TTHCM Câu 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2: Trình bày Tư Tưởng Hồ Chí Minh về Cách Mạng Giải Phóng Dân Tộc

Là hệ thống các quan điểm về con đường cứu nước, về tổ chức lực lượng, chiến lược, sách lược và những nhân tố bảo đảm thắng lợi của CM giải phóng dân tộc Việt Nam và các dân tộc thuộc địa khỏi chủ nghĩa thực dân đế quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,… Đây là đóng góp xuất sắc nhất của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận Mác-Lênin… Vì vậy được suy tôn là anh hùng giải phóng dân tộc.

1.  Tính chất, nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc:

- Nếu như mâu thuẩn chủ yếu ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, thì mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân. Nó quy định tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở các nước thuộc địa. Tính chất khác nhau, con đường giải phóng khác nhau và từ những nhận định đó Bác đã xác định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, trước hết của cách mạng Việt Nam.

- Đối tượng của cách mạng ở thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ, càng không phải là giai cấp địa chủ nói chung, mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.

- Yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là độc lập dân tộc.

- Mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc, quy định tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng thuộc địa là GPDT.

- Mục tiêu cấp thiết của CM ở thuộc địa chưa phải là giành quyền lợi riêng biệt của mỗi giai cấp, mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc

2.  Cách mạng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản:

- Tất cả phong trào yêu nước vào cuối TK 19, đầu TK 20 mặc dù đã diễn ra vô cùng anh dũng nhưng rốt cuộc đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Đó là tình trạng khủng hoảng về đường lối  cứu nước ở VN vào đầu TK 20. Nó đặt ra 1 yêu cầu bức thiết phải tìm ra 1 con đường cứu nước mới.

- Kinh nghiệm các cuộc cách mạng thế giới, nhất là ở ba nước tư bản Anh, Pháp, Mỹ. Bác nhận ra CNĐQ biểu hiện 2 mặt: vừa đấu tranh với nhau để tranh giành thuộc địa, vừa thống nhất với nhau để đàn áp phong trào CM thuộc địa. Cách mạng tư sản Pháp cũng như Mỹ là cách mạng tư sản không triệt để, chưa đáp ứng, giải quyết hết vấn đề độc lập, tự chủ ở nhân dân, nên Bác không đi theo cách mạng tư sản.

- Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà CM có xu hướng Tư sản đương thời, HCM đã đến với học thuyết CM của CN Mác – Lênin và lựa chọn khuynh hướng chính trị Vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và GPDT kg có con đường nào khác ngoài con đường CMVS”, “…chỉ có CNXH, CNCS mới GP dc các dt bị áp bức và những người lao động trên TG khỏi ách nô lệ”.

3.  Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng cộng sản lãnh đạo:

- Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Người k/đ: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và Vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.

- Theo HCM, ĐCSVN là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc VN.

- Ngay từ khi mới ra đời, Đảng do HCM sáng lập đã quy tụ được lực lượng và sức mạnh của toàn bộ giai cấp CN và cả dân tộc VN. Đó là 1 đặc điểm đồng thời là 1 ưu điểm của Đảng. Nhờ đó, ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với CM VN và trở thành nhân tố hàng đầu bảo đảm cho mọi thằng lợi của CM.

4.  Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc:

- HCM đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. Người coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là nhân tố then chốt bảo đảm thắng lợi.

- Trong lực lượng toàn dân tộc, HCM hết sức nhấn mạnh vai trò động lực CM của CN và nông dân. Người khẳng định: “công nông là gốc cách mệnh”. Khẳng định vai trò động lực CM của CN và nông dân là 1 vấn đề hết sức mới mẻ với nhận thức của những nhà yêu nước trước đó.

- HCM không coi nhẹ khả năng tham gia sự nghiệp GPDT của các giai cấp và tầng lớp khác.

5.  Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc:

- Trong cuộc đấu tranh chống CN đế quốc, CN thực dân, CM thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. ND các dân tộc thuộc địa có khả năng CM to lớn.

- Theo HCM, giữa CM GPDT ở thuộc địa và CMVS ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CN đế quốc.

- Nhận thức đúng vai trò, vị trí chiến lược của CM thuộc địa và sức mạnh dt, NAQ cho rằng CM GPDT ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc.

- Đây là 1 luận điểm sáng tạo, có gt lý luận và thực tiễn to lớn; 1 cống hiến rất quan trọng của HCM vào kho tàng lý luận của CN Mác – Lênin.

6.  Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực:

- Đánh giá đúng bản chất cực kỳ phản động của bọn đế quốc và tay sai. HCM vạch rõ tính tất yếu của bạo lực CM: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của g/c và của dt, cần dùng bạo lực CM chống lại bạo lực phản CM, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”.

- Hình thức của bạo lực CM bao gốm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro