Từ Ấy tui làm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lý tưởng Cách mạng là ngọn đèn soi đường chỉ lối cho dân tộc ta, dẫn cả đất nước ta qua đêm trường đen tối. Và đối với người thanh niên trẻ Tố Hữu, lí tưởng ấy đã cho ông một nguồn sống mới, dạt dào, mạnh mẽ, chiếu rọi lên trái tim còn đang bơ vơ của ông. Và "Từ ấy" ra đời như một kết quả tất yếu, đánh dấu lại trang đời bước sang trưởng thành của người thanh niên Cách mạng, đồng thời nó còn là tiếng reo vui, hân hoan mà rộn rã Tố Hữu được lần đầu tiên đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Tác phẩm được sáng tác vào năm 1938, được viết theo thể thơ thất ngôn ca ngợi lí tưởng cách mạng và mang tên tình yêu giai cấp của người chiến sĩ trẻ.
Bài thơ được mở đầu bằng bút pháp tự sự diễn tả niềm vui sướng, niềm hạnh phúc tột đỉnh khi bắt gặp lí tưởng Đảng của cái tôi trẻ trung tràn đầy nhiệt huyết:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Soi tỏ vào những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí.
"Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng
Ta đi tới chỉ một đường cách mạng"
Cùng thời với thi sĩ, các thanh niên chiến sĩ xung phong đang "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời" phải sống dưới một bầu trời đen kit, không còn nghe được những thanh âm lảnh lót của tiếng chim, thay vào đó là những trận thả bom trên không, khắp nơi chỉ còn là sự hỗn loạn âm thanh của tiếng khóc, và sự hoảng loạn gào thét trong vô vọng của trẻ em và người lớn. Thế nhưng, vì chung một lí tưởng, một ánh sáng hướng về đảng về sự tự do mà kết nghĩa:
"Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!"
Và lời tâm sự của chàng thanh niên cộng sản ấy được bộc bạch qua khổ đầu của bài thơ :
" Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim"
Hình ảnh "nắng hạ" mang nét nghĩa là một làn nắng ấm của một buổi sáng sớm, rất nhẹ và cũng rất trong. Nhưng khi đứng bên cạnh động từ mạnh "bừng" thì giờ đây ánh nắng ấy đã trở thành nguồn sáng rực rỡ, chói chang qua đó làm bừng lên sức mạnh của lí tưởng xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản song diễn tả sự bừng tỉnh của nhận thức, giác ngộ về chân lí và lẽ sống lớn trong chính người cầm bút. Đó là một cách nói rất mới, rất thơ về lí tưởng khi nguồn sáng được khởi phát từ ánh mặt trời khác thường, đặc biệt và duy nhất "mặt trời chân lý". Có thể thấy, lí tưởng cách mạng được thanh niên cộng sản đã đón nhận lí tưởng bằng cả trí tuệ mà ví như một nguồn sáng mới mà nó bắt nguồn từ "mặt trời chân lý". Vì thế, nếu mặt trời tạo hóa ban tặng ánh sáng làm vạn vật sinh sôi thì "mặt trời chân lý" nhờ cách nói ẩn dụ thì đảng chính là mặt trời đã làm bừng lên cái "nắng hạ" trong tâm hồn thi nhân, song "chói qua tim" chủ thể trữ tình một ngọn lửa , một lí tưởng cộng sản cho sự nghiệp giải phóng dân tộc phía trước.Và vì thứ ánh sáng lí tưởng cách mạng kì diệu ấy mà làm cho khổ thơ hay nhất, đậm đà màu sắc lãng mạn trong thơ Tố Hữu nhất. Hơn thế nữa, còn cho ta thấy sâu trong thâm tâm thi sĩ chứa đựng một chân lí bất diệt:

"Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ tươi

Anh dành riêng cho đảng phần nhiều"
Với bút pháp trữ tình, lãng mạn cùng với hình ảnh so sánh tác giả dùng từ "là" chứ không dùng từ "như". Qua đó, đã bày tỏ được niềm hạnh phúc vô biên, sức sống kì diệu của tâm hồn mình trong buổi đầu đến với lí tưởng Đảng. Các tính từ chỉ mức độ như "đậm", "rộn" đã nói hộ nhà thơ về niềm vui sướng vô biên của chính mình. Hẳn là trước đó, tâm hồn thi sĩ là một khu vườn mùa đông với những cành khô lá úa, thì giờ đây được gặp gỡ lí tưởng cách mạng, bỗng chốc tâm hồn đó trở thành một khu vườn mùa hạ xanh tươi, ngập tràn ánh nắng mặt trời, nồng nàn, rộn rã tiếng chim ca và ngạt ngào hương sắc. Vẻ đẹp của khu vườn tâm hồn ấy, đối với Tố Hữu, nhà thơ cộng sản, còn là vẻ đẹp của sức sống mới của một hồn thơ mới
"Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau
Đảng cho ta trái tim giàu
Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay!" (Bài ca xuân 61)
Bằng bút pháp tự sự và trữ tình cùng những biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ đã khiến cho lời thơ như một lời kể về một kỉ niệm khó phai trong cuộc đời của người chiến sĩ cách mạng trẻ.
"Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"
Nếu ở tác phẩm Thuốc( Lỗ Tấn) nhận thức của nhân vật Hạ Du Người chiến sĩ cách mạng xa rời quần chúng nhân dân để rồi nhận lại bi kịch cho cái chết. Thì đến với Tố Hữu ông luôn hướng về nhân dân, gắn bó với quần chúng. Bác Hồ từng khuyên cán bộ đảng viên "Phải từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng" chính vì vậy Tố Hữu "buộc lòng tôi với mọi người", từ "buộc" là một cách nói ngoa dụ nhằm nhấn mạnh ý thức tự nguyện và sự gắn bó đoàn kết với mọi người với nhân dân.

Và Tố Hữu xác định gắn bó đoàn kết chưa đủ mà phải trang trải tình cảm, chia sẽ yêu thương. Từ đó, tâm hồn nhà thơ vươn đến trăm nơi (hoán dụ) và trang trải sẻ chia bằng những đồng cảm sâu sắc, chân thành và tự nguyện đến với những con người cụ thể. đó là những "hồn khổ" là với những con người lao khổ thuộc tầng lớp đáng thương nhất trong xã hội đương thời, với mục đích là cho "mạnh khối đời", để bày tỏ khối liên minh Công-Nông như một "đại gia đình" và "khối đời" chính là hình ảnh ẩn dụ chỉ một "đại gia đình Việt Nam" chúng ta, một khối người đông đảo cùng chung một cảnh ngộ và những cá thể ấy luôn đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng ấp ủ và phấn đấu vì một lí tưởng đó là đấu tranh giành lại quyền sống và quyền độc lập dân tộc.
Tựu trung lại, toàn bộ khổ thơ trên bằng lối sử dụng những từ ngữ chính xác, giàu ẩn ý, nhà thơ đã gửi gắm một cách sâu sắc về tư tưởng, tình cảm của mình. Đó là tình yêu thương con người của Tố Hữu gắn với tình cảm hữu ái giai cấp. Nó thể hiện niềm tin của tác giả vào sức mạnh đoàn kết, câu thơ trên cũng là một lời khẳng định: khi cái tôi chan hòa với cái ta, khi cá nhân hòa vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh được nhân lên gấp bội. Sau cùng, điều khiến ta phải không ngừng suy ngẫm đó là những nhận thức mới về lẽ sống chan hòa cá nhân và tập thể, giữa cái tôi và cái ta. Quả thực sau này, khi đã trải qua gần 40 năm đời thơ, đời cách mạng, Tố Hữu cũng đã viết: "Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người. Chỉ là một. Nên cũng là vô số!". Thật đáng quý biết bao tâm hồn cao đẹp ấy.

Bài thơ sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: so sánh, hoán dụ,ẩn dụ. Cách ngắt nhịp vô cùng linh hoạt kết hợp với phép điệp tạo nên nhạc tính cho bài thơ. Không chỉ vậy còn diễn tả được niềm say mê, háo hức khi được kết nạp vào Đảng. Đồng thời kết hợp giữa tự sự và trữ tình một cách hài hòa, đã đem lại hiệu quả nghệ thuật cao nhất.
Bài thơ chính là những lời dạy của của người thế hệ đi trước dành cho thế hệ trẻ ngày nay phải luôn phấn đấu vì sự nghiệp của Đảng để bảo vệ dân tộc Việt Nam. Và nhà thơ Chế Lan Viên cũng từng có nhận xét khi nói về Tố Hữu : "Thơ Tố Hữu là thơ một con người biết trân trọng lấy đời mình, muốn làm cho đời mình trở nên hữu ích. Vậy thì ai kia còn phung phí đời mình, làm gì cũng được, sống sao cũng xong, trong khi đọc thơ này hãy bắt đầu thử dừng lại mà biết quý lấy đời mình, mà đem xây dựng nó."

. Qua đó, ta thấy được " từ ấy "không chỉ là tiếng lòng riêng của Tố Hữu mà ngân nga với mọi cuộc đời chung, một bài ca vang lên những nốt nhạc say mê giữa lẽ sống đẹp của cuộc đời, đâu đó tấm lòng cao cả của chàng trai trẻ gắn bó, đồng cảm với đồng bào, với nhân dân cứ vương vấn không thôi trong lòng người đọc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro