Văn Án

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng




Tuyệt đại phong hoa

Tác giả: Cữu Triết Huân

Couple: MinJae (Changmin x Jaejoong)

Thể loại: Trung văn, cổ trang, tranh quyền đoạt vị, cường cường, huynh đệ, ngược.

Edit chưa có sự đồng ý của tác giả.

Ngoài chèo thuyền YunJae thì tui còn chèo thêm thuyền MinJae bên tay trái nữa bà con ạ! Hi vọng bà con thông cảm nếu tui ngâm lâu  vì tui thấy nó cũng khó nhai lắm 😢

PHẦN MỞ ĐẦU

Cổ nhân có câu: "Nhân gian ba phần đẹp thì hết hai phần xuất thân từ Phụng Châu."

Quả thật vậy, tháng tư, tiết trời vẫn còn xuân, bên trong thành Phụng Châu người người xúng xính váy áo hoa lệ, tiếng đàn, tiếng hát vang vọng khắp ngõ phường. Nghệ nhân ngồi trên cao, dưới phố du khách ung dung thưởng ngoạn. Hơn nữa, lễ hội Phụng Châu Tam bảo mỗi năm một lần lại sắp diễn ra nên càng khiến cho người trong khắp thiên hạ nối gót nhau kéo đến Phụng Châu, già có, trẻ có, từ quan to cho đến dân thường, tất cả các tầng lớp vượt ngàn dặm xa xôi đến với tòa thành này chỉ để chiêm ngưỡng ba bảo vật ấy.

Tương truyền Tam Bảo Phụng Châu chính là: Lăng Loan Kiếm, Ung Phượng Trâm và Hi Linh Ngọc. Nói cách chính là một thanh bảo kiếm, một cây trâm bạc và một viên ngọc quý.

Lại nói, ba bảo vật này thì có gì mà quý hiếm đến mức vậy?

Aha, bảo vật thì tất nhiên phải quý hiếm rồi, nếu có thể giải thích được hết những sự huyền diệu của chúng thì còn gì gọi là bảo vật nữa. Theo lời đồn đại của người trên phố thì cả ba bảo vật này đều xuất thân từ Đệ nhất phủ thành Phụng Châu – Lăng Ung Phủ.

Lăng Ung Phủ vốn là món quà mà vị hoàng đế có công lập quốc – tức Thái tổ Kính Duệ hoàng đế ngự ban cho Tể tướng Kim Vĩnh Hiền vào bốn mươi năm trước, phủ đệ này vốn để làm nơi an hưởng tuổi già sau khi Kim tể tướng cáo lão hồi hương. Lớp người già trong thành này mỗi khi trà dư tửu hậu vẫn thường ôn lại câu chuyện cũ ấy, năm đó Lăng Ung Phủ có thể nói là biểu tượng xa hoa nhất của thành, người đương thời còn ngâm cả một bài về Lăng Ung Phủ như thế này:

"Bàn vàng sàn ngọc, gác tía lầu son, cột đá chống trời, mây thu giăng lối."

Theo những gì sổ sách Phụng Châu ghi lại thì, ngày mồng ba tháng giêng năm Thái Lệ thứ ba mươi, nhân ngày đại thọ bảy mươi tuổi của Kim Vĩnh Hiền – lúc ấy đã cáo lão hồi hương – Quang Lộc Vương Kim Vĩnh Hiền đo đích thân Thái Tổ tấn phong đã tổ chức yến tiệc mừng thọ linh đình ngay trong Lăng Ung Phủ này. Đêm hôm ấy, bên trong Lăng Ung Phủ rộng lớn bày tiệc rượu ê hề đủ cho cả ngàn người ăn, khách mời toàn những nhân vật tiếng tăm lừng lẫy khắp thiên hạ. Quan lại khắp nước tụ họp về, hài ngọc đếm sơ ba ngàn chiếc. Trong bữa tiệc ấy, văn nhân thì nâng cốc vịnh thơ, quân nhân thì so tài kiếm pháp, đó được xem là buổi yến tiệc xa hoa bậc nhất thời ấy.

Nhưng, cũng chính vì buổi yến tiệc xa hoa bậc nhất ấy mà Kim Vĩnh Hiền ngày sau bị vướng vào tội danh làm trái phép nước, tham dâm hoang phí vô độ.

Một tháng sau đó, Kính Duệ Tông băng hà, Vĩnh Mục hoàng đế đăng cơ, đổi niên hiệu thành Chiêu Vũ.

Ngày mười bảy tháng hai năm Chiêu Vũ thứ nhất, triều đình hạ chỉ tịch biên tài sản Lăng Ung Phủ, sau đó khép Quang Lộc Vương Kim Vĩnh Hiền vào tội "Vượt quá hoàng chế, nguy hại xã tắc" – một trong mười ba trọng tội của triều đình – hạ chỉ trảm quyết hết ba trăm lẻ chín nhân khẩu trong Lăng Ung Phủ. Từ xưa đến nay, bất luận là Tần pháp, Hán chế hay Đường luật thì đều có chế độ giảm nhẹ hình phạt cho người già và trẻ nhỏ – tuy nhiên nếu phạm vào một trong mười trọng tội đầu thì sẽ không được miễn giảm. Vì thế toàn bộ Lăng Ung Phủ từ ông già chín mươi bảy tuổi cho tới đứa nhỏ ba tháng tuổi đều bị giết hết không tha.

Thật thảm khốc, đệ nhất phủ thành Phụng Châu chỉ trong một đêm đã biến thành nấm mồ chung của trăm mạng người.

Cũng chính sau đại họa năm đó, cựu phủ doãn thành Phụng Châu – Lương Chi Huệ, được lệnh tiếp quản ba bảo vật hiếm thế của Lăng Ung Phủ. Cứ mùa xuân hằng năm, ngày mười lăm tháng tư được ấn định là ngày hội triển lãm ba bảo vật ấy, gọi là Phụng Châu Tam Bảo.

Mà thôi, trên đây đều là chuyện xưa cả rồi. Hôm nay chúng ta ở trên con đường lớn này là để chứng kiến một mối nhân duyên nghiệt ngã, một khúc nhạc phổ nhuốm máu bi thương nhất thế gian mang tên — Tuyệt Đại Phong Hoa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro