Bức tranh hậu chiến

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ông Hang Seo nhíu mày nhìn "công chúa nhà mình". Công Phượng rất bình tĩnh nhắc lại lần nữa:

- Là em đã xúi tụi nó làm vậy.

Không một lời nào từ vị huấn luyện viên nữa. Công Phượng hơi mím môi. Vị rong biển còn chưa tan nơi đầu lưỡi.

Ông Hang Seo cầm lên sợi dây cao su. Các chàng trai căng mắt quan sát. Thầy cầm sợi dây, đứng lên, bước đến bức tường. Trên tường có mấy cái móc, tầm ngang thắt lưng. Ông Hang Seo cầm sợi dây kéo ra thu vào vài cái để thử độ đàn hồi. Có vẻ hài lòng. Ông móc một đầu dây vào một cái móc rồi gọi:

- Công Phượng, bước qua đây!

Xuân Trường thắt tim. Công Phượng cắn môi một cái, dứt khoát bước qua.

Ông Hang Seo trỏ tay chỉ vị trí bảo anh tiền đạo bước vào. Công Phượng làm theo lời thầy. Anh chàng đứng vào vị trí rồi, ông Hang Seo thò tay vào túi áo anh lấy lại chìa khóa phòng bỏ vào túi mình rồi lấy dây cao su quấn ngang qua thắt lưng anh, móc đầu còn lại vào cái móc khác. Rồi ông lạnh nhạt ra lệnh:

- Bật dây cao su, bật đến khi nào dây đứt mới được dừng.

Mọi người ai nấy trố mắt. Dây cao su thì đứt kiểu gì? Công Phượng mím chặt môi, trong ánh mắt thẳm sâu một sự quật cường. Xuân Trường bất ngờ giọng nói trở nên run hơn:

- Thầy... dây cao su thì... làm sao đứt được? Phượng...

Anh thủ quân không thể diễn đạt trọn vẹn câu nói của mình. Lòng anh đã rối thành một bó tơ vò.

Công Phượng vẫn im lặng giữa sợi dây. Ông Hang Seo giấu đi sự giận dữ của mình, thật bình tĩnh và uy nghiêm mà nói:

- Làm sao đứt được đó là chuyện của sợi dây! Tôi bảo bật thì phải bật đi. Tôi không đùa với các cậu.

Các chàng trai chưa kịp phản ứng thì hai cây thước trên tay đội trưởng và đội phó đã bị thầy đoạt đi.

"Phần của hai cậu tôi sẽ tính sau!", ông Hang Seo lãnh đạm nói với hai anh trưởng và phó.

Duy Mạnh vô thức lùi mấy bước. Xuân Trường hình như không còn biết gì nữa, anh chỉ nhìn thấy có người đang bắt đầu những cú bật đầu tiên với dây cao su.

Một... hai... ba... mấy cái bật đầu tiên không phải điều khó khăn. Thầy Park đã canh độ dài dây vừa phải giúp Công Phượng không bị va vào tường.

"Chát... chát... chát... chát...", mấy tiếng thước gỗ chạm vào da thịt.

Mấy tiếng kêu đau đớn. Ông Hang Seo đang dọn cho "nghĩa quân" ăn món... "thước gỗ".

Tám tiếng kêu vì bị đau bất ngờ. Tám chàng trai đưa tay xoa mông.

"Bỏ tay ra và đứng cho ngay ngắn!", ông Hang Seo nói to ra lệnh.

Những người chưa từng bị đòn sẽ không biết đòn đau thế nào... Đây là "bài học lịch sử" mà "nghĩa quân" rút ra sau thất bại.

Tám ánh mắt lấp lánh một tia thành khẩn đầy sự... ăn.... "củ sắn". Ăn củ sắn chứ không phải ăn củ... năng (ăn năn)!

Lại thêm mấy tiếng "chát" nữa. Mấy cái tay đau điếng, vội vàng rút ra khỏi mông.

"Tôi không đùa với các cậu! Không đứng yên thì đừng có trách tôi!", thầy hâm dọa.

Tự nhiên, "nghĩa quân" dồn lại đứng sát cạnh nhau. Chuyến này thê thảm rồi.

Ông Hang Seo vung thước...

"A... thầy ơi, em biết lỗi rồi! Em không dám nữa đâu!", Đức Chinh hét toáng lên.

Xui quá xui! Bị "bạn cùng phòng" đánh còn chưa kịp lành, giờ lại...

Đình Trọng nhíu chặt mày khi thước gỗ đánh xuống, nói thầm: "Chủ tướng làm mất con mẹ nó mặt mũi rồi! Mày không được hét đâu quân sư. Gỡ gạc chút đi!".

"AAAA... anh Dũng!! Cứu em!!!!", Tiến Dụng như một đứa trẻ gào lên gọi anh trai.

Căn phòng bát nháo tiếng la hét xen tiếng chan chát liên tục.

Những tiếng hét xuyên qua cánh cửa, vọng ra bên ngoài. Người bên ngoài xót xa lòng dạ.

Tiến Dũng thủ môn tựa vào tường, mày nhíu chặt, tim đau từng hồi khi nghe tiếng em trai và "bạn cùng phòng". Hai người đó la to nhất hội. Chinh ơi, Dụng ơi, hai đứa chơi dại quá.

Tiến Dũng trung vệ hình như đang suy nghĩ gì đó. Trọng ơi... sao im lặng vậy? Em ổn chứ?

Văn Hậu đi qua đi lại. Thầy đánh đau lắm, đau lắm. Các anh ơi, khổ thân. Anh Dụng đừng hét nữa anh ơi.

Văn Đức cắn môi. Anh ước gì người bị đánh bây giờ là anh chứ không phải Trọng Đại. Thầy đánh đau lắm. Trọng Đại da thịt non nớt, mềm mại như rau luộc, chịu làm sao nổi.

Quý ơi là Quý, làm làm chi cái chuyện dại dột này? Ngọc Quang cứ nhìn đăm đăm cánh cửa kia.

Quang Hải ngồi sụp xuống ở góc tường. Tính đến thời điểm hiện tại, "bé Hải" đang giữ kỷ lục về "thành tích ăn đòn" trong đội. Trải đủ mọi cấp độ. Đau cỡ nào Hải hiểu mà. Hải chỉ lỡ dại có "tí xíu" đã chết lên chết xuống, các anh em lần này chơi đình đám vậy thì thân xác còn gì mà kể nữa.

Văn Thanh cứ thắc mắc về ba người không liên quan "được" thầy gọi vào. Số phận ba anh sẽ ra sao đây? Còn đám kia nữa. Đã cúng rồi sao vẫn xui vậy ta?

Hồng Duy im lặng ngồi cạnh Quang Hải. Thế này có phải chết cả lũ không? Đủ thứ chuyện.

Tình hình bên ngoài phòng căng thẳng không thua gì bên trong phòng.

"Thầy ơi... em biết lỗi rồi! Đau quá thầy ơi...", Đình Trọng cuối cùng cũng không chịu được quá hai mươi thước phải lên tiếng xin tha.

Tư Dũng nhíu mày, tay đặt lên tim. Giữa tạp âm tiếng la hét trong kia, anh đã nghe được tiếng của Ỉn. Trọng ơi... anh phải làm gì để giúp em đây? Vô thức, chân anh đá đá vào cánh cửa. Đức Huy kéo anh ra.

Duy Mạnh quay mặt, nhắm chặt mắt. Anh rất muốn chạy ra ngoài, nhưng không thể. Anh không nhìn nổi cảnh tượng này. "Anh em như thể tay chân", đội phó cũng đau lòng lắm.

Xuân Trường như người mất trí. Bên tai đầy tiếng la hét thê thảm của mấy đứa em. Mắt chứng kiến cây thước gỗ phũ phàng đánh lên người đám em, lại chứng kiến dòng mồ hôi đang chảy từng giọt trên gương mặt đã đỏ bừng của Công Phượng, Xuân Trường bị tra tấn thần kinh khủng khiếp. Thà là bây giờ anh là đứa bị đánh hay bật dây thì cũng thoải mái hơn thế này.

Đội trưởng nhắm đôi mắt cay xè lại, cũng quay mặt đi.

Bốn bức tường vọng lại những âm thanh chan chát. Từng tiếng từng tiếng là một đòn đau đánh lên thể xác tám anh cầu thủ và đánh vào tinh thần hai anh trưởng - phó.

Những tiếng la hét đã thành rên rỉ.

Tám đôi mắt đã có sự thay đổi màu sắc và đã kéo màn nước.

Tám chàng trai phải nắm chặt tay nhau để chân mình không run rẩy. Họ cũng không đếm được là mình bị đánh bao nhiêu rồi.

Tần số những cái bật của Công Phượng đã thưa dần. Anh đã mệt rồi. Chân của anh bắt đầu lên tiếng biểu tình. Nhưng anh không được phép dừng lại.

Ông Hang Seo trong lòng âm ỉ ngọn lửa giận. Ông tuy đang tập trung xử lý "loạn quân" nhưng vẫn nhìn thấy sự việc nơi vòng dây cao su. Ông thấy những giọt mồ hôi của anh tiền đạo. Nhưng ông không có ý định cho anh chàng dừng lại.

Có một điều không ai nói nhưng trong đội ai cũng ngầm hiểu, Nguyễn Công Phượng được... thầy cưng. Phải, là "cưng". Và cưng theo một cách rất khác biệt. Một cách cưng phù hợp với Phượng, cưng bằng "bàn tay thép bọc nhung", sự nghiêm khắc trong một lớp vỏ bọc mềm mại. Nói đúng ra thì "bàn tay thép bọc nhung" là cách dạy dỗ của ông thầy người Hàn dành cho U23 Việt Nam. Nhưng đối với tiền đạo số 10 thì độ cứng của thép có hơn mọi người một chút, lớp nhung cũng mỏng đi một tí.

Ông Hang Seo yêu thích tài năng của Công Phượng lắm. Lối chơi của anh chàng như một con tuấn mã bất kham, gan góc, quả cảm, tự tin vào kỹ thuật cá nhân, đây là điều làm nên sự khác biệt của "quái kiệt". Tuy nhiên "tuấn mã bất kham" thì có ngày sẽ chạy loạn, có ngày sẽ thành... ngựa hoang. Tính cách anh chàng có vẻ cô độc, khó gần, ít chan hòa, mặt lúc nào cũng hất lên trời đối với người lạ và truyền thông nhưng đối với người thân thì "độ điên" thuộc hàng cao thủ.

Công Phượng phải chơi vơi giữa lằn ranh yêu - ghét của công chúng vì mọi người không hiểu rõ anh. Tâm lý người xem bóng đá ở đất nước hình chữ S cũng rất phức tạp. Khi cầu thủ ghi được bàn, sẽ được tôn vinh đến mức tưởng như có thể xây tượng đài cho anh, nhưng chỉ một chút sơ sót thì họ sẽ dìm anh xuống tận đáy vực không thể ngoi lên. Đâu phải ai cũng là fan chân chính. Đâu phải ai cũng hiểu hết những áp lực và khó khăn, cả những may rủi trên sân cỏ.

Trong các chàng trai này, Công Phượng là người đã trải qua nhiều thăng trầm. Công Phượng tỏa sáng từ những ngày đầu đặt chân lên sân đấu, đã cứu lại lòng hâm mộ đối với bóng đá nước nhà đang dần chìm vào tuyệt vọng, anh đã tỏa sáng rực rỡ, đã là một ngôi sao nhận được biết bao ngợi ca. Người ta còn bảo: "Ca sĩ phải có chữ "Trường", cầu thủ phải có chữ "Công"" (1). Nhưng Công Phượng đâu phải thần thánh, một chàng trai mới lớn khó tránh những lỗi lầm. Lỗi trên sân cỏ, lầm trong cuộc sống. Những kẻ ghen ghét chàng trai ấy, những kẻ "hâm mộ" theo đám đông đã vin vào những lỗi lầm này mà vùi dập anh đến tả tơi. Thậm chí, cả những chuyện hết sức ngớ ngẩn không phải do lỗi lầm cũng dính vấy lên chàng trai ấy.

Công Phượng đã chịu không biết bao nhiêu búa rìu của dư luận. Nhưng anh đã trụ vững được. Anh càng lúc càng bất cần đời, càng lúc càng tỏ ra kiêu ngạo và khoác cho mình một lớp áo gai tự vệ thật dày. Chàng trai ấy đã quá nhiều thương tích nhưng vẫn cố gắng chứng tỏ mình, vẫn lấp lánh, lấp lánh ánh kim cương.

Ông Hang Seo nắm rõ mọi thông tin về các học trò của mình. Ông thương họ lắm. Lo cho tương lai họ nữa. Ngày đầu tiên gặp Công Phượng, nhìn lối chơi của anh, ông đã tự tính trong lòng phải ném ra một sợi dây cương để ghìm con tuấn mã này lại. Ông phải rèn con tuấn mã này thành một con chiến mã hùng dũng có thể vượt qua mọi tường thành hậu vệ, tiến thẳng vào khung thành, tiến xa ra hoàn cầu chứ không thể để nó trở thành ngựa hoang. Cho nên, dưới thời huấn luyện viên Park Hang Seo, Công Phượng đã chịu sự giáo dục có phần khắt khe hơn các đồng đội khác. Duy Mạnh từng nhận xét thầy đối với anh Phượng còn nghiêm hơn đối với đội phó nữa.

Mấy tiếng "chan chát" đang đều đặn thì chợt dừng lại. "Những kẻ chịu nạn" còn chưa kịp hoàn hồn thì đã nghe tiếng Duy Mạnh: "Thầy...".

Xuân Trường giật mình. Tất cả giật mình. Thầy của các chàng trai sụp dưới sàn, tay trái ôm lấy cổ tay phải, vẻ mặt không giấu được sự đau đớn.

"Nghĩa quân" ai cũng mông đau đến chịu không nổi rồi nhưng tình cảnh này lại kiến họ đau lòng hơn.

Xuân Trường lao đến ôm lấy thầy. Anh đã hiểu ra lý do thật sự thầy muốn anh "dạy dỗ" mấy đứa kia.

"Tôi không sao! Cậu bỏ tay ra!", vòng tay Xuân Trường còn chưa kịp chặt thì đã nghe thầy bảo buông ra.

Ông Hang Seo bỏ cây thước xuống, dứt khoát đứng dậy, dùng vẻ mặt nghiêm nghị để che đi sự đau đớn đang kêu gào.

"Các cậu tưởng tay tôi đau thật à? Chỉ là tôi cầm thước sai tư thế một chút thôi!", ông Hang Seo cứng rắn nói với các học trò.

Tám chàng xuýt xoa những cái mông thương tích mà lòng đầy hối hận. Họ thương thầy nhiều lắm. Đã làm thầy buồn mà còn làm thầy đau nữa.

Vòng dây cao su vẫn chuyển động. Công Phượng vẫn bật, những cú bật yếu ớt. Ông Hang Seo đã nhìn thấy.

Huấn luyện viên cũng không còn muốn đánh nữa. Ông hắng giọng, ra lệnh:

- Theo tôi và đội phó của các cậu xuống cầu thang. Đội trưởng dọn dẹp thước giúp tôi.

Vừa dứt tiếng thì ông cũng quay đi rất nhanh. Tám chàng trai rất muốn nhõng nhẽo xin tha nhưng bị một cái gì đó khóa chặt miệng. Duy Mạnh hối cả bọn đi theo thầy.

Những chàng trai bên ngoài phòng thấy "nghĩa quân" trở ra liền lật đật đi theo, không kịp để ý còn hai người vẫn đang ở trong phòng. Thầy không khóa cửa phòng.

Cửa phòng khép. Vắng lặng. Xuân Trường đứng giữa phòng. Vòng dây cao su vẫn quấn lấy Công Phượng. Mặt Công Phượng đã tái nhợt, cơ thể anh đã ướt đẫm mồ hôi. Lòng Xuân Trường rỉ máu.

Trên bàn có một cái kéo. Cái kéo khi nãy Công Phượng cắt rong biển.

Xuân Trường chợt đến bàn cầm lấy cái kéo. Rồi anh tiến thật nhanh về phía Công Phượng.

"Sựt" một tiếng. Dây cao su đứt ra. Cơ thể Công Phượng không còn cái gì níu giữ, ngã về trước khi vừa hoàn thành một cú bật.

Một vòng tay đã dang sẵn chờ đỡ lấy anh tiền đạo. Công Phượng cảm nhận được. Anh cũng đã thấy trên tay đội trưởng là cái kéo.

"Anh điên rồi... sao anh dám cắt dây của thầy?", Công Phượng dùng giọng yếu ớt mà trách.

Xuân Trường ôm sát cậu đồng đội, giọng rất chắc:

- Dây cao su chỉ có cắt mới đứt được thôi Phượng. Nếu anh không cắt dây thì dây sẽ cắt cái mạng của em đó!

- Anh sai rồi! Anh làm sai rồi! Hậu quả sẽ rất nghiêm trọng... bỏ tôi ra!!! - Công Phượng cố dùng chút sức lực còn lại để giãy giụa.

Xuân Trường giữ chặt người trong lòng, bỏ rơi cái kéo xuống sàn. Đôi mắt híp tỏa ra thứ ánh sáng ấm áp lạ kì, ấm áp còn hơn ánh nắng mặt trời ngày quang đãng. Giọng cậu trai Tuyên Quang cũng ấm như ánh mắt, còn đầy sự quyết đoán và đượm ngọt yêu thương:

- Vì em, dù biết là sai, anh vẫn sẽ làm!

Vừa đủ mười từ, vỏn vẹn, không thêm một từ nào. Xuân Trường dứt khoát bồng Công Phượng lên, bước thật nhanh qua cánh cửa. Chàng trai trong lòng đội trưởng đã gần như lịm đi.

Quay trở lại với tình hình "đàn áp khởi nghĩa". Tám chàng trai với tám cái mông đau như nát đang ở chân cầu thang bộ tầng trệt.

Ông Hang Seo đưa ra yêu cầu:

- Tôi sẽ lên trên đợi các cậu. Bật cóc lên cầu thang bộ đến khi gặp tôi ở một đầu cầu thang nào đó.

Các chàng trai trố mắt. Duy Mạnh lên tiếng xin:

- Thầy ơi, thầy đã đánh nhiều lắm rồi, tha cho tụi nó đi mà thầy...

Ông Hang Seo rất kiên quyết:

- Ai lôi thôi nữa thì bật chung!

Và rồi ông bước nhanh vào thang máy.

Tám ánh mắt đau khổ nhìn nhau. Hồng Duy nhìn quanh quất không thấy đội trưởng đâu, cũng không thấy anh Phượng đâu. Hồng Duy đoán là hai người gặp rắc rối gì đó rồi.

Duy Mạnh thở dài ngán ngẩm. Tiến Dũng trung vệ đau xót nhìn Đình Trọng một cái rồi ra hiệu cho mọi người "như cũ".

Các chàng trai tản ra đi đến các tầng. "Nghĩa quân" ngậm ngùi xêp một hàng dọc ngồi xuống, chuẩn bị bật qua cầu thang.

Từng bậc, từng bậc, phải cẩn thận và đều độ. Bật qua cầu thang rất khó, một người sơ suất thì sẽ kéo những người ngoài sau ngã đập mặt. Các chàng trai rất cố gắng.

Một tầng rồi hai tầng. Tim đập liên hồi. Mồ hôi tuôn càng lúc càng nhiều. Vừa đau vừa mệt. Bóng dáng thầy nơi đâu?

"Cố lên nào, cố lên, cố lên đi, đừng bỏ cuộc!", Tiến Dũng thủ môn giọng đầy tình cảm động viên các đồng đội.

Tim của anh thủ môn cũng nhảy liên hồi theo những cú bật rồi.

Những người "chiến sĩ bại trận" mặt đỏ bừng thở ra từng cuộn khói. Môi khô miệng cháy. "Bài tập thể lực" này đúng là rất nặng.

"Chắc em xỉu quá... em không chịu nổi nữa...", Tiến Dụng thì thào nói với Đức Chinh ở ngay phía trước.

Sắp bật lên tầng thứ sáu rồi.

Đức Chinh cố nói: "Em cố lên Dụng, cố gắng lên. Em không thể bỏ cuộc như vậy!".

Nói thế thôi chứ Đức Chinh đang muốn chết đến nơi.

Trên đầu cầu thang, ông Hang Seo đang chờ đợi. Cuối cùng cũng thấy mặt thầy rồi. Thầy đứng cùng các đồng đội khác.

Đã là những bậc thang cuối cùng. Nhưng tám chàng trai gần như không còn sức nữa. Họ muốn dừng lại.

"Chỉ có kẻ hèn nhát mới bỏ cuộc ở những giây phút cuối cùng! Đã đi phải đi cho đến đích! Phút thứ tám mươi chín vẫn chưa là kết thúc!", ông Hang Seo rất nghiêm khắc nói với các học trò.

Hình phạt của vị huấn luyện viên này luôn đi kèm những bài học quý giá.

Các chàng trai như được những lời đó tiếp thêm sức mạnh. Đúng vậy, không thể bỏ cuộc như vậy được. Họ lần lượt vượt qua cầu thang. Và họ cùng nằm gục trên sàn.

"Phút thứ tám mươi chín vẫn chưa là kết thúc. Giỏi lắm các con!", ông Hang Seo đã mỉm cười và nói trong lòng như thế khi các chàng trai đã vượt qua được thử thách.

Huấn luyện viên dặn đội phó Duy Mạnh: "Ai đưa về phòng nấy và mời bác sĩ" rồi xoay người bước thật nhanh.

Các cầu thủ vội vàng xúm lại đưa "người của mình" về phòng.

Nói chuyện đội trưởng. Anh bế Công Phượng về... phòng mình. Phòng của đội trưởng đã được trả lại nguyên hiện trạng trước bữa tiệc hôm qua, không còn là "phòng tập trung" nữa.

Đặt Công Phượng lên giường xong, Xuân Trường vội rót một cốc nước mang đến. Anh lấy thìa đút nước vào miệng cậu đồng đội, dỗ:

- Em cố uống một chút nước đi.

Công Phượng chỉ uống khoảng ba thìa rồi lắc đầu từ chối. Xuân Trường dẹp cốc nước qua.

Người Công Phượng mướt mồ hôi. Xuân Trường đi lấy nước nóng và khăn mang đến, bảo:

- Anh giúp em lau người nha. Để mồ hôi như vậy không tốt đâu.

- Không cho anh cởi quần áo... cấm anh cởi quần áo... - Công Phượng lắp bắp dặn.

Đội trưởng cười cười, gật gật. Nhẹ nhàng ngồi xuống bên cạnh cậu đồng đội "tim não", chàng trai Tuyên Quang bắt đầu lau từ mặt trước.

Lau mặt xong, Xuân Trường đưa tay kéo khóa áo ấm của Công Phượng, không quên giải thích:

- Anh chỉ cởi áo ấm để giúp em lau tay thôi. Áo này cũng ướt mồ hôi rồi, không mặc được đâu.

Công Phượng không nói gì. Xuân Trường khéo léo cởi cái áo to phồng ra khỏi người Công Phượng. Rồi anh âu yếm nâng cánh tay cậu lên, vén tay áo lau thật nhẹ. Lau xong hai cánh tay, Xuân Trường vội đi mở tủ lấy cái áo bông khác của mình mặc lại cho Công Phượng. Rồi anh tháo găng tay cùng tất chân, lau hai bàn tay bàn chân và cũng lấy tất và găng của mình đeo cho "cậu ấy". Cũng thay cả khăn cổ và mũ len nữa.

Xuân Trường muốn xắn ống quần Công Phượng lên để lau chân nhưng Công Phượng đưa tay cản lại. Chàng trai mắt híp lớ ngớ không biết làm gì.

"Trường... Phượng muốn ngủ...", Công Phượng chợt nói khẽ.

Xuân Trường vội kéo chăn đắp cho cậu, giọng "ngọt ngào như alpenliebe":

- Em ngủ đi, anh canh chừng cho.

- Cho Phượng gối tay... ru Phượng nữa... - "Công chúa" vừa cọ trong chăn vừa yêu cầu.

Xuân Trường cười cong đuôi mắt, nói "chờ anh" rồi nhanh chóng dọn dẹp chậu nước nóng và khăn. Dọn xong, Xuân Trường cũng chui vào chăn nằm cạnh "công chúa", nhẹ nhàng kê tay dưới gáy "công chúa".

Công Phượng xoay hướng vào Xuân Trường, mặt gần như dũi hẳn vào ngực anh. Xuân Trường nghiêng người xoa đầu cậu và hỏi:

- Phượng muốn anh ru bài gì?

- Bài mà anh vẫn thường ru từ bé ấy... - Công Phượng đáp.

Xuân Trường mỉm cười. Anh đặt tay lên người Công Phượng, vỗ nhẹ, thật nhẹ rồi bắt đầu cất giọng ru.

"Nắng chia nửa bãi chiều rồi

Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu..." (2)

Công Phượng nhắm mắt lại. Lòng yên bình lắm. Bên ngoài là tuyết. Tuyết lạnh. Lạnh đến hãi hùng. Nhưng không sao cả. Vòng tay đội trưởng đủ sức che chắn. Chỉ cần tựa vào lòng Trường thì mọi bão tố gió mưa đều không còn đáng sợ nữa. Nguyễn Công Phượng có một đức tin, đức tin mang tên "Lương Xuân Trường".

Đức tin này đã hình thành từ lâu lắm rồi, từ khi cả hai vẫn còn là những đứa trẻ, từ lúc bé Trường ôm chặt lấy bé Phượng và đưa lưng ra chịu thay trận mưa đòn của đám nhóc đầu đường xó chợ vào một ngày hè xa xôi mà hai học viên nhí rời học viện đi chơi phố. Qua bao nhiêu năm tháng, Công Phượng vẫn luôn bám víu vào đức tin này để vượt qua những trắc trở trên con đường dẫn đến khung thành. Nhưng Xuân Trường có lẽ không bao giờ hiểu được.

"Ngủ đi em, mộng bình thường

Ngủ đi em, mộng bình thường

Ru em sẵn tiếng thùy dương đôi bờ..."

Xuân Trường vỗ thật nhẹ vào đùi người trong lòng, giọng ru tha thiết nhẹ nhàng: "Ngủ đi em, ngủ đi em..."

Công Phượng vào giấc dần dần.

"Ngủ đi mộng vẫn bình thường

À ơi có tiếng thùy dương mấy bờ..."

Giọng hát ru không thật hay nhưng nó chứa đầy một thứ tình cảm khiến người ta nghe xúc động.

"Cây dài bóng xế ngẩn ngơ

Hồn em đã chín mấy mùa buồn đau

Tay anh em hãy tựa đầu

Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi..."

Công Phượng đã ngủ rồi. Bình yên một giấc ngoan hiền trong vòng tay Xuân Trường.

"Ngủ đi mộng vẫn bình thường

À ơi có tiếng thùy dương mấy bờ...

Cây dài bóng xế ngẩn ngơ

Hồn em đã chín mấy mùa buồn đau

Tay anh em hãy tựa đầu

Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi..."

Xuân Trường vẫn ngân nga những lời ru êm ái.

"Ngủ đi em, ngủ đi em... "

Giọng hát ru dần nhỏ lại rồi dừng hẳn. Xuân Trường nhìn Công Phượng đang khép mắt ngủ say, mỉm cười hạnh phúc.

"Hồn em đã chín mấy mùa buồn đau..."

Xuân Trường nghĩ đến câu hát này lại càng thấy thương Công Phượng nhiều hơn. Nó vận với cậu quá.

Anh đưa tay vuốt nhẹ lên trán ai kia. Chàng trai này hai mươi ba tuổi. Xuân Trường biết trong hai mươi ba năm trải kiếp người, số năm tháng Công Phượng thật sự sống trong vui vẻ, hạnh phúc chỉ đếm bằng đầu ngón tay. Có người từng hỏi rằng, tại sao Xuân Trường và Tuấn Anh cùng một độ tuổi với Công Phượng, còn kém vài tháng mà lại xưng "anh" với Phượng và gọi "em" rất ngọt. Có nguyên do cả. Từ bé, từ những ngày đầu tiên quen biết ở học viện, Công Phượng đã gọi hai người là "anh" rồi, dù lúc đó Xuân Trường và Tuấn Anh gọi "cậu" xưng "tớ". Gọi mãi thành quen. Từ khi nào không ai rõ, "Híp" và "Nhô" đã trở thành "anh"của cậu trai xứ Nghệ này. Mà cũng đúng lắm. Cậu "em" này tuy tuổi tác lớn nhưng tâm hồn không lớn. Mà dù có lớn đến đâu thì Công Phượng cũng chỉ là một đứa trẻ bé bỏng cần được bảo vệ, cần được nâng niu, cần được chiều chuộng trong lòng hai "anh".

Xuân Trường thương Công Phượng, thương đến đau nhói con tim, thương đến tê tái cõi lòng.

Bao nhiêu lần Xuân Trường nhìn thấy chàng trai nhỏ bé này phải cố gồng người hứng chịu những trận mưa đá từ dư luận tàn nhẫn, hứng chịu đến tưởng chừng như nát thịt tan xương. Đau lắm chứ, buồn lắm chứ. Xuân Trường hiểu mà. Nhưng cậu ấy vẫn cứ cố tỏ ra là mình không sao cả.

Bao nhiêu lần Xuân Trường nhìn thấy dáng lưng nặng trĩu u sầu ấy nhạt nhòe đi trong bóng nắng chiều ảm đạm của phố núi, gặm nhấm nỗi thương tâm. Lòng Xuân Trường không bị ai cấu ai cào mà vẫn nhức nhối.

Đã nhiều lần Xuân Trường muốn ôm chặt lấy Công Phượng để an ủi, để che chở, để bảo vệ, để cùng dìu nhau bước qua giông tố. Nhưng anh sợ. Anh sợ bàn tay vụng về của mình ôm chặt quá sẽ làm viên kim cương quý giá kia nứt rạn đi.

Anh sợ lắm. Càng muốn đến gần thì càng bị đẩy ra xa. Khi khó khăn, con người ta thường có xu hướng tìm nơi nương tựa. Nhưng chàng trai trong lòng anh hiện tại lại rất khác người. Càng gặp khó khăn thì càng muốn đối diện một mình, càng gặp rắc rối lại càng cố đẩy những người xung quanh ra xa.

Nguyễn Công Phượng không muốn ai phải vì mình mà lo lắng, vì mình mà liên lụy. Càng không bao giờ để người khác thấy mình yếu đuối. Sao lại ngốc như thế chứ? Ai cần em tỏ ra mạnh mẽ hả Phượng? Anh Trường đã từng giận em Phượng. Nhưng càng giận bao nhiêu anh lại càng thương bấy nhiêu.

Càng thương càng không dám đến quá gần.

Càng thương càng không dám làm ai kia giận dỗi.

Càng thương càng giữ khoảng cách để ai kia không cố đẩy mình ra khỏi tầm mắt.

Xuân Trường chỉ có thể đứng từ xa với nỗi đau xé lòng mà nhìn về phía Công Phượng. Giọt nước mắt thầm lén cậu ấy rơi trong đêm thâu, anh thấy nhưng không thể giúp lau đi được. Những lúc như vậy, anh chỉ ước một điều, tất cả những gì Công Phượng đang gánh chịu kia hãy trút hết lên người anh, đừng để buồn đau cho chàng trai đó nữa.

Trường cao hơn Phượng. Cao hơn sẽ khỏe hơn. Trường có thể gánh vác tốt hơn, chịu đựng giỏi hơn. Phượng nhỏ nhắn quá. Cơ thể nhỏ nhắn đó làm sao có thể chịu đựng nổi từng ấy khổ đau? Mà sao ông trời cứ nghiệt ngã với Phượng?

Xuân Trường nhẹ nhàng dém lại chăn. Anh sợ người trong lòng không đủ hơi ấm. Xuân Trường dè dặt như đang nâng niu một báu vật khó bảo quản đến mức một hơi thở mạnh cũng có thể làm trầy xước. Anh nhìn thật kỹ gương mặt đó. Hiền lành quá. U sầu quá. Càng nhìn càng thấy đau lòng.

Xuân Trường chợt nâng đầu mình dậy. Anh nghiêng người ghé xuống gương mặt chàng trai kia, một gương mặt mà đối với anh đẹp hơn cả những bức điêu khắc tuyệt mỹ nhất. Đội trưởng khẽ khàng chạm đôi môi vào bờ mi ai đang khép chặt. Xuân Trường hôn Công Phượng thật lâu. Nhưng anh không dám hôn mạnh quá. Anh sợ cậu trai bé nhỏ anh thương sẽ giật mình tỉnh giấc.

Bao ngọt ngào và ấm áp theo nụ hôn mắt lan tỏa vào từng mạch máu chảy về tim. Xuân Trường lại âu yếm ngắm nhìn người đó. Chàng thủ quân nhớ đã từng nghe ở đâu đó một truyền thuyết rằng hôn lên mắt một người sẽ giúp lấy đi nước mắt, người được hôn mắt càng nhiều sẽ càng vui vẻ hơn, ít khóc hơn (3). Xuân Trường không biết truyền thuyết đó là có thật hay không. Nếu là thật thì tốt quá, anh sẵn sàng hôn đôi mắt ấy cả đời, hôn ngày hôn đêm, hôn một nghìn cái một vạn cái, hôn để lấy đi hết mọi nước mắt, lấy đi hết mọi nỗi buồn để ai kia được vui vẻ. Mà nếu không có thật thì anh cũng chỉ muốn chạm môi vào da thịt ai kia thôi.

Xuân Trường nằm lại, quàng tay thật nhẹ ôm lấy cơ thể đó. Anh ước gì thời gian ngừng lại ở giây phút này, ngừng lại mãi mãi. Anh nghĩ về một loài hoa...

Trước đây, có lần các anh em trong Hoàng Anh Gia Lai rảnh rỗi ngồi buôn chuyện. Ngọc Hải đã bày ra một trò là cùng tìm một loài hoa để ví với đồng đội của mình. Các chàng trẻ đã bàn luận rất sôi nổi. Loài hoa gắn Công Phượng gây bàn cãi nhiều nhất.

Văn Thanh bảo anh Phượng giống cây xương rồng. Gai góc, mạnh mẽ, ngoan cường, vươn mình trong khắc nghiệt mà đơm hoa.(4)

Văn Toàn thì bảo anh Phượng giống hoa hồng hơn. Hoa hồng cũng có gai nhưng rất kiêu sa, rất lộng lẫy, bao người ước muốn.

Hồng Duy thì nói anh Phượng hợp với hoa chanh. Chanh cũng có gai. Hoa chanh chân quê giống anh Phượng mộc mạc, chân thành, lại có vị... chanh chua.

Tuấn Anh phản đối. Tại sao cứ bảo Phượng gai góc? Ít nhất Phượng không gai góc với chúng ta. Tuấn Anh thấy Phượng giống hoa thủy vu hơn (5). Loài hoa xinh đẹp, thuần khiết, đài cát nhưng lại rất độc, độc lắm, không dễ để ai chạm vào.

Riêng Xuân Trường thì anh thấy Phượng giống loài hoa anh túc (6). Hoa anh túc, loài hoa mềm mại, rực rỡ. Loài hoa đẹp mà độc - độc vì làm người ta say mê, say mê đến không cách nào từ bỏ, say mê đến quên mất cả bản thân mình. Ai cũng sợ mình bị sự mê hoặc của anh túc làm cho mụ mẫm đi nên không ai dám đến gần anh túc. Nhưng sự quyến rũ của sắc màu anh túc lại khiến người ta muốn chiêm ngưỡng và tận thâm tâm khao khát đắm chìm trong cơn say anh túc vì ở đó có những bay bổng tuyệt vời.

Công Phượng là anh túc, là anh túc thật mà. Vì là anh túc nên chỉ nhìn thôi cũng bị say. Có lẽ, Xuân Trường từ lâu đã là một tên nghiện anh túc. Hay hoa anh túc đang nở trong lòng anh và được anh nuôi dưỡng bằng những giọt máu nóng tình chung? Chỉ có anh mới biết.

Chàng trai mắt híp cứ ôm lấy bông hoa anh túc của mình. Xuân Trường trân trọng từng phút giây quý giá này.

Cậu trai bé nhỏ đội trưởng thương say giấc lắm. Cậu lại còn đang nằm mộng nữa. Mộng bình thường...

Công Phượng mơ thấy một ngọn đồi xanh cỏ, xanh ngắt màu xanh sân bóng. Ngọn đồi chạy về phía chân trời xa tít tắp. Phía ấy là ánh cầu vồng. Cầu vồng không phải một vòng cung mà là một hình tròn, tròn lắm, tròn như một quả bóng. Từ trong ánh sáng cầu vồng, một chàng trai bước ra với bó hoa anh túc tươi thắm trên tay.

"Phượng, đi với anh nào, chúng ta sẽ đi đến nơi bình yên nhất trên thế giới này. Nơi không có những lời oan nghiệt, nơi không có chỉ trích. Nơi chỉ có anh và em cùng tình yêu thương không bao giờ phai nhạt. Nơi em sẽ được tựa đầu vào tay anh để anh ru vào mộng mỗi đêm lạnh lùng...", chàng trai ấy trao bó hoa anh túc và nắm chặt lấy bàn tay Công Phượng.

Mùi hương anh túc dịu dàng lắm, say sưa ngây ngất lắm. Bàn tay ấy vững vàng lắm, ấm áp lắm. Những cánh hoa mềm rung rinh hé cười trong gió. Ánh nắng sáng lấp lánh nụ cười híp mắt và ánh cầu vồng hắt dải phổ quang lên bộ trang phục thi đấu dát bảy màu rực rỡ con số 06...

Đức Huy đẩy cửa phòng. Và "hoàng tử" chôn chân tại cửa. Xuân Trường ngẩng đầu, đưa ngón tay lên miệng "suỵt" một cái rồi nói khẽ: "Phượng đang ngủ. Đừng làm ồn". Đức Huy không nói thêm câu nào, quay lưng khép cửa bỏ đi.

Xuân Trường nhìn lại Công Phượng. May quá, vẫn chưa giật mình! Đội trưởng nhẹ nhõm. Nhưng anh chợt ngẩn người. Anh nhìn lầm chăng? Anh dụi mắt. Không lầm. Rõ ràng là Phượng đang cười. Công Phượng cười trong lúc ngủ?! Nụ cười hồn nhiên làm rạng rỡ lên gương mặt vốn vương vấn nét sầu buồn. Lần đầu tiên Xuân Trường nhìn thấy cậu trai bé nhỏ anh thương cười khi ngủ. Có một ngọn lửa hồng nồng ấm thắp lên trái tim đội trưởng.

Phượng ơi, phải chăng em đang mơ một giấc mơ tuyệt đẹp?

Ông Hang Seo về phòng mình thì thấy mọi thứ vẫn còn y nguyên, không hề có dấu hiệu dọn dẹp. Lại thêm cái kéo nằm dưới chân tường. Dây cao su đứt ra. Đã biết là chuyện gì rồi. Người thầy yêu thương học trò như con ruột khẽ nở một nụ cười: "Làm tốt lắm Xuân Trường. Hãy dũng cảm yêu thương Công Phượng. Vì hai con xứng đáng!".

Nhân viên y tế khám cho Đức Chinh xong thì dặn dò Tiến Dũng thật cẩn thận và đưa cho anh tuýp thuốc rồi mới rời đi.

Đức Chinh im thin thít nằm sấp trên giường. Tiến Dũng không nói gì cả. Anh đi lấy nước ấm lau người cho "bạn cùng phòng" và giúp cậu thay quần áo. Đức Chinh mặc nhiên không hề có phản ứng. Khi nhìn đến vết thương của "Chin Chin", Tiến Dũng không bị đánh mà cũng đau lây. Anh cố gắng không thở dài. Nếu như lúc đó anh có thể vào phòng thì chắc chắn anh sẽ bất chấp tất cả thay Chinh chịu đòn. Nhưng sự việc không như anh muốn.

"Chinh ơi, em ổn chứ? Em có muốn ăn uống gì không?", Tiến Dũng vuốt dọc sống lưng Đức Chinh và âu yếm hỏi thăm sau khi đã thay xong quần áo.

Cái đầu "tướng quân" lắc nhè nhẹ. Giọng mít ướt rỉ trong kẽ răng:

- Hic... Chinh đau quá anh Dũng ơi... Chinh đau lắm...

Tim anh thủ môn đã bị anh tiền đạo bóp chặt rồi. Tiến Dũng lấy tuýp thuốc đến, dỗ dành:

- Để anh xoa cho em là không đau nữa nha Chinh.

Đức Chinh vùi mặt thật sâu vào gối. Tiến Dũng cẩn thận bôi thuốc cho "cục muối cưng". Bàn tay Tiến Dụng chạm đến đâu, Đức Chinh hít hà đến đấy. Chưa bao giờ tay Tiến Dũng run như vậy. "Bàn tay vàng" cứng như sắt thép bắt gọn những cú sút nảy lửa chưa từng biết e ngại mà bây giờ lại trở nên lúng túng. Tiến Dũng cứ sợ mình mạnh tay quá sẽ làm đau "hạt muối nhỏ". Chinh đã đau lắm rồi, không thể làm Chinh đau thêm nữa. Tiến Dũng vừa thoa thuốc vừa dỗ dành, chốc chốc còn xoa đầu trấn an.

Tiến Dũng thoa thuốc xong, Đức Chinh bảo muốn ăn cái gì đó mềm mềm. Tiến Dũng lục tìm được một hộp phô mai. Chàng thủ môn bóc một viên phô mai mang đến bên giường. Anh lay gọi:

- Chinh ơi, có phô mai này, phô mai ngon lắm, ăn đi Chinh.

Đức Chinh lắc đầu ngầy nguậy, giọng nhỏ xíu:

- Chinh muốn anh Dũng bón cho Chinh...

Tiến Dũng cười thật hiền. Anh lựa thế ngồi xuống giường rồi xốc Đức Chinh đặt vào lòng mình. một tay đỡ lấy gáy cậu đồng đội, một tay anh gí phô mai sát miệng cậu, dỗ:

- Mới có mấy hôm anh không bế em, em đã nhẹ hẳn đi rồi. Lại lười ăn đúng không? Anh phải vỗ béo em lại. - Trêu - Phải nuôi em thành một bao muối tròn tròn mềm mại.

Đức Chinh cắn một miếng phô mai, nuốt xuống rồi nũng nịu:

- Chinh không chịu, Chinh không chịu. Chinh không muốn bị béo mất hết cơ bụng, Chinh phải chuẩn sáu múi cơ...

Tiến Dũng đút tiếp phô mai, ngọt ngào:

- Chinh không béo, Chinh không béo, Chinh không mất cơ đâu. - Ghé xuống mặt cậu - Mà dù Chinh có béo lên thì anh vẫn thương Chinh mà. Ôm ấm.

Đức Chinh phồng má, lắc lắc đầu. Tiến Dũng đút nốt phần cuối cùng của miếng phô mai rồi bảo Đức Chinh nên ngủ một chút. Đức Chinh rút sát vào lòng "bạn cùng phòng", đòi ngủ trong lòng anh. Tiến Dũng chỉ cười và đồng ý.

Đức Chinh lại đòi:

- Anh Dũng tìm bài thơ nào hay hay đọc Chinh nghe cho dễ ngủ.

- Chinh thích nghe đọc thơ hả? - Tiến Dũng chớp mắt hỏi.

- Giải "trúy" anh ơi. - Đức Chinh cọ nhẹ chóp mũi vào tay anh.

Tiến Dũng xoa đầu "cục muối" rồi lấy điện thoại ra tìm thơ. Tra tra kiếm kiếm một hồi, Tiến Dũng chọn được một bài rất ưng ý. Bài "Sao em lại như thế" của nhà thơ Xuân Diệu. Bài thơ rất dễ thương.

"Chinh ơi, anh đọc thơ cho em nghe nhé?", Tiến Dũng hỏi dò ý Đức Chinh.

Đức Chinh gật gật. Tiến Dũng hắng giọng, cố đọc thật diễn cảm...

"Sao em lại như thế -

Em, em là mặt bể,

Em, em là đỉnh non

Xanh chót vót chon von..."

Đức Chinh xoay mặt vào lòng Tiến Dũng, hai tay bám lấy anh, thoải mái nhắm mắt lại.

Tiến Dũng vuốt nhẹ lên gò má Đức Chinh:

"Em cho tình yêu dấu

Anh đựng hết tâm hồn

Anh đựng tràn da thịt,

Vẫn hãy còn vô biên."

Đức Chinh chợt lẩm bẩm: "Anh ơi... khi về nước anh dẫn Chinh đi mua đồng hồ đi. Mình đeo hai cái giống nhau nha, phải đẹp hơn của anh Đan với Thanh thì Chinh mới chịu"

Tiến Dũng "ừ ừ" rồi đọc tiếp:

"Sao em lại như thế -

Em là chùm hoa cam

Muốt cánh và vàng nhị

Ngây ngất dạ vì thơm..."

Đức Chinh cười cười, bám chặt hơn. Thơ hay thật.

"Khi mắt em êm nhìn

Chiếu muôn nghìn thân thiết,

Anh muốn làm muôn việc

Nâng cả cuộc đời lên..."

Tiến Dũng âu yếm nhìn Đức Chinh...

"Sao em lại như thế -

Em là viên muối bể

Khiến đậm bữa cơm đời."

Cậu tiền đạo số 13 dần dần đi vào giấc ngủ trong lời thơ mênh mang.

"Em là cánh của người,

Em sao em như thế -"

Dũng thủ môn nhìn người đang ngủ kia và cảm nhận được một thứ hạnh phúc bình dị đang nảy nở trong lòng. Không phải là những lời khen tặng hay sự săn đón, đằng sau sân cỏ, điều thật sự khiến các cầu thủ cảm thấy bằng lòng sau khi đã cháy hết mình với đam mê chính là những điều nhỏ nhặt này, nhỏ nhặt như một giấc ngủ tròn đầy của người đồng đội trong vòng tay trìu mến dù ngoài kia là buốt giá.

Văn Hoàng tiễn chân nhân viên y tế rồi cầm tuýp thuốc quay lại với Văn Toàn đang cuộn thành một khối mềm như bông. Văn Hoàng không nói gì cả, chỉ lẳng lặng giúp Văn Toàn lau người thay đồ.

Có một chút mất tự nhiên khi Văn Hoàng chạm đến lưng quần tập của cậu trai Hoàng Anh Gia Lai. Văn Hoàng thấy ngượng nghịu. Văn Toàn vẫn nằm trơ ra đấy, nhắm mắt, không có chút phản ứng.

"Toàn, anh xin lỗi, anh không có ý gì đâu. Anh nhắm mắt lại nè", Văn Hoàng vừa nhắm tịt mắt vừa nói và tay thì kéo bừa chiếc quần tập ra khỏi vị trí của nó.

Vẫn nhắm mắt, chàng thủ môn mò mẫm cho hai chân người kia vào chiếc quần dài rồi kéo nó lên. Đến khi tay anh chạm trúng một thứ giống như là vạt áo thì anh mới dám mở mắt ra. Thật may! Đã thuận lợi thay đồ cho Toàn. Không quá khó khăn như tưởng tượng. Toàn ơi, anh không thấy gì đâu!

"Đau lắm không em, anh thoa thuốc cho em nhé?", Văn Hoàng ghé tai hỏi nhỏ Văn Toàn.

Không có phản ứng gì. Hóa ra cậu đã ngủ từ lâu. Hèn gì mà nãy giờ không thấy nói tiếng nào. Văn Hoàng chợt thở phào, chuyện thay đồ... chắc... Toàn không trách đâu. Rồi anh chợt thấy buồn cười, cậu này vô tư vô lo quá. Anh nhẹ nhàng đắp chăn, kê gối cho cậu rồi giúp cậu dọn phòng.

"Quang ơi... nhẹ tay chút đi... đau quá...", Thái Quý hét lên khi Ngọc Quang thoa thuốc cho mình.

Ngọc Quang nghe hét mà giật cả mình. Rõ ràng đã nhẹ tay lắm rồi mà. Anh chặc lưỡi, cố di chuyển ngón tay chậm hơn một chút.

Thái Quý cay cú càu nhàu:

- Đã tính kỹ vậy mà cũng thất bại ở phút chót. Thật là tức quá mà...

Ngọc Quang vuốt sống lưng cậu an ủi:

- Nào nào, đừng thế chứ, đừng thế chứ. Ai đi nghịch như thế.

Thái Quý sừng sộ:

- Còn nói thế được à? - Ăn vạ - Tức chết tôi nè trời ơi!

Ngọc Quang hết hồn, vội ôm cậu vào lòng dỗ:

- Cho Quang xin lỗi, Quang không cố ý mà. Cho xin lỗi đi mà.

Thái Quý đạp đạp chân:

- Mua kẹo chuộc tội điiiii...

Ngọc Quang luôn miệng hứa sẽ mua, sẽ mua. Thái Quý quẫy đạp trong lòng đồng đội đến khi thiếp dần đi.

Văn Đức nhìn gương mặt nhợt nhạt của Trọng Đại thì đau lòng lắm. Tim chàng trai lành nết như vỡ ra từng mảnh. Trọng Đại để yên cho Văn Đức giúp mình thay quần áo. Và nằm yên cắn môi nhịn đau để bôi thuốc.

"Anh Đức ơi, Đại sai rồi phải không? Thầy sẽ tha thứ cho Đại chứ?", Trọng Đại bất ngờ hỏi.

Văn Đức an ủi:

- Thầy bao dung lắm, thầy vẫn thương Đại mà.

Trọng Đại lim dim mắt. Vết thương đau nhức nhối. Thuốc thì lành lạnh. Bàn tay người kia đụng chạm làm da thịt cậu cứ run lên từng nhịp. Một sự nhột nhạt kì lạ lắm.

Văn Đức thoa thuốc xong, lấy chăn phủ cho Trọng Đại rồi hỏi:

- Em có cần anh làm gì không?

- Em muốn uống nước ấm.

Văn Đức bèn đi lấy nước cho cậu. Anh đỡ cậu trong lòng, đưa cốc nước. Cậu uống hết hai phần ba.

Uống xong nước, Trọng Đại chợt nhìn gương mặt thân thương của chàng trai Sông Lam Nghệ An, hiền đến nao lòng. Văn Đức tốt tính. Dù đôi lúc thích lý sự một chút nhưng là do ham vui bắt chước người ta chứ tính lành như đất. Cậu ấy lành đến độ người dù hung hăng đến mấy cũng không nỡ bắt nạt. Trọng Đại chợt cười nhẹ rồi nói:

- Anh Cọt, Đại đau quá à.

Văn Đức xoa đầu cậu, âu yếm:

- Hay Đại nằm xuống anh Cọt xoa cho?

- Xoa cũng không hết đâu. - Trọng Đại lém lỉnh - Chỉ có một cách mới hết thôi.

- Cách gì Đại nói đi anh Cọt sẽ làm. - Văn Đức sốt sắng lắm.

- Cách này...

Trọng Đại nói đến đó thì bất ngờ quàng tay lên cổ Văn Đức rồi rướn người thơm lên má chàng trai hiền lành một cái.

Văn Đức tê cứng cả người. Anh thấy nóng mặt. Rồi mặt anh đỏ bừng.

Trọng Đại tủm tỉm cười. Anh Đức à, anh mắc cỡ trông ngộ lắm nha.

Hai người họ bình yên như thế.

Trong khi người ta dù khác phòng cũng lo chăm sóc nhau còn hai kẻ chung phòng Văn Đại và Thành Chung thì...

- Em đau anh Đại ơi!!! - Thành Chung vừa xoa mông vừa gào.

- Tao cũng đau như mày! - Văn Đại gào to hơn.

Thành Chung cuộn như cuốn chả giò trong chăn, bĩu môi:

- Anh lớn hơn em phải nhường nhịn em chứ.

Văn Đại đập nhẹ trán vào gối:

- Thân anh còn lo chưa xong... - chợt ngẩng đầu nhìn sang bạn cùng phòng -... rút kinh nghiệm sâu sắc. Lần sau phòng mình đại diện một người đi phá thôi, có gì còn một người có thể lo vòng ngoài. Thế này hao hụt quân số quá.

Thành Chung cười khùng khục:

- Có lý. Vậy lần sau em nhường anh đấy.

- Đâu. Anh lớn, anh nhường em. Em thích thế mà. - Văn Đại cười tinh quái.

Thành Chung cũng cười tinh quái không kém:

- "Kính lão đắc thọ", em xin nhường anh.

Hai bên nhường qua nhường lại một hồi rồi cùng cười phá lên.

"Mày biến đi! Anh không cần mày lo! Mày muốn xem anh thảm thế nào để cười anh chứ gì? Cút ngay cho anh!", Tiến Dụng lớn tiếng xua đuổi còn quơ đổ cốc nước trên tay Văn Hậu.

Văn Hậu ướt cả một phần áo bông. Tiến Dụng bất cần, quay mặt vào tường.

Văn Hậu buồn lắm. Đôi mắt cậu đỏ lên rồi. Cậu chỉ muốn chăm sóc anh thôi mà. Cậu sai ở đâu chứ?

Tiến Dụng cắn chặt môi. Anh chàng thật ra đang thèm khát một sự chăm sóc nhưng quyết không phải thằng nhóc này. Ai đời lại để thằng em út thấy mình trong tình cảnh te tua tơi tả như vậy.

"Anh Dụng... ", Văn Hậu lay nhẹ chân anh.

Tiến Dụng quát to:

- Tao bảo mày biến! Mày còn không nghe thì tao sẽ cạch mặt mày ra!

"Xoảng!", cái ly trên tay Văn Hậu rơi xuống, vỡ nát. Cậu bị hoảng. Cậu sắp khóc.

"Em ra ngoài đi Hậu. Để Dụng cho anh.", giọng Tiến Dũng thủ môn bất ngờ vang lên phía sau Văn Hậu.

Văn Hậu quay nhìn lại. Anh trai anh ấy đã đến. Văn Hậu nuốt xuống cái gì đó ở cổ, nói nhỏ:

- Vâng. Anh chăm anh ấy đi ạ. Em ra ngoài.

Tiến Dũng gật đầu:

- Ừ. Mảnh vỡ anh dọn cho. Em cứ yên tâm, có anh rồi.

Văn Hậu gật gật mấy cái, quay nhìn Tiến Dụng lần nữa rồi bước ra thật nhanh.

Văn Hậu đi khỏi, Tiến Dũng nhẹ nhàng bước lại bên giường. Đức Chinh vừa ngủ là anh sang đây ngay.

"Dụng, là anh đây.", Tiến Dũng lay người cậu em.

Tiến Dụng không phản ứng gì. Tiến Dũng chép miệng, lắc đầu. Anh hỏi:

- Sao giận dữ với thằng Hậu vậy? Nó có ý tốt thôi mà.

- Em không thích! - Tiến Dụng đáp xẵng.

Tiến Dũng không nói thêm lời nào mà chỉ nhanh gọn bế xốc Tiến Dụng lên, đặt cậu trong lòng mình, lấy cái gối kê đầu cho cậu. Mỗi khi đứa em trai này nhõng nhẽo thì người anh trai kia vẫn dỗ dành như vậy.

Bẹo nhẹ một cái vào má cậu em mang gương mặt rất giống mình, chàng thủ môn tài ba thân tình hỏi:

- Đang trách Công Phượng hay thầy Park?

Tiến Dụng uể oải đáp:

- Không trách ai cả. Anh Phượng rất tốt. Thầy xử cũng đúng tội. Do tự em làm thôi.

Tiến Dũng xoa đầu em:

- Biết vậy là ngoan rồi. Đừng buồn nữa. Anh thương em mà.

Tiến Dụng bất ngờ gục mặt vào người anh, khóc ngon lành:

- Em nhớ bố, em nhớ mẹ quá anh ơi. Em muốn về nhà...

Tiến Dũng đau quặn lòng. Anh ôm chặt cậu em, vỗ về:

- Em đừng khóc như vậy, bố mẹ sẽ không vui đâu. Bố mẹ cũng nhớ em. Chúng ta sẽ sớm về nhà thôi em trai à.

Tiến Dụng chợt co người lại, run rẩy. Tay cậu níu chặt lấy anh. Tiến Dũng nhíu mày. Anh biết tình hình không hay rồi.

Bùi Tiến Dụng bề ngoài có vẻ vui tươi, tinh nghịch của một cậu trai hai mươi tuổi nhưng mấy ai biết, nội tâm cậu đầy những bão tố. Trong lòng cậu có một vệt đen, một vết hằn, một ám ảnh chưa cách gì xóa đi được và mỗi khi xúc động mạnh, cậu sẽ bị nó hành hạ.

Tiến Dũng xiết vòng tay giữ lấy cậu em, liên tục trấn an: "Không sao đâu Dụng. Không có ai làm hại em đâu. Anh đây. Em đừng sợ... "

Tiến Dụng cắn chặt răng, chỉ biết vùi sâu vào lòng anh trai. Trong đầu mơ hồ những hình ảnh xưa cũ.

Điều gì đã khiến cậu thành như vậy? Chuyện này phải nói đến ngày thơ ấu.

Gia cảnh hai anh em Dũng - Dụng rất nghèo khó. Cuộc sống chật vật chạy ăn từng bữa. Năm Tiến Dụng sáu tuổi, mẹ bị bệnh nặng. Nhà không cách nào xoay ra tiền chữa trị. Lại sắp vào năm học mới, không có cách gì để sắm sửa cho hai đứa con nhỏ đi học.

Ngay thời điểm đó, có một người bà con xa làm thầy mo (7) đến thăm. Người này ngỏ ý với bố muốn xin Dụng về làm con nuôi, bù lại, sẽ tặng một số tiền để giúp bố chữa bệnh cho mẹ và lo cho Dũng đi học. Bố không muốn. Làm như thế khác nào bán con. Dù nhà nghèo thật nhưng bố mẹ thương mấy đứa con hơn sinh mạng. Nhưng người này năn nỉ lắm. Ông ta bảo vì ông ta là thầy mo, đi cúng ma khắp nơi, nhà cửa hiu quạnh nên cần một đứa trẻ trông nhà. Ông ta hứa sẽ nuôi nấng Dụng tử tế, cho ăn học đàng hoàng, đến khi Dụng lớn Dụng sẽ lại về với bố mẹ. Tiến Dũng muốn đi thay nhưng ông ta kiên quyết chỉ nhận đứa sáu tuổi. Trước tình thế tính mạng vợ bị đe dọa, lại nghe lời ông ta có lý có tình, bố đành rứt ruột cho Tiến Dụng đi theo ông ta. Bố con, anh em chia tay trong nước mắt.

Ông ta đem Tiến Dụng về không phải như ông ta nói. Ông ta là một thầy mo nhưng không phải thầy mo bình thường, ông ta không biết học được ở đâu những bùa phép quái dị, tin vào những nghi thức man rợ. Ông ta đang tìm một đứa bé trai sáu tuổi để thực hiện nghi thức cầu ma xin cho mình thành người sống mãi không chết, hổ báo rắn rết thấy đều kinh sợ.

Đem Tiến Dụng về, ngày đều tiên ông ta cho cậu bé tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo đẹp, đeo thêm những chiếc vòng bạc và cho ăn uống thật ngon. Tiến Dụng ngây thơ nào biết nguy hiểm đang chực chờ.

Ban đêm, ánh trăng treo đầu bản. Trăng tròn và sáng lắm. Tiến Dụng đang ngủ thì bị kéo dậy. Còn chưa kịp dụi mắt cho tỉnh thì cậu bé đã thấy mình bị trói trên một cái giàn gỗ. "Bố nuôi" sắc mặt kỳ quái đang khấn vái những câu thần chú lạ lẫm. Cậu bé tự nhiên sợ hãi mơ hồ. Ông ta chợt trừng trừng nhìn cậu bé bằng đôi mắt như mắt rắn. Rồi ông ta nhảy bổ tới, cầm bó đuốc châm lửa.

Ngọn lửa cháy phừng phừng. Nóng khủng khiếp. Bùi Tiến Dụng khóc thét lên. Cậu bé kêu gào thảm thiết.

Bé Dụng tỉnh lại với những vết bỏng được băng bó, trong trạm quân y đồn biên phòng. Ngọn lửa kia đã gây chú ý với bộ đội biên phòng đi tuần. Và các chú bộ đội đã kịp thời cứu được cậu bé đáng thương. Lão "thầy mo" bị bắt giao nộp cho công an để xử lý thích đáng. Lực lượng biên phòng phối hợp với công an đã tìm được địa chỉ của cậu bé và đưa cậu về nhà.

Bố đã liên tục xin lỗi con. Mẹ đã suýt ngất đi khi vừa khỏi ốm. Anh trai đã ôm chặt em trai mà khóc.

Tiến Dụng mất hồn hoàn toàn. Cậu bé quá hoảng loạn. Phải mất nhiều tháng, với sự cố gắng của gia đình và sự hỗ trợ tích cực của y tế thì cậu mới bình phục. Có công anh Dũng vẫn chịu khó chơi bóng cùng cậu. Hai anh em thích chơi bóng từ khi còn rất nhỏ.

Tai nạn kinh hoàng đó đã qua lâu rồi nhưng cứ ám ảnh Tiến Dụng mãi. Mỗi lần nhớ lại, cậu lại run rẩy, sợ hãi, không thể tự chủ. Tiến Dũng phải ôm cứng lấy cậu, xoa lưng cậu, truyền cho cậu hơi ấm.

Mãi một lúc, Tiến Dụng cũng bình tĩnh lại. Tiến Dũng để em nằm xuống, khuyên em hãy ngủ một giấc đi, ngủ rồi sẽ không sao nữa.

"Anh Dũng ơi... anh có thể hát cho em nghe một bài hát của người Mon (8) mình không? Em nghe rồi sẽ ngủ...", Tiến Dụng níu áo anh nằn nì.

Tiến Dũng gật đầu, ánh mắt thật trìu mến. Anh thủ môn ngân nga một điệu Xường (9) của người Mường Thanh Hóa ru cậu em trai ruột thịt vào giấc ngủ yên lành giữa chốn xứ lạ quê người lạnh lùng tuyết phủ.

Đình Trọng đòi Tiến Dũng trung vệ lấy cái dream catcher cho mình. Ỉn khư khư giữ lấy nó. Tư Dũng đã giúp Ỉn thay đồ. Cũng đã giúp thoa thuốc rồi. Bây giờ, anh chẳng biết nên làm gì nữa. Đình Trọng cứ ôm cái dream catcher mà không nói với anh câu nào. Tự nhiên sao anh thấy khó chịu với cái dream catcher đó quá.

"Tư Dũng, anh biết kể chuyện cổ tích không?", Đình Trọng bất ngờ lên tiếng hỏi.

Tiến Dũng giật mình, vội gật đầu. Đình Trọng thủ thỉ:

- Vậy anh kể chuyện đi. Em phải nghe kể chuyện thì mới ngủ được.

Tiến Dũng ngơ mặt hỏi:

- Em muốn nghe chuyện gì?

- Công chúa ngủ trong rừng. - Đình Trọng đáp.

Tiến Dũng cười hiền:

- Anh biết chuyện đó. Anh sẽ kể cho em nghe.

- Nhưng khi nghe kể chuyện em có thói quen gối đầu lên đùi... - Đình Trọng mắt long lanh nói thêm.

Tiến Dũng lại gật đầu. Đã bớt ngơ hơn một chút, anh nhanh chóng đỡ Ỉn gối đầu lên đùi mình. Đình Trọng chợt cười toe toét:

- Đùi cầu thủ săn chắc gối thích lắm.

Nụ cười đó như một quả bóng sút thẳng vào lòng anh trung vệ, anh nghe có tiếng mảnh lưới nào đang thủng. Đình Trọng lim dim mắt hối anh kể chuyện.

Tư Dũng kín đáo mở điện thoại liếc qua câu chuyện rồi bắt đầu kể.

"Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua và một bà hoàng hậu..."

Giọng anh trung vệ thật ấm, ấm lắm. Đình Trọng thiếp dần, thiếp dần. Trong vô thức, bàn tay cậu giữ dream catcher đã bớt đi vài phần xiết chặt. Lần đầu tiên trong từng ấy năm sống với hoài niệm cậu lỏng tay giữ món kỷ vật đó.

Tuyết bên ngoài vẫn cứ lặng lẽ rơi. Không thể nhuốm lạnh những ấm áp đang nhen nhóm khắp khu khách sạn này.

-----------

Chú thích

(1) "Ca sĩ phải có chữ "Trường", cầu thủ phải có chữ "Công"": câu này Phong góp nhặt từ bên ngoài. Ý người nói là ca sĩ hát hay thường mang tên "Trường" như: Lam Trường, Đan Trường còn cầu thủ đá giỏi tên thường có chữ "Công" như Công Vinh, Công Phượng.

(2) Bài hát ru của Xuân Trường là "Ngậm ngùi", thơ Huy Cận, Phạm Duy phổ nhạc.

(3) Truyền thuyết hôn mắt sẽ lấy đi nước mắt: cái "truyền thuyết" này thật ra là do Phong nghĩ ra, Phong cũng đã google thử rồi, không thấy nhắc đến nên các tình yêu không cần mò lại đâu ^^

(4) Chi tiết Văn Thanh ví Công Phượng như xương rồng là chịu ảnh hưởng từ fic "23 mảnh yêu thương" của author Anh Đào Tuyết (ai chưa đọc qua đọc đi, hay lắm). Nhưng xương rồng của Phong đơn giản chỉ là xương rồi thôi, không phải "vật chứng tình yêu Thanh - Phượng" như bên đó đâu. Các tình yêu nào đọc bên đó rồi thì hãy cứ thật trong sáng và lành mạnh đi.

(5)

Hoa thủy vu còn có tên là hoa rum hay hoa ráy. Hoa thủy vu rất độc.

Hoa thủy vu có rất nhiều màu

(6)

Hoa anh túc là hoa thuốc phiện

Hoa anh túc rất nhiều màu và nhìn cũng có vẻ mềm mại, các tình yêu thấy sao?

(7) Thầy mo: thầy cúng của người dân tộc

(8) Người Mon: người Mường ở Thanh Hóa gọi mình là "Mon"

(9) Xường: một thể dân ca của người Mường Thanh Hóa

Chi tiết về nỗi ám ảnh của Tiến Dụng chỉ tồn tại trong "Từ quả bóng đến trái tim"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro