Đất Nước đề 2: Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Đoạn thơ dưới đây là những cảm nhận mới mẻ của tác giả về cội nguồn đất nước, đặc biệt ông nhấn mạnh sự gắn bó và trách nhiệm của mỗi người với Đất nước, qua đó thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng:

Nếu ở đoạn thơ trước đó, tác giả nhìn nhận ĐN từ bề dày văn hóa dân tộc hàng nghìn năm thì đến đây, nhà thơ lại có cái nhìn từ cuộc sống hiện tại trong các mối quan hệ cá nhân- cộng đồng:

"Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước"

Xuyên suốt tác phẩm, danh từ "Đất nước" được tác giả viết hoa trang trọng, thể hiện niềm tự hào của ông khi nhắc về Tổ quốc thân yêu.

Cha mẹ cho ta hình hài, Đất nước đã làm cho cuộc sống của ta thêm phong phú và ý nghĩa hơn.

Cách xưng hô "anh em" tha thiết với giọng thơ thủ thi như đang giãi bày tâm sự với ai.

Hoàng Cầm cũng đã bày tỏ nỗi lòng của mình với một đối tượng:

"Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống"

Trong "anh và em" đều chứa đựng bóng hình của Tổ quốc, đều mang "một phần Đất nước" bởi Đất nước là nơi ta sinh ra và lớn lên, gắn bó với biết bao kỉ niệm thời ấu thơ.

Đất nước đã nuôi dưỡng tâm hồn ta.

Vì vậy Đất nước như máu xương của mỗi con người, hiện hữu trong mỗi cá nhân như trong thơ của Giang Nam có viết:

"Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi!"

Trong tình yêu đôi lứa của hai ta có cả tình yêu Tổ quốc. "Hôm nay " là sự kết tinh của ngày hôm qua. ĐN có trong "anh và em" nghĩa là trong tình yêu của đôi ta có bóng hình Tổ quốc. Tứ thơ này khiến ta chợt nhớ tới lời thơ của Nguyễn Đình Thi:

"Anh yêu em như yêu Đất nước
Vất và đau thường tươi thắm vô ngần"

Qua đó ta có thể thấy Đất nước là một phần "máu thịt" thiêng liêng trong mỗi người.

Với Nguyễn Khoa Điềm, ĐN không phải là một phạm trù riêng lẻ mà luôn tồn tại trong mối quan hệ riêng- chung:

"Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn"

Đất Nước tồn tại trong mỗi con người, nhưng một cá nhân không thể làm nên ĐN.

Tác giả sử dụng thành công nghệ thuật điệp cấu trúc "Khi... Đất Nước" đã bộc lộ được sự cảm nhận về Đất Nước trong mối quan hệ toàn diện.

Nhà thơ đã dùng hành động "cầm tay" để gắn kết con người với con người, cá nhân với cộng đồng.

Cái cầm tay của "anh" và "em" là khi ta đã có sự thấu hiểu, yêu thương, san sẻ khó khăn ngọt bùi với nhau.

Đó không chỉ là biểu tượng của tình yêu đôi lứa. mà ẩn trong đó còn có cả tình yêu đất nước.

Động từ "cầm tay" xuất hiện lần thứ 2 là để chỉ mối quan hệ cộng đồng dân tộc đoàn kết thân thiết.

Hai tính từ " hài hòa", "nồng thắm" gợi ra hai phạm trù không thể tách rời nhau: vừa thể hiện được tình cảm riêng tư đôi lứa lại vừa thể hiện tình cảm lớn lao của Đất nước, của dân tộc.

Nếu cái cầm tay của "anh" và "em" là cử chỉ trong tình yêu mặn nồng thì ở 2 câu tiếp, vẫn là hành động ấy nhưng chủ thể và khách thể đã khác.

Đó là cái cầm tay gắn kết "chúng ta" với " mọi người" để tạo nên khối đoàn kết toàn dân tộc.

Cái "cầm tay" ấy gắn kết mỗi cá nhân sát lại gần nhau tạo nên sức mạnh của toàn dân tộc, có thể đánh thắng và tiêu diệt mọi thế lực thù địch.

Hai tính từ "vẹn tròn, to lớn" gợi nên một Đất nước hùng mạnh, vững chãi, Đất nước của nhân dân.

Điệp từ "khi" và "Đất Nước" được lặp lại 3 lần trong khổ thơ, tô đậm sức mạnh của tình yêu, của tinh thần đoàn kết toàn dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

Điều này đã góp phần thể hiện trách nhiệm của mỗi người với Tổ quốc.

Đặc biệt hơn khi mỗi cá nhân biết gắn kết với cộng đồng, ĐN sẽ trở nên "vẹn tròn, to lớn", không chỉ là sự kết nối giữa cá nhân với cá nhân mà còn là sự kết nối với cộng đồng dân tộc.

Như vậy, mỗi cá nhân có vai trò to lớn đối với sự phát triển bền vững, trường tồn của ĐN.

Không chỉ khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa ĐN và nhân dân, nhà thơ NKĐ còn thể hiện niềm tin vào thế hệ tương lai:

"Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng"

Nhà thơ hướng tới ĐN trong tương lai "mai này" nghĩa là khi Đất nước thống nhất và phát triển thịnh vượng.

ĐN "Từ những năm đau thương chiến đấu" cho đến ngày hôm nay "rũ bùn đứng dậy sáng lòa", ĐN đã trải qua biết bao khó khăn, gian lao, thử thách.

ĐN không chỉ có ngày hôm qua và hôm nay, mà ĐN phải hướng tới "mai này" - tương lai tươi sáng. ĐN ấy sẽ trở nên đàng hoàng hơn, to đẹp hơn

Nhà thơ gửi gắm niềm tin vào thế hệ tương lai - "con ta".

Bằng trí tuệ và nhiệt huyết, với tình yêu Tổ quốc nồng cháy, "con sẽ mang ĐN đi xa" nghĩa là đưa ĐN tới bến bờ xa, sánh vai với các cường quốc năm châu mà thế hệ ông cha mới chỉ khao khát.

Động từ "mang" kết hợp với "Đất nước" khiến cho người đọc hình dung Đất nước không chỉ là khái niệm trừu tượng, mơ hồ nữa mà "Đất nước" trở nên có hình có khối.

Thế hệ kế tiếp sẽ làm cho ĐN phát triển vươn xa.

Đặt những câu thơ trên trong bối cảnh lịch sử năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt, ta mới thấy niềm mong mỏi, sự kỳ vọng vào thế hệ kế tiếp sẽ làm rạng danh ĐN là điều mà bất cứ ai yêu dân tộc cũng đều mong muốn.

ĐN sẽ đẹp hơn trong tương lai, những tháng ngày mơ mộng ở hiện tại sẽ thành hiện thực trong tương lai.

Khi đã hiểu hết ý nghĩa thiêng liêng của ĐN, nhà thơ NKĐ muốn nhắn gửi tới mọi người trách nhiệm, nghĩa vụ với Tổ quốc:

"Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẽ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời..."

Giọng điệu câu thơ chuyển từ lời độc thoại sang đối thoại một cách tự nhiên.

Cách gọi tha thiết, sâu lắng "Em ơi em" như lời thủ thỉ, tâm tình ngọt ngào của chàng trai và cô gái trong tình yêu lứa đôi.

NKĐ đã khéo léo truyền tải một vấn đề mang tính chính luận thành lời thủ thì tâm tình của đôi lứa khiến cho tính chính luận không còn khô khan, giáo điều mà là lời dặn dò, nhắc nhở chân thành.

Vì vậy vấn đề ấy trở nên gần gũi, tác động tới tư tưởng, tình cảm của mỗi người.

NKĐ đã khám phá một định nghĩa rất mới về ĐN: "ĐN là máu xương của mình".

Biện pháp tư từ so sánh kết hợp với hình ảnh hoán dụ "máu xương" đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc.

"Máu xương" là 1 phần cơ thể sống, là yếu tố cần thiết cho sự sống của mỗi người.

Như vậy, Đất nước gắn bó như máu thịt, ĐN là sự sống thiêng liêng với mỗi người, có ý nghĩa quan trọng với mỗi chúng ta.

Nhà thơ Chế Lan Viên cũng đã từng có những lời thơ ca ngợi sự cống hiến, hy sinh - mỗi con người với ĐN:

"Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông."

Máu xương" còn được dùng để chỉ sự hy sinh, mất mát của những người anh hùng đã ngã xuống.

ĐN là sự đánh đổi xương máu của biết bao thế hệ ông cha trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ hòa bình Đất nước.

ĐN là thiêng liêng nên cả "em" và "anh" phải có trách nhiệm "gắn bó, san sẻ, hóa thân cho dáng hình xứ sở".

"Gắn bó" là đoàn kết, xích lại gần nhau để tạo ra sức mạnh.

"San sẻ" là sự sẻ chia, giúp đỡ, là ý thức trách nhiệm, gánh vác của mỗi người với ĐN.

"Hóa thân" là biểu hiện của thái độ sẵn sàng hy sinh, dâng hiến tuổi xuân vì Đất nước.

Nghệ thuật tăng tiến, kết hợp với điệp ngữ "phải biết" giúp cho câu thơ như một lời nhắn nhủ chân thành của nhà thơ, là tiếng nói tâm huyết của một con người yêu nước.

Chúng ta không chỉ biết gìn giữ, bảo vệ ĐN mà còn phải biết cống hiến, hy sinh cả sinh mệnh của mình khi Tổ quốc cần để làm nên "Đất nước muôn đời" - một ĐN tươi đẹp, bền vững.

Nhà thơ NKĐ đã viết lên những vần thơ trên với cảm xúc của một người thanh niên trí thức trực tiếp lăn lội trong phong trào đấu tranh CM.

NKĐ đã thay mặt cho thế hệ mình nói lên những tâm tư, nhiệt huyết của tuổi trẻ. ĐN trở nên bất tử là nhờ vào tinh thần của những con người tuổi trẻ biết sống và cống hiến để "làm nên ĐN muôn đời".

Cá nhân là những cá thể, những con người riêng biệt mang hình hài, vóc dáng riêng. Cộng đồng là một tập thể gồm nhiều cá nhân gắn kết, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Với NKĐ, mỗi cá nhân không thể tách rời khỏi cộng đồng mà luôn song hành để tạo nên khối đoàn kết của cả dân tộc. ĐN là sự hợp sức của cá nhân và cộng đồng. Như chủ tịch HCM từng nói:

"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Bằng thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn khác nhau thể hiện linh hoạt những cung bậc cảm xúc của nhà thơ cùng với ngôn ngữ giản dị, cô đọng, hàm súc, giọng thơ trữ tình sâu lắng dễ chạm vào trái tim con người, các biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ, tăng tiến tác giả đã khắc họa sâu sắc mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, trách nhiệm của mỗi người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những vần thơ rất đẹp về Đất nước của NKĐ đã vượt qua sức mạnh của thời gian, chạm đến trái tim của hàng triệu người dân Việt Nam để khơi dậy ý thức, trách nhiệm, tình yêu cho mỗi người trong khát vọng đưa Đất nước xa đến những ngày tháng mộng mơ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#học