1.1. Kỳ thi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Topic: Gửi gắm một chút ích kỷ, câu chuyện không bao giờ có thật đầu tiên.

Anh và nó gặp nhau ở trường cấp ba vào kì thi học sinh giỏi bậc trung học cơ sở.

Anh là dân chuyên hóa còn nó thì chuyên toán.

Sáng sớm, đoàn học sinh của tất cả các môn chuyên tụ tập lại với nhau trên một chiếc xe bus chuẩn bị lăn bánh đến thi trường khốc liệt.

Học sinh đi thi của mỗi môn không nhiều, nhưng xe bus thì lại rất nhiều chỗ, đủ để người ngoài nhìn vào sẽ thấy học sinh đang ngồi thành từng nhóm tách biệt qua những chiếc ghế trống.

Hầu như học sinh của môn chuyên nào đều ngồi gần với nhau, nhưng không phải là để tụ tập nói cười vui vẻ, ngay lúc này trên người mỗi đứa đều mang áp lực rất lớn. Tụi nó im lặng ngồi xem lại tất cả những thứ mà tụi nó có thể xem trước khi vào phòng thi.

Chắc hẳn anh là người khác biệt nhất ở đây.

Anh không có bạn, ít nhất là ở trong lớp bồi dưỡng chuyên hóa, thế nên anh lựa chọn vị trí hàng cuối cùng trên xe vì không có ai ở đó cả. Người mới lên xe cũng tự giác né tránh không ngồi ở đó, hẳn là do ánh mắt của anh không được vui vẻ gì cho cam.

Anh không lấy bài ra học như những đứa khác mà lấy điện thoại ra đeo tai nghe xem video trên mạng xã hội.

- Đã lên đủ hết chưa? - Bác tài gọi vọng ra đằng sau

- Còn thiếu một bé nữa, bé nó mới gọi cho em, anh thông cảm đợi bé nó 2 phút nha! - Cô giáo bộ môn toán nói

Cô đang thật sự rất căng thẳng, bởi vì không có bé nào gọi cho cô cả, cô bịp đấy. Anh cũng nhận ra được vẻ sốt ruột của giáo viên toán, thế nên anh có chút khó chịu với con bé đến trễ này.

Vậy mà ma xui quỷ khiến thế nào, 2 phút sau con bé được người nhà nó chở đến kịp thật.

Xui cho anh hơn nữa là con bé vô tri này nhìn xung quanh xong lại chạy xuống cạnh chỗ anh ngồi, rõ ràng là không biết đọc biểu cảm của người ta mà. Đã thế còn bắt chuyện với người ta nữa.

- Hellu ông

Anh nhìn qua nó, gật đầu nhẹ một cái xem như lời chào xong lại quay về với chiếc điện thoại. Tất nhiên là con bé không chịu tha cho anh, nó lại tiếp tục nói chuyện.

- Ông thi môn nào á? Ông không học bài hả?

Anh thấy con nhỏ này phiền cực. Anh cũng không phải con người lịch sự gì, đáng lẽ là không trả lời nó cũng được nhưng mà nhìn nó nhiệt tình như vậy... thôi thì người ta cũng là con gái, cũng phải cho người ta mặt mũi.

- Tui thi môn hóa.

Rõ ràng là anh không thèm hỏi lại để chấm dứt cuộc trò chuyện. Nhưng nhỏ này không biết cố tình hay cố ý, không ai đánh mà tự khai.

- À à, còn tui thi toán. Tự nhiên nay xe đạp tui hư nên đi trễ, hoảng quá trời luôn, may là tới kịp. Nãy tui vừa lên xe, thấy mọi người học bài làm tui áp lực quá, cái tui thấy ông ngồi dưới này không học bài nên xuống đây với ông nè hehe.

- Sao bà không học? - Phiền thì phiền nhưng mà nghe nó nói cũng tò mò thiệt. Có nghe qua sự tò mò giết chết con người chưa? Anh thì chưa nghe qua nên cũng chưa biết mình đã chết từ lúc này.

- Tui có lấy bài ra học cũng không hiểu thêm được gì, tui đi thi chơi chơi thôi à chứ tui học yếu so với mấy đứa kia lắm huhu - Nhỏ này thực sự phát ra cái tiếng huhu, nhưng chỉ là nghe giả trân cực kỳ, rõ ràng là nhỏ không thấy buồn tí nào

- Nhưng mà cái này thi tỉnh lận đó? Bà vô được thi tỉnh mà kêu yếu ai tin - Anh nhìn nó khinh bỉ, tém tém lại chút đi bà, không chừng anh sẽ thay mặt những người không được vào thi tỉnh tát bem bem vô mặt nhỏ.

Nó chỉ chỉ vào một nhỏ ngồi phía trước cách đó không xa trong đám đội tuyển toán

- Ông thấy nhỏ đó không? Nhỏ siêu giỏi luôn! À không, nguyên cái đám đó đều giỏi luôn á trời ơi. Như là quái vật vậy á. Tụi nó so với tui cách xa dữ lắm. Tui đọc mấy đề thi thử toán cấp tỉnh mà không hiểu gì hết, còn tụi nó thì làm lia lịa, chắc cái này là tới giới hạn của tui rồi.

Giọng điệu của nhỏ khi nói đến người ta thì ngưỡng mộ mười phần, còn khi nói về bản thân lại buồn bã thất vọng. Thì ra nó tự ti bản thân yếu thật chứ không phải là do thảo mai, coi như anh có thể tạm chấp nhận chịu đựng nghe nó nói tiếp vậy.

Nhưng mà biết nói gì nữa bây giờ? An ủi nó hả? Anh không giỏi việc này lắm thì phải. Hay là phải than vãn chung với nó? Làm như vậy thì khiêm tốn quá rồi, không giống phong cách của anh.

- Bà coi chó không?

- Đâu? Có chó luôn hả!? - Nó trợn tròn mắt, muốn thốt lên nhưng mà phải kiềm chế âm lượng lại để che giấu cho người bạn mới quen

Anh vẫy tay, ý bảo là xích qua đây coi chung đi.

Nó hồi hộp ngồi dịch sang phía anh, nghiêng đầu qua xem bên trong balo bên cạnh anh. Mặc dù là nó thích mấy con mèo mập đáng yêu hơn nhưng mà con cũng dễ thương mà.

- Nhìn đi đâu vậy bà già, xích ra coi, chó trong điện thoại nè.

Nó ngẩn người nhìn anh, xong lại quay sang chiếc điện thoại anh đang cầm, bên trong đang phát video những khoảnh khắc hài hước của mấy con chó bên Trung Quốc.

- ...

Nhỏ giả bộ quên đi cục quê vừa rồi, ngồi nghiêm chỉnh lại mà coi ké chó.

Cả hai cứ thế mà ngang nhiên bước vào khoảng cách cá nhân(*) của nhau. Khoảng cách này ở tiết trời tháng 1 cũng đủ để cảm nhận được chút hơi ấm từ đối phương. Ánh mắt cau có của anh cũng biến mất theo cái lạnh từ lúc nào.

_______________________________________

Ghi ở đây để ôn lại bài

(*) Khoảng cách cá nhân là một trong những phạm vi thuộc về nghiên cứu Proxemics hay còn gọi là Không gian giao tiếp. Tui biết đến Proxemics trong lúc học về Non-Verbal Communication, ai quan tâm có thể tìm hiểu thêm hen.

Không gian giao tiếp được chia thành 4 khoảng cách:

Khoảng cách thân mật (Intimate space): Khoảng cách giữa những người cực kì thân thiết với nhau như người trong gia đình, người yêu tại vì ở khoảng cách này họ có thể thậm chí chạm vào nhau... Phạm vi dưới 45cm.

Khoảng cách cá nhân (Personal space): Khoảng cách hợp lý cho những người thân quen. Phạm vi trong khoảng 45cm đến 1m2

Khoảng cách xã hội (Social space): Khoảng cách cho những người quen biết hoặc có thể là người lạ cũng được, như kiểu khách hàng, đối tác, sếp, đồng nghiệp,... Phạm vi trong khoảng 1m2 đến 3m6

Khoảng cách công cộng (Public space): Khoảng cách dành cho những người dạng như 1 speaker cho 1 event hoặc người đang thuyết trình, đại khái là nói trước đám đông. Phạm vi trong khoảng 3m6 trở đi.

Tùy thuộc vào từng quốc gia, vùng miền, hoặc môi trường mà khoảng cách có sự khác nhau.

Proxemics và Non-Verbal Communication có sự liên quan mật thiết đến nhau. Thermal code là một trong những yếu tố của Non-Verbal Communication mà tạm dịch ra là Quy tắc nhiệt.

Theo những gì tui được người ta cho ví dụ, đàn ông có thân nhiệt cao hơn phụ nữ. Thế nên khi mà người đàn ông đứng gần phụ nữ thì sẽ cho phụ nữ có cảm giác ấm áp =))))) Do đó phụ nữ thường hiểu lầm là người đàn ông này có ý với họ và đàn ông thường hay bị xem là có hành vì s.e.x.ual harassment mặc dù họ không làm gì cả. Đó là một ví dụ vui thôi nhen chứ không phải ai cũng vậy =))))))

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro