Từ Ấy do tui viết

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Sống và lớn lên trong những năm tháng dầu sôi lửa bỏng của chiến tranh, cũng từ đó mà ảnh hưởng không ít đến con người của Tố Hữu. Vì thế mà quan điểm "văn dỉ tải đạo" đã thầm nhuần vào máu trong cong người của ông, điều đó ta có thể thấy trong phong cách sáng tác và làm thơ của người con xứ Huế. Nhà thơ Sóng Hồng từng nói: "Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp nhất". Và con người trong thơ của Tố Hữu được Hoàng Trung Thông nhận xét :Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào nhoáng, giả tạo. Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu hiện lên từ bản chất giai cấp, từ đời sống thực" .
Và để thấu thị những cung bậc cảm xúc thì ta đến với thi phẩm Từ Ấy ra đời vào cuộc cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân thực hiện để đấu tranh giành độc lập. Với trái tim hai mươi tuổi căng đầy sự sống, ngọn cờ chiến đấu của thơ ca cách mạng Việt nam đã thông qua bài thơ Từ Ấy nói lên lí tưởng, nói đến những chuyển biến trong tâm hồn văn nhân khi được ánh sáng lí tưởng chiếu rọi. Những vấn đề lí tưởng cách mạng được nhà thơ diễn đạt tự nhiên nhuần nhị, bằng tiếng nói của nghệ thuật, bằng hình ảnh âm thanh, bằng tình cảm chân thành nồng thắm.

Nhan đề Từ Ấy là một từ chỉ thời gian mang tính chất phiếm chỉ. Và ta có thể bắt gặp từ này xuất hiện khá nhiều trong thơ mới, với ý nghĩa diễn tả khoảnh khắc của những rung động, xao xuyến khó quên:
"Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên"
(Thế Lữ)
Nhưng đối với ông "Từ Ấy" là một thời gian rất cụ thể, là khoảng khắc vui sướng ngập tràn mà người thanh niên cộng sản lột xác, tạo nên một cột mốc, một ngã rẽ quan trọng trong cuộc đời của mình, để dẫn đưa một con người lầm đường lạc lối của ngày trước bước ra và xác định được con đường đúng đắn mà mình phải đi. Chính ánh sáng của lí tưởng cách mạng đã soi sáng tâm hồn ông, đã giúp ông tìm được lối đi đúng đắn cho cuộc đời. "Từ ấy" của Tố Hữu còn là một nốt ngân cao vút đánh dấu mốc son quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của ông. Vì thế, "từ ấy" đã được Tố Hữu đặt tên cho bài thơ và đặt làm nhan đề cho tập thơ đầu tay của ông – tập thơ "Từ ấy".
Trong buổi ban đầu, những người thanh niên như Tố Hữu dù có nhiệt huyết nhưng vẫn chưa tìm được đường đi trong kiếp sống nô lệ, họ bị ngột thở dưới ách thống trị của thực dân phong kiến cùng với những ngày tháng "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời", trong lúc "Vẩn vơ theo mãi vòng luẩn quẩn", những lúc này học cần lắm một hồi chuông đánh thức bao lớp thanh niên lúc bấy giờ.
Chính thực tại đó đã tác động đến thi sĩ, lí tưởng cộng sản như "nắng hạ", như mặt trời xua tan đi những u ám, buồn đau, quét sạch mây mù và đen tối hướng đến cho thanh niên một lẽ sống cao đẹp vì một tương lai tươi sáng của dân tộc:
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim"
Hai động từ mạnh "bừng", "chói" trong câu thơ đã khắc họa sự đột ngột, mạnh mẽ và sức xuyên thấu của ánh nắng – lí tưởng Cộng sản. Hình ảnh "nắng hạ" vốn khái quát cho ta về một ánh thu vàng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng, một ánh sáng vừa rực rỡ vừa tinh khôi của một ngày nắng hạ. Thế nhưng khi đứng cùng với động từ "Bừng" là cảm nhận bên trong, là sự bừng ngộ, thức tỉnh một cách đột ngột và mạnh mẽ. "Chói" là sự tác động từ bên ngoài vào, thì con người toàn tài ấy đang ví "mặt trời chân lí" vốn là hình ảnh ẩn dụ để qua đó mà ca ngợi lí tưởng cách mạng đã soi sáng tâm hồn, đã "chói qua tim", đem lại ánh sáng cho cuộc đời như "bừng" lên trong "nắng hạ".

Đây quả thực là một cách nói rất mới, rất thơ về lí tưởng. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tưởng cách mạng cao đẹp. Bởi lí tưởng đã "chói" vào tim- chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu vào.
Qua hình ảnh ẩn dụ này, Tố Hữu đã ngợi ca lí tưởng Cộng sản là ánh sáng diệu kì, mang lại nguồn sống cho tâm hồn, trí tuệ của ông. Năm 18 tuổi, ông tin như thế, và hơn 70 tuổi, ông vẫn nguyên vẹn một niềm tin như thế:
"Nếu ai đó trên đời, em ơi, còn mơ hồ thiện ác
Không bao giờ ta đổi khác niềm tin"
(Anh cùng em – Tố Hữu, 1992)
Để mở đầu bản kí họa thời đại lúc bấy giờ, kĩ sư tâm hồn không chỉ sử dụng biện pháp tự sự ở hai câu đầu mà cùng với hai câu tiếp theo kết hợp đan xen bút pháp trữ tình, lãng mạn để nói tình yêu mà thi sĩ dành cho lí tưởng cộng sản, để bật lên những giai điệu rộn rã, hăm hở và sảng khoái. Và giờ đây, ta hãy lắng nghe những cảm xúc đang lâng lâng bay bổng trong niềm vui sướng:
"Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim".
Tố Hữu đã thành công trong việc dùng bút pháp so sánh "hồn tôi" với "vườn hoa lá rất đậm hương và rộn tiếng chim". Từ "đậm" và "rộn" là những từ diễn tả cung bậc cao nhất của sức sống dồi dào, niềm vui ngây ngất. Và "hồn" người đã trở thành "vườn hoa", một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim hót. Khiến cho đây là khổ thơ hay nhất, đậm đà nhất. Đến đây, chắc hắn chúng ta còn nhớ bài thơ "Vội Vàng" của Xuân Diệu cũng có một vườn xuân, cùng với những hình ảnh căng tràn sức sống :
"Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si"
Nhưng khác với Xuân Diệu, Người con xứ Huế không vẽ lên vườn tình của lứa đôi nồng thắm, mà ông mở ra một khu vườn vủa tình sau mê lí tưởng, niềm khát khao được hòa nhập, được cống hiến.
Cái giọng điệu rất tỉnh và rất say rạo rực và ngọt lịm hồn ta chủ yếu là cái say người và lịm ngọt của lí tưởng, của niềm hạnh phúc mà lí tưởng đem lại .Ở đây hiện thực và lãng mạn đã hòa quyện vào nhau tạo nên cái gợi cảm, cái sức sống cho câu thơ. Chính vì thế mà khi ta thấu cảm bài thơ, ta thấy lời thơ như sự phát hiện bất ngờ về một vùng đất mới – nơi sự sống đang sinh sôi nảy nở. Mặt trời chân lí như đổ ngập ánh nắng làm tốt tươi một vườn hồn.
"Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi"
Cũng như thơ mới, cả hai đều có sự gắn bó chặt chẽ với lí tưởng Cách mạng, mang ý nghĩa tích cực, lạc quan. Chỉ khác với nhân sinh quan của các nhà thơ lãng mạn cùng thời, nét vẽ của cái "tôi" lãng mạn trong "Từ ấy" được đặt giữa "cái ta", hài hòa với cái chung của cuộc đời chứ không còn là "cái tôi" cô đơn, u sầu, bế tắc mà ta thường gặp trong Thơ mới:
"Ta là một là riêng là duy nhất
Không có ai bè bạn nổi cùng ta"
Chàng thanh niên ấy đã dùng biện pháp tu từ hoán dụ để hòa cái tôi nhỏ bé, yêu đuối như "cây sậy ven đường" của mình vào cái ta chung rộng lớn của quần chúng nhân dân cần lao. Dường như "mặt trời chân lí không chỉ đem lại cho thi nhân nguồn sức sống mà còn làm rực rỡ lên một lẽ sống và một cách sống ở đời, đó là yêu thương, là đùm bọc, là sẻ chia.
Giống như Mác đã từng nói : "Vì lẽ sống, hy sinh cho cuộc sống - Đời với Mác là tình cao nghĩa rộng", ngay cả nhà thơ của nhân dân - Tố Hữu, cũng từng nói trong bài thơ Một khúc ca xuân : "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình". Chính vì thế mà thi sĩ nguyện "buộc", nguyện dùng ngọn lửa trong trái tim mình sưởi ấm và gắn kết cuộc đời mình với "trăm nơi", với cuộc đời của người nhân dân lao động Việt Nam, nguyện cùng họ trèo lái con thuyền tự do, dân chủ cập bến. Cụm từ "để tình trang trải" thể hiện tâm hồn thi nhân như muốn trải rộng với cuộc đời rộng lớn. Dẫu cho hai động từ "buộc" và "trang trải" có hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, nhưng đều chung một hành động có tính tự nguyện, nhận thức mới về lẽ sống.
Nếu ở hai câu thơ trên người thư kí trung thành của thời đại đến với họ bằng một tình cảm nồng ấm, chan chứa được diễn tả bằng những từ ngữ cô đọng thì kết thúc khổ thứ hai với hai câu thơ cuối:
"Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"
chàng thi sĩ tài hoa đã dùng cặp hình ảnh hoán dụ "hồn tôi" – "hồn khổ" cho ta thấy nhà thơ chủ động đặt đời mình bên cạnh cuộc đời của quần chúng. Kết hợp với danh từ mang nghĩa trừu tượng "khối đời" để chỉ một tình yêu thương con người không mang tính chung, hay có thể cân đong đo đếm, mà tình cảm đó một tình cảm cụ thể, được gói ghém thành một tình hữu ái giai cấp. Từ đó, ta nhận ra rằng, bên cạnh cuộc đời thi sĩ còn có những con người thuộc giai cấp cần lao, những kiếp sống khốn khổ, bất hạnh đói nghèo và ngược lại, đằng sau quần chúng nhân dân luôn có một Tố Hữu chờ đợi, làm hậu phương, làm đồng chí, là người thân của họ. Qua đó, để "thêm mạnh khối đời" mà tạo nên một "đại gia đình", một khối đại đoàn kết dân tộc, gắn bó vì mục tiêu chung, vì lí tưởng cách mạng. Đồng vọng với Tố Hữu nhà thơ Xuân Diệu từng nói: "Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ."

Bài thơ sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: so sánh, hoán dụ,ẩn dụ. Cách ngắt nhịp vô cùng linh hoạt kết hợp với phép điệp tạo nên nhạc tính cho bài thơ. Không chỉ vậy còn diễn tả được niềm say mê, háo hức khi được kết nạp vào Đảng. Đồng thời kết hợp giữa tự sự và trữ tình một cách hài hòa, đã đem lại hiệu quả nghệ thuật cao nhất.
Đoạn thơ chính là những lời nhận thức của người có công đầu xây dựng nền thơ ca cách mạng Việt Nam nhưng lời thơ không một chút giáo điều, không khô khan, cứng nhắc bởi nó được viết bằng con tim yêu thương chân thành của người thế hệ đi trước dành cho thế hệ trẻ ngày nay phải luôn phấn đấu vì sự nghiệp của Đảng để bảo vệ dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ văn chương phục vụ sự nghiệp cách mạng và thanh niên phải biết lựa chọn và xây dựng lí tưởng sống cao đẹp thì mới có cuộc sống giàu ý nghĩa. Qua đó, ta thấy được " từ ấy " thực sự đã trở thành một bài ca vang lên những nốt nhạc say mê giữa lẽ sống đẹp của cuộc đời, đâu đó tấm lòng cao cả của chàng trai trẻ gắn bó, đồng cảm với đồng bào, với nhân dân cứ vương vấn không thôi trong lòng người đọc.

bài này có do tui chỉnh sửa và lấy một số ý mở từ những bài tham khảo khác nhưng cũng là do mình dùng chất xám để biến đổi để phù hợp với lối văn của mình hơn thôi. Hy vọng mọi người hãy đón nhận bài làm của mình. Chân thành cám ơn tất cả mọi người, đây chính là tác phẩm lớp 11 cuối cùng của mình nên mình hy vọng sẽ giúp mọi ng một chút nào đó cũng như giúp mình lưu lại những bài văn của mình của thời học sinh, năm 17 tuổi 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro