tưởng của Người:

·         Năm 1917, Cách mạng Tháng 10 Nga nổ ra và giành thắng lợi

·         Đầu 1917, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp.

·         Tháng 3/1919, Quốc tế 3 – Quốc tế Cộng sản được thành lập.

·         Ngày 18/6/1919, Người gửi bản yêu sách 8 điếm của nhân dân VN đến hội nghị Versaille

·         Tháng 7/1920, Bác đọc những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.

·         Tháng 12/1920, Bác tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp.

2. Anh (chị) hãy trình bày những tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?

a, Giá trị truyền thống dân tộc:

- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất trong đấu tranh dựng nước và giữ nước.

- Tinh thần nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách trong hoạn nạn khó khăn…

- Dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù, ham học hỏi, sáng tạo trong lao động sản xuất và chiến đấu đồng thời không ngừng mở rộng cửa để đón nhận tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời. Truyền thống đó có cội nguồn từ niềm tin và sức mạnh của bản thân, tin vào sự chắn chắn của lẽ phải và chân lý. Có thể nói rằng, trong suốt cuộc đời của HCM thì chính Bác là hiện thân của truyền thống lạc quan yêu đời đó, tin vào sự lạc quan, tất thắng đó.

b, Tinh hoa văn hóa nhân loại:

- Tư tưởng văn hóa phương Đông:

·         Về Nho giáo: Bác coi trọng những mặt tích cực của Nho giáo như: triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, (tức là ước vọng về một xã hội an ninh, một thế giới đại đồng); là triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính, đề cao văn hóa lễ giáo và truyền thống hiếu học.

·         Về Phật giáo: Bác tiếp thu tư tưởng tiến bộ của Phật giáo, đó là tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân, là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện, là tinh thần bình đẳng, dân chủ, chất phác, chống lại mọi phân biệt đẳng cấp, đề cao lao động chống lười biếng.

·         Ngoài Nho giáo và Phật giáo, Bác còn tìm hiểu và nghiên cứu những quan điểm tiến bộ của Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử,… và đặc biệt khi đã trở thành người cộng sản, Bác còn tìm hiểu và nghiên cứu Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn vì nó phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

- Tư tưởng văn hóa phương Tây:

·         Ngay từ khi còn đi học ở trường tiểu học Đông Ba, Trường Quốc học Huế, HCM đã làm quen với nền văn hóa Pháp, Người rất muốn tìm hiểu cuộc đời cách mạng Pháp 1789

·         Thực tiễn trong 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, HCM sống chủ yếu ở châu Âu nên Người cũng chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hóa phương Tây.

·         Cuối 1917, HCM từ Anh trở về Pháp. Tại Pháp, Bác tiếp thu những tư tưởng của các nhà tư tưởng khai sáng như: Vonte, Rút – xô, Mông – tét – xkiơ…

·         Người tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp, các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập ở Mỹ năm 1776.

·         Ngoài ra, HCM còn tiếp thu được tư tưởng dân chủ và học được phong cách làm việc dân chủ ở câu lạc bộ Phô bua trong sinh hoạt chính trị của Đảng Xã hội Pháp.

- Chủ nghĩa Mac – Lenin:

·         CNMLN là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng HCM.

·         Việc tiếp thu CNMLN ở HCM diễn ra trên nền tảng của những tri thức văn hóa tinh túy được chắt lọc, hấp thu và một vốn chính trị, vốn hiểu biết phong phú, được tích lũy qua thực tiễn hoạt động đấu tranh vì mục tiêu cứu nước và giải phóng dân tộc, vận dụng những nguyên lý cách mạng của thời đại vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

·         Tiếp thu học thuyết một cách có chọn lọc, không rập khuôn máy móc, không sao chép giáo điều, theo phương pháp mác – xít, nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất. Người vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của CNMLN để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam.

3. Trình bày những nhân tố chủ quan hình thành TTHCM:

a, Khả năng tư duy và trí tuệ HCM:

- Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, HCM đã không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình, đồng thời hình thành những cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người về sau.

- Trong quá trình tìm đường cứu nước, HCM khám phá các quy luật vận động xã hội, đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn.

b, Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn:

- Phẩm chất, tài năng của HCM được biểu hiện ở tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nhận xét, đánh giá các sự vật, sự việc chung quanh.

- Phẩm chất, tài năng đó còn được biểu hiện ở bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân; khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi; nhạy bén với cái mới, có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn.

- Phẩm chất cá nhân của HCM còn biểu hiện ở sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn của một nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước thương dân, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của đồng bào.

4. Trình bày giá trị của TTHCM:

a, TTHCM soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc:

- Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam:

·         TTHCM là sản phẩm của dân tộc và thời đại, nó trường tồn, bất diệt, là tài sản vô giá của dân tộc ta.

·         Tư tưởng của Người không chỉ tiếp thu, kế thừa những giá trị, tinh hoa văn hóa, tư tưởng “vĩnh cửu” của loài người mà còn đáp ứng nhiều vấn đề của thời đại, của sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới.

·         Tính sáng tạo của TTHCM được thể hiện ở: trung thành với những nguyên lý phổ biến của CNMLN, đồng thời khi nghiên cứu, vận dụng những nguyên lý đó, HCM đã mạnh dạn loại bỏ những gì không thích hợp với điều kiện cụ thể của nước ta; dám đề xuất những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra và giải quyết một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả.

·         Ngày nay, TTHCM bao gồm một hệ thống những quan điểm về chiến lược, sách lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, về sự cải biến cách mạng đối với thế giới, về đạo đức, phong cách, phương pháp HCM, về việc hiện thực hóa các tư tưởng ấy trong đời sống xã hội.

·         TTHCM vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp đấu tranh giải phóng trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

- Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng VN:

·         TTHCM soi đường cho Đảng ta và nhân dân ta trên con đường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

·         TTHCM đã trở thành ngọn cờ dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

·         Ngày nay, TTHCM giúp chúng ta nhận thức đúng những vấn đề lớn có lien quan đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, phát triển xã hội và bảo đảm quyền con người.

·         TTHCM là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tới thắng lợi.

b, TTHCM đối với sự phát triển thế giới:

- Phản ánh khát vọng thời đại:

·         Ngay từ trong những năm 20 của thế kỷ XX, HCM đã có những nhận thức sâu sắc và độc đáo về mối quan hệ chặt chẽ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.

·         HCM đã hình thành một hệ thống các luận điểm chính xác, đúng đắn về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của CNMLN.

·         Việc xác định đúng đắn những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam trong TTHCM (vấn đề về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội, hòa bình, hợp tác, hữu nghị…) có giá trị to lớn về mặt lý luận và đang trở thành hiện thực của nhiều vấn đề quốc tế ngày nay.

- Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người:

·         Người đã xác định chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù lớn nhất của các dân tộc bị áp bức và để chiến thắng chủ nghĩa đế quốc, cần phải thực hiện “đại đoàn kết”, “đại hòa hợp”. Đây là đóng góp to lớn của HCM.

·         Nắm bắt chính xác xu thế phát triển của thời đại, HCM đã đề ra đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc VN.

- Cổ vũ các dân tộc đấu tranh trong sự nghiệp giải phóng:

·         HCM đã làm sống lại những giá trị tinh thần của dân tộc VN. Sự nghiệp cứu nước của Người đã xóa bỏ tất cả những tủi nhục nô lệ đè nặng trên đầu dân tộc ta trong gần một thế kỷ.

·         Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch HCM, nhân dân ta đã đứng lên xóa bỏ mọi hình thức áp bức, bóc lột và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.

·         Trong lòng nhân dân thế giới. Chủ tịch HCM là bất diệt. Bản bè năm châu khâm phục và coi HCM là “lãnh tụ của thế giới thứ ba”, “… cuộc chiến đấu của Người sẽ là kim chỉ nam cho tất cả các dân tộc đang đấu tranh, cho thanh niên và cho các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới” (Bumêđiên – Chủ tịch Hội đồng Bộ trướng nước Cộng hòa Angiêri).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro