Đất Nước đề 3: Tư tưởng mới mẻ về Đất Nước

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Đoạn thơ dưới đây là những cảm nhận mới mẻ, sâu sắc, tư tưởng Đất Nước của nhân dân, qua đó thể hiện sự độc đáo, sáng tạo trong việc vận dụng chất liệu văn hóa dân gian của nhà thơ NKD:

"Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

(chép thơ)

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta..."

Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân qua góc nhìn địa lý: nhà thơ đã ngắm nhìn Đất Nước mình qua những danh thắng trải dài từ Bắc chí Nam

"Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái"

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật liệt kê một loạt các danh lam thắng cảnh từ Bắc chí Nam.

Tất cả đầu là những địa danh nổi tiếng, cảnh đẹp, kì quan thiên nhiên của Đất Nước.

Từ đó nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh bản đồ địa lí giúp người đọc hình dung được sự rộng lớn, giàu đẹp của Đất Nước.

Với NKĐ, những danh lam thắng cảnh không chỉ là những cảnh thú thiên nhiên thuần túy mà ẩn trong đó là những câu chuyện về cảnh ngộ, số phận của Nhân dân, là sự "hóa thân" của những con người không tên không tuổi.

Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bình Định... hòn Trống Mái ở Sầm Sơn là do những "người vợ nhớ chồng" hoặc "những cặp vợ chồng yêu nhau" mà "góp cho", làm đẹp thêm, tô điểm cho Đất Nước.

Đây còn là kết tinh tình yêu thủy chung, son sắt của biết bao con người trong chiến tranh liên miên, của sự gắn kết muôn đời, bất chấp bão tố của thời gian:

"Không hóa thành kẻ ra đi mà hóa thành kẻ chờ đợi
Đợi một dáng hình trở lại giữa đơn côi"

Những hình ảnh thân quen của non sông Đất Nước gợi lên quá khứ hào hùng với truyền thống đánh giặc ngoại xâm oanh liệt của nhân dân ta qua truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh đuổi giặc Ân.

"Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương."

Hình ảnh thấm đượm tinh thần yêu nước đã được tác giả kết hợp với các động từ: "đi qua, để lại, góp mình" tạo nên nét tự hào thiêng liêng về sông núi, khí phách, sức mạnh đậm chất Việt Nam và cả truyền thống văn hóa.

Đó là vẻ đẹp người anh hùng làng Gióng với chứng tích "ao đầm" hình móng ngựa mọc đầy quanh chân núi Sóc Sơn (Hà Nội).

Đó là quần thể núi non hùng vĩ "chín mươi chín con voi" bao quanh núi Hi Cương (Phú Thọ) - nơi đền thờ vua Hùng ngự trị.

2 câu thơ trên gợi cho ta về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm và uống nước nhớ nguồn của Nhân dân ta từ hàng ngàn đời nay.

Tiếp đến tác giả lại nhắc tới một truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam:

"Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long danh lam thắng cảnh
Người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm"

Những dòng sông trên Đất Nước ta là do rồng "nằm im" từ bao đời nay.

Nhờ đó mà quê hương ta có "dòng sông xanh thắm", thơ mộng cho nước ngọt phù sa nhiều tôm cá, mênh mông biển lúa bốn mùa.

Những núi Bút, non Nghiên phô bảy vẻ đẹp mỹ lệ giữa đất trời nước Việt hay là hình tượng những người học trò nghèo đã gửi gắm quyết tâm, ước vọng của mình vào đấy.

Tác giả không chỉ chiêm ngưỡng những hình ảnh núi Bút, non Nghiên mà còn nhìn ra trong đó phẩm chất, truyền thống hiếu học và khát vọng trí tuệ, vượt khó vươn lên của dân tộc ta từ bao đời nay.

Theo cảm nhận của NKĐ, Hạ Long trở thành kì quan, thắng cảnh là nhờ có "con cóc, con gà quê hương cùng góp cho".

Những tên làng, tên núi, tên sông như "Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm" là do những con người vô danh, bình dị làm nên.

NKĐ đã đặt cái nhìn trân trọng của mình vào nhân dân không tên không tuổi, những người dân nào không ai biết nhưng chính họ làm nên tên núi, tên sông.

Và tất cả những cái bình dị trong cuộc sống hàng ngày của Nhân dân cũng hóa thân thành "dáng hình xứ sở".

Tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân" khiến cho những địa danh ngàn đời của Tổ quốc qua cái nhìn sắc sảo đầy khám phá của nhà thơ chính là sự hóa thân của những con người "không ai nhớ mặt đặt tên" "nhưng họ đã làm ra Đất Nước".

Để nhấn mạnh tư tưởng này, ở đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng thành công điệp từ "góp", một động từ diễn đạt hành động "cùng mọi người đưa cái riêng của mình vào thành cái chung."

Những địa danh, những hình sông thể núi mang hình người, linh hồn dân tộc chính là sự kết tinh đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân, mang đậm chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo.

Như vậy, ta có thể thấy số phận, cảnh ngộ, công lao của mỗi người đã đóng góp, hóa thân vào Đất Nước, Đất Nước thấm sâu vào tâm hồn, máu thịt của nhân dân.

Nhân dân không chỉ hóa thân vào những danh lam thắng cảnh mà NKĐ còn nhận ra bóng hình của họ hiện hữu ở khắp mọi nơi:

"Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta"

Nhân dân chính là người đã tạo dựng, đặt tên, ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, con sông, khắp mọi miền Đất Nước của Tổ quốc.

Hai câu thơ đầu là lời khẳng định dáng hình của nhân dân in dấu trong không gian Đất Nước "Trên khắp ruộng đồng gò bãi".

Bóng hình ấy của Nhân dân không chỉ làm cho Đất Nước thêm phần tươi đẹp mà còn mang "một ao ước, lối sống của cha ông".

Nghĩa là Nhân dân không chỉ góp cho Đất Nước danh lam thắng cảnh mà còn góp vào đó những giá trị tinh thần - phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa lưu tới mai sau.

Hai câu cuối, hình tượng thơ đã được nâng lên và chốt lại bằng một câu đầy trí tuệ: "Những cuộc đời đã hóa núi sông ta".

"Núi sông ta" sở dĩ có được là nhờ "những cuộc đời" đã hóa thân để góp nên.

Nhân dân không chỉ góp tên, góp tuổi mà còn góp cả cuộc đời và số phận mình cho Tổ quốc.

Đoạn thơ được viết theo kết cấu quy nạp làm nổi bật chất trữ tình, chính trị trong thơ của NKĐ.

Như vậy, bốn câu thơ là lời ngợi ca của tác giả về sự hóa thân vĩ đại của Nhân dân trong hành trình làm ra Đất Nước.

Ý thơ sâu sắc mà giản dị khiến cho ta hình dung về 1 Đất Nước thật thân thuộc và gần gũi.

Văn học dân gian là 1 trong 3 giai đoạn phát triển của nền văn học Việt Nam, bao gồm nhiều thể loại: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, ca dao, thành ngữ... Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng chất liệu văn học dân gian trong trường ca "Mặt đường khát vọng" nói chung và đoạn thơ trên nói riêng rất đậm đặc, đa dạng. Trong đoạn trích trên có nhiều bài ca dao, truyện cổ tích, những câu thành ngữ, tục ngữ đã được huy động: Sự tích núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, truyền thuyết Thánh Gióng, Hùng Vương, núi Bút, non Nghiên, Vịnh Hạ Long... Tác giả đã đưa vào thơ của Việt Nam chất liệu văn hóa phong tục, tạo ra một cách nhìn mới về Đất Nước nhưng không đánh mất sự gần gũi, thân thuộc. NKĐ đã không trích dẫn nguyên văn bài ca dao, các truyền thuyết, truyện cổ tích mà chỉ bắt trọn cái hồn để gợi liên tưởng, suy ngẫm cho người đọc.

Bằng thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn khác nhau thể hiện linh hoạt những cung bậc cảm xúc của nhà thơ cùng với ngôn ngữ giản dị, cô đọng, hàm súc, các biện pháp tu từ: liệt kê, điệp từ "góp" được nhắc lại nhiều lần,... NKĐ đã góp phần làm phong phú cách thể hiện Đất Nước. Đem đến cho Đất Nước một cách hiện diện hoàn toàn khác nhưng lại thân thuộc, gần gũi trong trái tim quần chúng Nhân dân.

KB

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#học