Hạ chí

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

(Nghe có mùi tự ngược nhau trầm trọng. Hiu hiu...)

Buổi tối thật yên tĩnh. Yên tĩnh đến khiến người ta thấy cô độc. Ông Hang Seo nằm mà cứ mở hai mắt, không ngủ được. Ông cứ nhìn thấy hình ảnh của Quang Hải. Hình ảnh cậu nhỏ bé, cả người dần như thu lại, đầu cúi thật thấp, quỳ yên như tượng đợi ông hàng giờ, đáng thương đến đau lòng, ông đứng ngoài cửa đã thấy hết nhưng trái tim đầy hờn giận đã ngăn đôi chân ông bước vào. Ông nhìn thấy sự rụt rè, e ngại, lầm lũi nhận phần cơm rồi đi thẳng lên phòng với vẻ mặt buồn hiu hắt của cậu. Ông cũng thấy cả hình ảnh cậu cố gắng tỏ ra dễ thương, cố gắng tìm cách trò chuyện với ông và cả sự thất vọng não nề khi thấy ông cứ làm ngơ. Ông Hang Seo đau lòng. Ông bật dậy. Ông rời khỏi phòng.

Ông Hang Seo dừng chân trước phòng Quang Hải. Ông không hiểu lý do gì mình lại đến đây. Ông nửa muốn quay đi, nửa muốn không. Suy nghĩ một hồi, ông thở hắt ra rồi khẽ khàng đẩy cửa. Ánh đèn mờ mờ đủ để người thầy nhìn thấy hai cậu học trò trong phòng đang ngủ rất say. Ông Hang Seo bước đến chỗ Ngọc Tuấn, cậu ngủ rất lành nết, tề chỉnh, chăn gối chẳng có gì phải chỉnh sửa nên ông chỉ phủ chăn kín hơn một chút cho cậu rồi bước qua chỗ Quang Hải.

Ông im lặng nhìn Quang Hải ngủ. Tấm chăn phủ kín gần nửa gương mặt nghiêng. Hai cái tai mèo nhỏ ló ra khỏi chăn, ngay dưới cằm cậu. Quang Hải ngủ trông hiền ngoan quá, hiền ngoan như một thiên thần nhỏ. Ông Hang Seo càng nhìn càng thấy lòng đau hơn. Ông nhẹ nhàng kéo tấm chăn, ngồi xuống bên cạnh cậu. Ông đưa tay vuốt mái đầu cậu, thở dài:

- Quang Hải ơi là Quang Hải... con muốn thầy phải làm sao với con đây?

Chợt có ánh sáng lọt vào. Ông Hang Seo hơi giật mình. Ông nhìn lại thì biết là Hạ Long. Trùng hợp. Ông cũng không ngờ đến việc sẽ đụng ngay giờ anh chàng đi kiểm tra. Hạ Long vừa đẩy cửa, nhìn thấy có người ngồi trong phòng cũng hơi giật mình nhưng nhanh chóng nhận ra là thầy Park. Anh đứng yên tại chỗ không thể bước tiếp. Anh biết lý do thầy ở đây.

Thầy Park chậm rãi đứng dậy, lấy thái độ thật bình tĩnh, đi thẳng ra cửa, không nói một lời. Hạ Long nhìn theo. Thầy vừa đi mấy bước thì anh vội khép cửa đi theo.

- Thầy ơi... - Hạ Long đi ngay phía sau gọi thầy.

Ông Hang Seo quay nhìn anh. Anh chàng liền nhân cơ hội bày tỏ:

- Thưa thầy, rõ ràng thầy rất yêu thương Quang Hải vậy tại sao không thể mở lòng tha thứ cho em ấy? Tại sao phải khiến cả hai thầy trò đều chịu đau lòng?

Thầy im lặng. Hạ Long cũng im lặng. Mãi một hồi thầy mới lên tiếng:

- Hạ Long à, không chỉ Quang Hải, tất cả các học trò tôi đều yêu thương. Tôi cũng không muốn cảnh này nhưng tôi thật sự chưa thể nào tha thứ cho Hải. Mỗi lần nghĩ đến sự lo lắng đến nghẹt thở khi nó đột nhiên biến mất thì tôi lại thấy giận. Cậu bảo tôi làm sao mà tha thứ?

Hạ Long buồn bã thở dài. Ông Hang Seo nhìn ra ban công đầy tuyết, nói:

- Cậu có mệt lắm không? Tôi muốn có người trò chuyện một chút.

- Dạ không. Vậy chúng ta tìm chỗ nào nói chuyện đi ạ. - Hạ Long nhận lời thầy.

Ông Hang Seo gật đầu. Hai người cùng nhau lên sân thượng. Nơi đó yên tĩnh lại thoáng đãng.

Hai người nói với nhau đủ thứ chuyện, từ chuyện của đội đến chuyện đời, chuyện nhà. Hạ Long đã có dịp kể cho thầy nghe chuyện của mình và Công Phượng. Anh kể bằng một giọng hăng say và đôi mắt lấp lánh niềm vui.

Sau khi huyên thuyên một hồi, Hạ Long dừng một chút, duỗi thẳng chân phải ra, xoa xoa. Ông Hang Seo hỏi ngay:

- Chân cậu đau à?

- Dạ không. - Hạ Long vừa lắc đầu vừa cười - Không đau ạ, nhưng trời lạnh quá nên em xoa để giữ ấm cho nó thôi.

Ánh mắt thầy nhìn anh rất thương xót. Đoạn thầy rất chân tình mà nói:

- Hạ Long à, tôi biết cậu sau khi cậu giải nghệ, tôi quý những đức tính và phong cách làm quản lý rất chuyên nghiệp của cậu. Tôi cũng biết trước đây cậu là cầu thủ. Nhưng thật sự tôi không biết khả năng chơi bóng của cậu đến đâu. Mãi cho đến hôm tôi thấy cậu chơi bóng một mình... - Thở nhẹ - Tôi thấy tiếc cho cậu. Nếu đôi chân của cậu không sớm bị hủy hoại thì sự nghiệp của cậu giờ này đã tiến xa lắm rồi.

Hạ Long lặng đi mấy giây. Nhưng anh chợt cười, thái độ xề xòa nhưng lời nói đầy chua chát:

- Em cám ơn thầy đã khen em. Nhưng chuyện đã qua rồi em không muốn nhắc lại nữa. Phần phước em chỉ đến vậy thôi, em chấp nhận. Bây giờ cuộc đời em đã an bài thế này rồi, làm việc vặt cho đội bóng, chăm sóc, phục vụ để các anh em có điều kiện sinh hoạt và tập luyện thoải mái nhất, đứng ở phía sau nhìn các anh em tiến lên, như vậy cũng là đủ rồi. Em không dám đòi hỏi gì hơn nữa.

Ông Hang Seo nghe mấy lời đó mà thấy xót xa. Ông vỗ nhẹ vào vai anh như để an ủi. Hạ Long vẫn cười, cười hiền như một ánh trăng. Anh giúp thầy quấn lại khăn choàng cổ rồi nói:

- Cũng muộn rồi, trời lạnh lắm, thầy xuống phòng ngủ đi ạ, ngày mai đội còn phải tập nữa.

- Cậu cũng đi ngủ sớm đi. - Thầy Park ấu yếm xoa má Hạ Long - Cậu là người vất vả thức khuya dậy sớm nhất đội đấy.

- Vâng, thầy cứ xuống trước, em dọn xong đống vỏ bánh ăn nãy giờ rồi sẽ xuống ngay.

Thầy Park không nói thêm lời nào, thong thả đứng dậy rời đi. Hạ Long cúi cúi nhặt vỏ bánh rồi lại lén nhìn theo thầy. Thầy đi khuất rồi. Sân thượng chỉ còn mình anh. Hạ Long bất chợt ôm mặt bật khóc.

Hạ Long cứ thế mà khóc, nước mắt chảy thành dòng. Anh khóc thầm, khóc lén chứ có dám khóc hả hê gì cho cam. Trời lạnh lắm nhưng nước mắt của Hạ Long còn lạnh hơn. Bất chợt, một bàn tay ấm áp đặt lên vai anh. Anh giật mình quay nhìn. Ánh mắt thầy thiết tha trìu mến. Thầy khẽ nhíu mày. Hạ Long đờ người ra. Anh vốn không muốn để thầy thấy bộ dạng này của mình nhưng không ngờ...

Không để Hạ Long lên tiếng, thầy Park nói trước:

- Tôi biết thế nào cũng có cảnh này. Hạ Long à, cậu che đậy cảm xúc rất giỏi nhưng không qua được mắt được ông già sáu mươi tuổi này đâu. Tôi đã từng trải qua tuổi trẻ giống như các cậu, đừng cố giấu giếm mà làm gì.

Hạ Long đưa tay lau vội hai dòng lệ, giọng thật nhỏ:

- Em xin lỗi... em không muốn thầy nhìn thấy em như thế này...

Ông Hang Seo nhẹ nhàng ngồi xuống bên cạnh Hạ Long. Tay ông vẫn đặt lên vai anh. Giọng nói ông ấm áp yêu thương:

- Hạ Long, có chuyện buồn thì đừng cố giấu, nói ra có người nghe sẽ vơi buồn đi. Chấn thương của cậu, theo tôi nghĩ nó không phải đơn giản chỉ là một chấn thương do tập luyện, đúng không?

Im lặng có đến hơn mấy phút. Và Hạ Long chợt bám chặt lấy vai thầy, giọng như nghẹn hẳn lại:

- Thầy ơi... thật ra... thật ra đôi chân của em bị người ta hãm hại nên mới bị hủy...

Ông Hang Seo kinh ngạc. Hạ Long cố dằn xuống sự xúc động để kể cho ông nghe câu chuyện đời mình, một câu chuyện mà anh chưa bao giờ dám nhắc lại.

Đó là câu chuyện của mấy năm trước. Vào thời đó, Sông Lam Nghệ An nổi tiếng với cặp "Song Long", hai con rồng xứ Nghệ. Đó là Hồ Nguyên Hạ Long và Ngô Dương Chí Long. Cả hai cùng độ tuổi, cùng chơi ở vị trí tiền đạo, cùng tài hoa như nhau, lại cùng có ngoại hình ưa nhìn nên ai cũng gọi là một cặp Song Long. Cặp Song Long này vốn chơi thân với nhau, được xếp ở chung từ nhỏ nên thân thiết lắm. "Song Long" là cặp tiền đạo ăn ý nhất của nhau. Khi một người được chọn ra sân thì chắc chắn người kia cũng sẽ ra cùng vì không ai có thể đá cặp với một trong hai anh Long ăn ý hơn anh Long còn lại. Chỉ cần một ánh mắt là đủ để hiểu đối phương, họ luôn có cho nhau những đường chuyền đẹp mắt và những pha đón nhận hoàn hảo. Không chỉ hiểu ý nhau trên sân cỏ, họ còn rất hiểu nhau ngoài đời. Có những chuyện chỉ cần nhìn nhau thôi cũng hiểu, không cần phải nói ra.

"Song Long" là danh từ gắn với những tháng ngày đẹp đẽ, êm đềm, rực rỡ của Hạ Long và của cả cậu Chí Long ấy. Chí Long từng là một người Hạ Long rất ngưỡng mộ, ngưỡng mộ đến nhiệt thành.

Ngô Dương Chí Long năm ấy không chỉ vừa đẹp trai vừa đá bóng giỏi mà còn rất hóm hỉnh, hài hước lại lắm tài lẻ. Chí Long viết thư pháp rất đẹp, thường hay tặng tranh thư pháp cho các anh em, lại hay đem thư pháp treo khắp nơi trong ký túc. Chí Long còn biết thổi harmonica. Anh ấy thường hay mang kèn ra thổi trong những khi đội bóng rảnh rỗi ngồi tám chuyện cùng nhau.

Điểm ấn tượng trên gương mặt Chí Long là cái nốt ruồi gần đuôi mắt phải. Cái nốt ruồi này làm đôi mắt anh có một sự thu hút đặc biệt khi nhìn vào. Tóc Chí Long rất bồng bềnh, dù có chải thế nào cũng vẫn có độ bồng bềnh. Hạ Long vẫn hay đan ngón tay qua làn tóc ấy để cảm nhận độ mềm mượt của nó. Chí Long có thói quen bặm đôi môi mỏng nhỏ đỏ hồng lại mỗi khi tập trung làm gì đó, những lúc như vậy trông anh đáng yêu lạ lùng.

Hạ Long cũng như ai, cũng có cái tuổi mười mấy thanh xuân đầu đời ngây dại. Rời nhà vào lò đào tạo trẻ của Sông Lam Nghệ An, anh khép lại quãng đời ấu thơ có dáng hình Công Phượng để tuổi hoa niên là khoảng không gian thời gian ngưng đọng thành cái tên Ngô Dương Chí Long.

Những tháng năm xa xôi ấy, Chí Long và Hạ Long đã từng một bước chẳng rời nhau, cả đội đã quen với việc hai người luôn xuất hiện cùng nhau. Bạn là hình, tôi là bóng, họ mua sắm giống áo từng cái áo cái quần, hình như không có ai trên đời có thể thân thiết hơn Song Long. Chí Long rất thích trang sức bạc. Anh đã mua hai sợi dây chuyền bạc mặt rồng cho mình một sợi, Hạ Long một sợi. Chính tay anh đã đeo nó cho Hạ Long. Ngày hôm ấy, vòng tay anh ấm áp choàng từ phía sau đặt sợi dây chuyền bạc lên cổ Hạ Long, thủ thỉ: "Song Long đeo hai sợi dây chuyền giống nhau. Ngày nào chúng ta còn đeo nó trên cổ thì ngày đó vẫn còn Song Long, chúng ta vẫn là bạn thân...".

Sợi dây chuyền ấy đã từng gắn bó với Hạ Long cả một thời.

Như một thói quen, sau những buổi tập, họ dùng chung một cái khăn lông, uống chung một bình nước. Họ từng nói với nhau rằng mình có cái gì thì cũng sẽ giúp người kia có y như vậy.

Trong ký ức của Hạ Long vẫn còn tồn tại những buổi chiều mưa trắng xóa cả đất trời. Những lúc trời mưa như thế, Hạ Long rất thích kéo Chí Long cùng mình ra nghịch nước. Cả hai cùng tắm mình dưới dòng nước mắt của đất trời, cùng nghịch giỡn, rượt đuổi, té nước nhau, cười đùa hồn nhiên.

Ngày ấy Chí Long có một chiếc xe đạp gắn đầy chong chóng. Mỗi khi anh đạp xe, chong chóng lại xoay tích. Hạ Long rất thích chiếc xe đó. Có những buổi hoàng hôn, Chí Long lại lấy xe đạp đèo Hạ Long ra chợ Vinh, mua hai phần bánh nước rồi ra nơi bến thuyền ngắm hoàng hôn, nhìn từng chuyến thuyền ra vào bến, lắng nghe những tiếng huyên náo của chốn phố chợ trên bến dưới thuyền. Những lúc như vậy, họ hay đút bánh của mình cho người kia cắn ăn rồi cùng nhìn nhau mà cười. Chiếc xe chong chóng dựng bên bờ sông cùng đôi trẻ đổ bóng in dài trong vệt nắng. Đến khi những tia nắng cuối cùng lặn khuất đường chân trời, họ sẽ ra về và Hạ Long sẽ giành phần đạp xe về. Vòng quay của những chiếc chong chóng đong đầy trong đáy mắt xanh non của hai chàng trai trẻ. Chí Long từng nói nếu một ngày không có Hạ Long đi cùng xe nữa thì Chí Long cũng sẽ không cho ai đi nhờ. Chí Long không muốn những thứ thuộc về kỷ niệm của hai đứa bị người khác đụng chạm vào.

Có những đêm trời đẹp, hai người thuê thuyền ra sông, đắm mình trong bầu không gian của trăng, sao, gió và nước. Ngồi tựa mui thuyền, hai chàng trai cùng đếm sao, nghe sóng vỗ mạn thuyền. Chí Long sẽ đem harmonica ra thổi cho Hạ Long nghe còn Hạ Long sẽ hát một bài ví dặm.

"Người ơi... dòng sông Lam vừa trong vừa mát

Lựa mái chèo đưa câu hát ngân nga, ơ... ờ

Ai về xứ Nghệ quê ta
Nghe câu ví ơ... giặm, thiết tha ân ơ... tình"

(Lung linh hồn quê xứ Nghệ)

Giai điệu mênh mang chan chứa lan theo từng con sóng lung linh ánh trăng sao, ru hồn người vào cõi mộng.

Đồng hành cùng nhau ở câu lạc bộ, cả các đội tuyển quốc gia, Chí Long luôn tỏ ra là người bảo bọc cho Hạ Long. Những khi xảy ra va chạm trên sân, Chí Long luôn lao đến đỡ Hạ Long dậy. Có khi đội bạn quá khích, muốn gây bạo lực, Chí Long luôn đứng cản trước mặt Hạ Long.

Cả một thuở yên bình của Song Long được anh em gọi đùa là ngày "Hạ Chí". Hạ chí là thời điểm có ban ngày dài nhất, hạ chí cũng là ngày khởi đầu của mùa hạ. Có lẽ vì vậy mà những tháng năm ấy của Song Long vừa sáng sủa, vừa yên bình lại ấm áp như nắng vàng đầu hạ.

Giọng Hạ Long vọng vào đêm vắng:

- Nhưng em chưa bao giờ có thể ngờ, "Song Long" lại làm nên bi kịch đời em...

Câu chuyện hãy còn tiếp tục. Buổi ấy Hạ Long và cả Chí Long đều là những cái tên ăn cơm tuyển. Kiếm được nhiều tiền, lại thêm vừa tài giỏi vừa có ngoại hình nên thính bay tới tấp kèm theo muôn ngàn cám dỗ. Tuy nhiên, Hạ Long giữ hình ảnh của mình trong veo, không để bị bất cứ cái gì làm cho lung lạc. Còn Chí Long hoàn toàn ngược lại, cặp hết cô này đến cô khác, bao nhiêu tiền lương, tiền thưởng dồn hết cho những cuộc ăn chơi. Kể từ khi bắt đầu nổi tiếng, Hạ Long dần cảm nhận được Chí Long ngày một mất mát, ngày một sa đọa. Hạ Long vừa buồn vừa lo, anh tìm lời nhỏ to khuyên giải. Lần nào Chí Long cũng cười bảo Hạ Long yên tâm, anh biết nên làm sao.

Hạ Long nhận ra những pha phối hợp của hai người không còn ăn ý nữa, ngày một lỏng lẻo. Hạ Long cũng nhận ra hai người ngày càng xa cách nhau. Dần dà, anh em bảo nhau là Chí Long thay đổi rồi. Vẫn là cặp Song Long nhưng một con là rồng thần còn một con là rồng quỷ. Hạ Long buồn nhiều lắm.

Cho đến một ngày, tình cảm trong sáng bao năm trời thật sự rạn nứt, rạn nứt vì một cái tát phũ phàng. Hôm ấy Chí Long đi bar uống rượu bị ban huấn luyện bắt được, đem về kỷ luật. Hạ Long cố gắng xin cho anh được nhẹ tội. Hạ Long là trò cưng của các thầy, được các anh lớn thương nên lời nói rất có giá trị. Nhưng không ngờ, sau khi về phòng, Chí Long đã thẳng tay tát Hạ Long một cái, in hằn năm dấu ngón tay đỏ. Và anh gắt gỏng: "Tau nỏ cần mi tốt với tau, thằng giạ nhân giạ nghãi! Mi là thiên thần còn tau là ác quỵ, mi là niềm kiêu hạnh còn tau là nội ô nhục, mi với tau nỏ liên quan chi nhau. Tao đ*o cần mi, đ*o cần cạ cái câu lạc bộ ni!!!". (Tao không cần mày tốt với tao, thằng giả nhân giả nghĩa. Mày là thiên thần còn tao là ác quỷ, mày là niềm kiêu hãnh còn tau là nỗi ô nhục, mày với tao không liên nhau gì nhau. Tao đ*o cần mày, đ*o cần cả cái câu lạc bộ này").

Hạ Long vừa ngỡ ngàng vừa đau khổ. Dấu ngón tay ngày đó in hằn trong lòng Hạ Long vẫn còn đậm nét lắm. Đến tận bây giờ anh vẫn không hiểu vì sao năm đó Chí Long lại nổi cáu với mình. Nhắc lại vẫn còn nhói đau.

Từ sau hôm đó, hai người gần như tránh mặt nhau. Hạ Long lúc đầu tức lắm, giận lắm nhưng sợi dây chuyền bạc trên cổ nhắc anh về tình cảm giữa hai người. Hạ Long không muốn để mối quan hệ này vụt qua kẽ tay như những sợi tóc bồng bềnh của ai kia. Hạ Long cố gắng làm tìm cách làm lành với Chí Long. Nhưng Chí Long vẫn một mực lảng tránh.

Cho đến một ngày, có lệnh triệu tập đội tuyển quốc gia. Một điều bất ngờ nhưng không đáng ngạc nhiên là danh sách của Sông Lam Nghệ An không có tên Ngô Dương Chí Long. Không đáng ngạc nhiên bởi vì ai cũng nhận thấy phong độ của Chí Long đã sa sút rất nhiều, anh đá càng lúc càng tệ, lại vướng quá nhiều lỗi sai trong lối sống gây scandal ầm ĩ, huấn luyện viên trưởng đội tuyển đã quyết định loại bỏ anh để nhường chỗ cho những gương mặt trẻ ưu tú hơn.

Điều này thật sự gây sốc cho Chí Long. Còn Hạ Long đau buồn hơn là chính mình bị loại. Anh muốn an ủi người bạn nhưng Chí Long đi mất dạng cả ngày chẳng thấy đâu, gặp mặt thì cũng lảng đi.

Một ngày trước hôm Hạ Long cùng các anh em lên Hà Nội theo lệnh triệu tập đội tuyển, đội bóng Sông Lam Nghệ An vẫn có lịch tập, các cầu thủ lên tuyển thì không phải tập. Nhưng Chí Long bất ngờ năn nỉ Hạ Long tập cùng mình một buổi trước khi đi. Hạ Long tưởng đây là cơ hội làm lành, vui mừng nhận lời và xin huấn luyện viên cho mình tập cùng đội. Thầy đồng ý.

Hạ Long nhiệt tình dẫn bóng đi. Chí Long xông ra. Một tiếng "bốp" thật mạnh. Xảy ra va chạm. Đúng hơn là một pha "đốn giò". Hạ Long ngã lăn xuống sân. Chí Long cũng ngã nhưng nhanh chóng bật dậy. "Rắc", có tiếng xương gãy. Hạ Long thét lên tưởng chừng nát cả cổ họng. Chí Long đã giẫm lên chân Hạ Long, còn dùng lực ấn xuống, chân Hạ Long bị gãy nghiêm trọng. Cả đội và bác sĩ nhanh chóng chạy đến. Hạ Long đau đớn lăn lộn trên sân, đôi mắt ngấn nước nhìn Chí Long. Chí Long đằng đằng sát khí, ánh mắt long sòng sọc, mặt đỏ gay, xiết nắm tay nói với Hạ Long như kẻ thù: "Tau nỏ được lên tuyện thì mi cụng đừng mong lên!". Rồi anh cười chua chát: "Tau với mi là cặp Song Long, ai có cái chi là ngài tê có cái đó. Tau với mi chị đá cặp với nhau, tao nỏ được tuyện thì mi đá với ai?". Lại mỉa mai: "Mi lọi cẳng tau coi mi đá mần răng".

(Tao không được lên tuyển thì mày cũng đừng mong lên! Tao với mày là cặp Song Long, ai có cái gì là người kia có cái đó. Tao với mày chỉ đá cặp với nhau, tao không được tuyển thì mày đá với ai? Mày gãy chân tao xem mày đá làm sao!).

Nói dứt tiếng thì Chí Long lấy sợi dây chuyền cất sẵn trong túi ném thẳng xuống đất ngay mặt Hạ Long, gằn: "Tau với mi từ rày đ*o liên quan chi nựa! (Tao với mày từ nay đ*o liên quan gì nữa).

Chí Long phũ phàng quay bước đi. Hạ Long không thể phản ứng được gì, vừa đau, vừa kích động, Hạ Long ngất đi, được đưa đi cấp cứu.

Giọng Hạ Long thật buồn:

- Điều trị suốt một năm trời, ra cả nước ngoài nhưng không có cách gì giúp em có thể đá bóng được nữa. Các bác sĩ cố lắm chỉ có thể giúp em không phải đi cà nhắc thôi.

Ông Hang Seo lặng mất mấy giây. Ông chưa từng nghĩ đến chuyện sự thật đằng sau việc giải nghệ của Hạ Long lại khủng khiếp đến như vậy. Ông thấy thương anh vô cùng. Ông ôm lấy anh, nói lời an ủi. Họ nói chuyện một chút thì mới đi xuống.

Hai người đi khuất, trong bóng đêm, có một người đang nhìn. Công Phượng cắn chặt môi ghìm lại những giọt xúc động đang chực tuôn trào. Cậu lén theo hai người lên đây và đã nghe hết câu chuyện. Lòng cậu như bị kim đâm. Cậu cảm thương cho Hạ Long, anh bị hãm hại như thế mà anh nào có kể gì với cậu. Công Phượng ngẩng mặt nhìn màn đêm lạnh lẽo giá băng.

Hạ Long và thầy Park đi xuống đến phòng huấn luyện viên thì chợt nghe những tiếng hét thất thanh ở tầng dưới. Cả hai nhìn nhau còn chưa kịp hiểu gì. Cả dãy phòng bật sáng. Rồi chợt có tiếng bác sĩ Thiện vọng ra từ phòng của mình: "Thái Quý, Thành Chung, hai anh làm cái gì mà leo lên giường của Minh Đan thế?".

Vậy là đêm hôm có biến. Các chàng trai ngáp ngắn ngáp dài gặp thầy ở chỗ họp đội. Một vài kẻ tội đồ cúi đầu nín thít.

Bác sĩ Thiện bực bội cằn nhằn:

- Mộng du cái gì mà mộng du! Đều là giả vờ. Chỉ có Đình Trọng là mộng du thật nhưng uống thuốc rồi nên đêm nay không bị nữa. Còn mấy người này đều là giả vờ. - Nhìn thầy Park đang mặt mày cau có - Tôi nói rồi, mộng du sẽ thành dịch mà. Nhưng tôi không ngờ là dịch này tràn lan sâu rộng đến vậy.

Bác sĩ Thiện nói xong thì bỏ đi một hơi. Bác sĩ mệt và bác sĩ cần ngủ. Bác sĩ cũng cần phải canh chừng đứa cháu trai có nguy cơ sẽ bị bắt cóc mất của mình. Thật là mệt mỏi cho vị bác sĩ trưởng mà. Khổ lắm có ai hiểu không?

Xuân Trường che miệng ngáp rồi nói:

- Thầy ơi... em buồn ngủ quá thầy ơi...

Duy Mạnh thì mặt như đưa đám, tay chống nạnh, môi trong tư thế sẵn sàng phọt rap, mắt hình viên đạn nhìn Đức Huy đang đứng trong đám tội đồ. Và thầy Park yêu cầu tường trình sự việc.

Chuyện là thế này, bắt đầu từ "hoàng tử" trước. Như những gì đã xảy ra ở đầu đêm, Đức Huy tốn công kể cả câu chuyện ngôn tình ướt át, gõ muốn liệt bàn phím mà Duy Mạnh chẳng thấy like cho một cái. Đêm nằm ngẫm nghĩ thấy ức chế quá, Huy không ngủ được. chợt nhớ đến chuyện Đình Trọng bị mộng du hôm qua, anh chàng nảy ra một ý...

Thấy Hạ Long đi kiểm tra qua rồi, Đức Huy mon men mò khỏi giường. Xuân Trường ngủ say như chết. Đức Huy yên lặng rời khỏi phòng, mò sang phòng... phó Mạnh.

Hai cái giường đều trùm chăn phủ kín mít. Nhưng Đức Huy biết giường nào là giường của Duy Mạnh. Anh chàng liếm môi, xoa xoa tay, xông thẳng đến, nhảy cái bịch lên giường. Mùi hương này đúng là của Mạnh rồi. Đức Huy chui tọt vào chăn.

Và sau đó...

Tiếng Văn Hoàng la làng: "Bớ người ta! Sàm sỡ!".

Đèn phòng bật sáng. Duy Mạnh đứng ngay bên cạnh chống nạnh nhìn Đức Huy.

Tấm chăn bung ra, Văn Hoàng nhảy ra khỏi giường, hét liên tục: "Đức Huy sàm sỡ!".

"Hoàng tử" ngơ mặt. Hóa ra, Duy Mạnh "cao tay ấn". Sau cái vụ đăng facebook chuyện ngôn tình của Đức Huy, Duy Mạnh cứ có linh cảm không hay nên trước khi ngủ đã gạ gẫm Văn Hoàng đổi giường còn dùng nước hoa mình hay dùng xịt lên chăn để "tạo hiện trường giả". Thế là con cá béo đã cắn câu ngọt xớt.

Duy Mạnh tức điên người, cậu mở miệng ra...

Nhưng...

"A... ma! Cứu tôi với! Ma!", tiếng la của Đức Chinh làm tiếng rap chưa kịp vọt ra của Duy Mạnh chui ngược trở lại vào miệng.

Tiếng hét của Chinh ngay tại cửa phòng làm Xuân Mạnh thức giấc chạy ra, vọng lên cả tầng trên để thầy và Hạ Long nghe thấy.

Chuyện là...

Đức Chinh "mộng du" đi sang phòng của... anh quản lý. Nhưng vừa đến cửa thì thấy có cái bóng cao nghệu, vật vờ, cậu hãi quá hét lên. Mọi người kéo đến thì mới phát hiện ra không phải ma mà là... Út Hậu. Tội lỗi, bé út cũng "mộng du" sang phòng quản lý giống anh Chinh.

Sau khi biết rõ câu chuyện, thầy Park chỉ biết lắc đầu. Có một vài ánh mắt muốn giết người của một vài ai đó. Trợ lý ngôn ngữ thở dài. lẩm bẩm: "Nhan sắc là đầu mọi tai họa... Quá đáng sợ.".

Ông Hang Seo không biết nên nói thế nào với đám nhóc này nữa. Ông nhìn mấy đứa vô can đang ngủ gà ngủ gật, thở nhẹ rồi bảo:

- Thôi lên ngủ lại đi. Hôm sau xử. Muộn lắm rồi.

Vậy là phòng ai nấy về ngủ lại. Cứ như chuyện kinh dị đêm khuya. Khổ cho ban huấn luyện, ngủ cũng không yên.

Đêm khuya tĩnh mịch ở ngôi chùa cổ chốn núi đồi Đà Lạt. Giữa sân chùa rộng lớn lành lạnh hơi sương, một bóng áo lam yên lặng giữa bầu trời đêm.

"Mô Phật, Tuệ Sĩ, sao con còn chưa vào chánh điện công phu?", chất giọng êm êm hiền hòa của một vị sư vang lên.

Bóng áo lam giật mình quay lại. Đó là một chàng trai còn rất trẻ, có vẻ như là một cư sĩ ở chùa làm công quả. Anh vội chắp tay chào nhà sư:

- Mô Phật, bạch thầy con quên mất.

Vị sư bước đến gần anh, thật hiền từ bảo:

- Thôi thì hôm nay con có thể không công phu cùng các thầy. Thầy thấy con như còn điều vướng bận. Con đã vào chùa công quả hai năm nay nhưng hình như vẫn còn nặng lòng trần lắm. Còn vướng mắc gì con hãy tỏ cho thầy rõ.

Chàng trai thở dài. Trên tay anh là hai sợi dây chuyền bạc mặt rồng ánh lên trong đêm. Sư thầy gọi anh đi theo mình.

Trong thất tịch mịch, sư thầy pha một bình trà cho anh cư sĩ cùng uống. Anh cư sĩ nhìn làn khói trà mỏng tan mà lòng cuộn bao tâm sự.

Hai sợi dây chuyền bạc này một sợi là anh đã chạy vội vàng đến nhặt lại trên sân cỏ khi mà cả đội bóng Sông Lam Nghệ An đã kéo đi hết. Còn một sợi là người kia đã bỏ lại phòng ký túc. Hai sợi dây chuyền đủ cho biết anh là ai rồi. Anh là Ngô Dương Chí Long năm xưa, người đã trực tiếp hủy đi đôi chân của Hồ Nguyên Hạ Long.

Chí Long, bây giờ là cư sĩ Tuệ Sĩ đặt hai sợi dây chuyền lên bàn, giãi bày cùng sư thầy:

- Bạch thầy, con là một kẻ tội lỗi. Chính con đã hủy hoại tương lai của một người mà con vốn thương yêu. Hai năm qua con nguyện nương tựa cửa từ bi, dốc sức công quả, sám hối, hằng mong chuộc lại lỗi lầm nhưng con vẫn không thể tha thứ cho bản thân mình. Lúc đó giận quá mất khôn, con không nghĩ là việc con làm lại gây hậu quả nghiêm trọng đến thế...

Sư thầy tĩnh lặng nhấp ngụm trà. Tuệ Sĩ kể lại câu chuyện năm xưa, một câu chuyện đầy nước mắt.

Tuệ Sĩ vừa gục mặt xuống bàn khi kể đến đoạn Hạ Long nhập viện trước ngày lên tuyển thì cũng là lúc tiếng gà đã gáy lác đác. Sư thầy vẫn lặng im chờ cho anh bớt xúc động. Mãi một lúc anh mới ngẩng lên nhìn thầy, nghẹn ngào:

- Khi ấy con quẫn trí, không suy nghĩ được nhiều, con định để cậu ấy không thể lên tuyển được đợt đó thôi chứ không ác ý muốn cậu ấy phải từ bỏ sự nghiệp. Suốt một năm cậu ấy điều trị con đã không ngừng cầu nguyện nhưng đôi chân cậu ấy không cứu được nữa... - Anh ôm đầu - Con hối hận, hối hận lắm thầy ơi. Bao nhiêu năm qua chuyện đó không ngừng ám ảnh con. Có có tội, con sẽ bị quả báo...

Sư thầy từ tốn khuyên bảo anh, dùng lời pháp ngữ khai thị cho anh. Tuệ Sĩ lại kể với thầy tâm sự kín đáo của mình bao lâu nay.

Tuổi trẻ bồng bột, sớm đứng trên đỉnh vinh quang nên Chí Long sa ngã. Hạ Long vẫn một mực khuyên can. Chí Long nghe hiểu, cũng cảm động, có ý muốn quay đầu nhưng con ma trụy lạc có sức mạnh ghê gớm, Chí Long khó lòng dứt bỏ cám dỗ.

Cho đến một hôm, cô gái lâu nay vẫn cặp kè với Chí Long đột nhiên đá anh một cú thật đau, quay ra cặp với một thiếu gia giàu sụ. Đêm ấy anh buồn, bỏ đi nhậu. Lại gặp những cổ động viên trước đây. Họ quay lưng với anh. Anh còn nghe họ chỉ trích anh đã sa sút, không còn xứng đáng là một ngôi sao nữa. Anh càng thêm tủi hờn. Anh suy ngẫm về thời gian sa đọa vừa qua, thầy chê, bạn ghét, chợt thấy hối hận. Anh nghĩ đến những lời Hạ Long vẫn thủ thỉ ngày qua ngày. Anh ăn năn. Anh quyết tìm lại hình ảnh.

Chí Long trở về ký túc lúc đã quá nửa đêm trong tình trạng say xỉn. Quế Ngọc Hải có ý chờ nên đã mở cửa cho vào. Sau một hồi mắng mỏ, giảng đạo thì anh Quế cũng cho Chí Long về phòng.

Lảo đảo về phòng, Chí Long thấy cửa vẫn mở, dù đèn đã tắt. Hạ Long vẫn đợi anh nhưng do ban huấn luyện không cho mở đèn quá giờ ngủ nên phải tắt đi. Hạ Long ngủ gục trên một cái bàn. Hạ Long đã chờ rất lâu, rất lâu rồi. Chí Long vẫn còn ý thức. Anh nhẹ nhàng đến gần, lấy cái áo định khoác cho người bạn thân.

Chợt...

"Công Phượng, Phượng ơi...", Hạ Long nói mê gọi tên một người.

Chí Long sững sờ. Hạ Long vừa gọi ai? Công Phượng... Lẽ nào... Phải rồi! Chỉ có thể là vậy thôi. Chí Long ném phăng cái áo, hồng hộc chạy ra khỏi phòng.

Trong lòng Hạ Long chỉ có người bạn ấu thơ đó thôi. Thân tại Sông Lam Nghệ An nhưng tâm đặt ở Hoàng Anh Gia Lai. Hết rồi! Chẳng còn gì cả! Tất cả đều đã bỏ rơi Chí Long, kể cả người mà anh luôn tin rằng sẽ không bao giờ bỏ rơi anh. Không còn động lực phấn đấu, Chí Long tiếp tục chìm sâu vào sa đọa cho đến một ngày bi kịch xảy ra.

Năm đó, sự ghen tức đã che mất lý trí. Nhưng khi Hạ Long bị thương rồi thì anh hối hận vô cùng. Anh thương Hạ Long lắm kia mà. Vụ việc đó dù Hạ Long không thưa kiện gì, Sông Lam Nghệ An cũng không muốn khui ra chuyện xấu trong nhà nên báo chí hầu như bị bưng bít hết, chỉ người trong nội bộ biết sự thật. Nhưng Chí Long không còn đủ can đảm đứng trên sân cỏ nữa. Mỗi lần đứng trên sân anh lại thấy hình ảnh đau đớn của Hạ Long. Anh không thể chịu nổi. Anh bỏ nghề. Trong suốt thời gian một năm Hạ Long điều trị cũng là thời gian Chí Long sống như ngục tù, tự dày vò, dằn vặt mình. Duyên lành đưa anh đến với Phật pháp. Anh mượn tiếng mõ lời kinh để khỏa lấp nỗi lòng, để sám hối và cầu phúc cho người kia. Nhưng sự thật vẫn phũ phàng. Khi Hạ Long tuyên bố giải nghệ, Chí Long bèn khoác áo lam, gửi thân cửa thiền, ngày đêm mong chuộc lại lỗi lầm của mình. Đến nay đã hai năm rồi.

Đêm nay Đà Lạt như thức trắng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro