Đề 3: Sông Đà trữ tình, nhận xét chất thơ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

MB

Nếu như ở những đoạn văn trước đó, sông Đà hiện lên hung bạo như thứ kẻ thù số một của con người thì giờ đây, hình tượng sông Đà trữ tình được ông sử dụng con mắt tinh tế để quan sát, vẽ lại con sông.

Ngòi bút tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân đã dẫn dụ người đọc bước vào thế giới bí ẩn của con sông Đà.

Ông như 1 nhà quay phim tài ba đã ghi lại những thước phim sinh động về dòng sông Đà hung bạo quãng Tà Mường Vát, mặt ghềnh Hát Lóong, rồi lại đưa chiếc máy quay lên cao để ghi lại toàn cảnh sông Đà dịu dàng, trữ tình khoe dáng kiều diễm của người mĩ nhân ẩn hiện giữa thiên nhiên Tây Bắc đầy thơ mộng:

"con sông Đà tuôn dài tuôn dài như 1 áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân".

Câu văn như một lời nhạc êm ái, lại như một bức tranh thủy mặc mang đến cho người đọc những cảm xúc nhẹ nhàng, tinh tế.

Câu văn dài chỉ có 1 dấu ngắt câu duy nhất kết hợp với điệp ngữ "tuôn dài" như cách thức để tác giả có thể lột tả hết được vẻ đẹp của sông Đà.

Vừa gợi tả độ dài sinh động, vừa đem đến cảm giác về sự liền mạch bất tận, uốn lượn, tuôn chảy miên man xuống hạ du của dòng sông.

Trước mắt nhà văn bây giờ không phải là con sông hung hiểm nữa mà thay vào đó là dòng sông hiền hòa, êm dịu.

Những thanh bằng liên tiếp ở đầu câu văn cũng làm tăng thêm sự yên ả, êm đềm, bình lặng cho dòng sông khúc hạ nguồn.

Sông Đà hiện lên mang trong mình vẻ đẹp dịu dàng, mềm mại, đằm thắm như nàng thiếu nữ với "áng tóc trữ tình" ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc.

Nó như một kiệt tác dành riêng cho vùng đất thiêng liêng này. Đó quả là 1 sự so sánh, liên tưởng tài tình và đắt giá!

Trong "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác giả đã dùng hình ảnh "cô gái Digan" làm chuẩn mặc để viết về sự phóng khoáng, man dại của dòng sông Hương.

Tính nữ ấy không chỉ hiện về trên dòng Linh Giang (tên cũ của sông Hương) mà trước đó đã từng ẩn mình trong dòng sông Đà.

Trong câu văn tài hoa của Nguyễn Tuân, có thể thấy sông Đà nhận thêm vào dòng chảy của mình nét thơ mộng, huyền ảo của mây trời, sự tươi tắn, rực rỡ sắc màu của hoa ban, hoa gạo vào tháng 2, và đặc biệt là cái ấm áp thật gần gũi thân yêu của làn khói núi Mèo đốt nương xuân.

Bức tranh hiện lên vừa thơ mộng trữ tình, vừa huyền ảo như đứa người đọc vào chốn bồng lai vừa thực vừa ảo.

Nhà văn của những vẻ đẹp "Vang bóng 1 thời" nay đã có sự thay đổi cơ bản trong quan niệm thẩm mĩ:

"Cái đẹp không còn đơn, lạc lõng, xa xôi, cái đẹp hiện ra ấm áp giữa cuộc đời bình dị, cái đẹp hiện diện ngay trong cuộc sống đời thường của những người lao động bình thường".

Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà còn hiện ra qua những màu sắc đầy biến ảo, Nguyễn Tuân đã quan sát dòng sông 1 cách công phu và tinh tế trong những thời điểm khác nhau, với những sắc thái khác nhau:

"Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm sông . Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ một người bất mãn bực bội mỗi độ thu về".

Với tình cảm trìu mến, thiết tha, nhà văn đã phát hiện tinh tế màu sắc của dòng sông biến đổi theo từng mùa:

Mùa xuân nước sông Đà mang màu xanh ngọc bích - 1 màu xanh lấp lánh, chan hòa ánh sáng khiến cho cả dòng sông như được dát ngọc, khoác lên mình bộ áo cánh lộng lẫy, kiêu sa, quý giá.

Bằng sự quan sát tỉ mỉ, Nguyễn Tuân phát hiện màu xanh của sông Đà không giống với màu xanh "canh hến" của sông Gâm, sông Lô.

Việc đặt hai dòng sông trong bình diện so sánh về màu nước đó không chỉ là biểu hiện khá quen thuộc của 1 nhà văn tài hoa, uyên bác mà còn là sự thiên vị của tác giả với sông Đà.

Đến mùa thu, nước sông Đà "lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi rượu bữa, lừa lừa cái màu đỏ giận dữ một người bất mãn bực bội mỗi độ thu về".

Từ láy "lừ lừ" kết hợp với tính từ "chín đỏ" đã miêu tả được dòng chảy của con sông chở nặng phù sa.

Dòng phù sa màu mỡ ăm ắp đang chảy và sẽ đổ đi khắp ruộng lúa, nương dâu...góp phần tô điểm cho sự trù phú của đất nước.

Đó còn là màu đỏ của sự giận dữ, của những cơn thịnh nộ, từ đó khiến sông Đà trở thành thứ kẻ thù số 1 của con người.

Nhà văn đem đến cho người đọc 1 sự liên tưởng độc đáo qua phép so sánh màu nước sông Đà như da mặt người say rượu "bầm đi rượu bữa", rồi lại như sự giận dữ ở người bất mãn, bực bội mỗi độ thu về.

Câu văn không chỉ làm hiện lên màu sắc rất đặc trưng của nước sông vào mùa thu mà còn như đang nhắc nhở về những đe dọa tiềm ẩn của một dòng sông "năm năm báo oán đời đời đánh ghen" với con người.

Bên cạnh đó, sông Đà cũng chưa hề có tên gọi là dòng sông "đen" như thực dân Pháp đã từng "phiết" vào bản đồ lai chữ. Tác giả đã đứng ra bảo vệ cho dòng sông, cho quê hương, Tổ quốc với tư cách là 1 người con yêu nước.

Chuyến đi thực tế lên vùng Tây Bắc sau chiến tranh, dừng lại ở sông Đà, Nguyễn Tuân đã có một tình cảm đặc biệt dành cho nơi đây: "Đã lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân"

Hai chữ "cố nhân" vừa là hình ảnh nhân hóa dòng sông như một người bạn cũ, vừa đưa đến cho dòng sông chút vương vấn cổ kính, xưa cũ của Đường thi.

Nhìn dòng sông thấy loang loáng như "trẻ con nghịch gương chiếu vào mắt mình rồi bỏ chạy" là cái nhìn của người chưa ra đến cửa rừng, mới chỉ thấy từng "miếng sáng" của dòng sông thấp thoáng ẩn hiện giữa những vạt cây mà háo hức, bồn chồn.

Qua con mắt của người nghệ sĩ yêu cái đẹp, sông Đà không chỉ là dòng sông của lịch sử, dòng sông của địa lý mà Đà Giang còn là con sông mang vẻ đẹp thơ ca: "Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi "Yên hoa Tam Nguyệt Dương Châu".

Nguyễn Tuân đã đem đến cho sông Đà vẻ cổ kính, lãng mạn, huyền ảo của hoa khói trong sắc xuân, khiến nhà thơ bâng khuâng, nhớ nhung tới cái nắng trong thiên cổ lệ cú của của Lí Bạch: "Yên hoa tam nguyệt Dương Châu".

Ngồi trên con thuyền giữa dòng Đà Giang, Nguyễn Tuân dịch chuyển điểm nhìn, hướng tầm mắt ra xa để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hai bên bờ sông: "Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng."

Với thủ pháp liệt kê, tác giả như vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh phong cảnh tươi sáng, sinh động gợi lên cuộc sống thanh bình, yên ả.

Thán từ "Chao ôi" bộc lộ sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhà văn khi nhìn thấy sự thay đổi của sông Đà.

Trước mắt NT lúc này không phải là một dòng sông u buồn, ảm đạm của kì mưa dầm mà con sông như một đứa trẻ vui sướng, hào hứng khi thấy cái "nắng giòn tan".

"Nắng giòn tan" là một ẩn dụ đẹp gợi ra cái nắng thật trong, thật sáng, thật mỏng và thật nhẹ.

Nó vừa mong manh, vừa quý giá, hoàn toàn tương phản với cái u ám trĩu nặng của những ngày mưa dầm.

Sông Đà càng quý giá hơn với nhà văn khi ông so sánh niềm vui tái ngộ với dòng sông "cố nhân" với "niềm vui khi nối lại chiêm bao đứt quãng". Đó là một việc gần như không thể xảy ra trên đời.

Và cuối cùng, trong hình ảnh so sánh về cảm giác gặp lại sông Đà, " đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân".

Sông Đà thực sự trở thành người bạn cũ, người tri âm gắn với bao kỉ niệm gắn bó trong quá khứ, bao nhớ thương trong hiện tại, bao hẹ hò thủy chung trong tương lai.

"Chất thơ" có thể hiểu là một khía cạnh của cảm hứng thẩm mĩ gắn với cái đẹp.

Cái đẹp có thể do tự nhiên mang lại, cũng có thể tạo ra từ tình cảm, cảm xúc, hành động của con người.

NT đã thể hiện chất thơ ấy thật đặc biệt trong thiên tùy bút "người lái đò sông Đà".

Qua ngòi bút tài hoa độc đáo, dòng sông Đà hiện lên là một người con gái đẹp của vùng đất Tây Bắc.

Sắc nước biến ảo theo mùa, đa dạng mà trữ tình, thơ mộng.

Chất thơ còn được thể hiện ở xúc cảm tinh tế, cảm giác đằm đằm âm ấm như gặp lại cố nhân sau chuỗi ngày ly biệt.

Chất thơ là một phần trong phong cách tài hoa, uyên bác của NT.

Ông đã để lại ấn tượng đặc biệt về một con sông đầy cá tính, mang tính cách của con người.

Với việc phối hợp linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa,... với lối hành văn đầy biến hóa, độc đáo, ngôn ngữ giàu chất gợi hình gợi cảm, vận dụng tri thức tổng hợp để của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau để quan sát, miêu tả, bộc lộ cảm xúc, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng dòng sông Đà với vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng. Ông đã thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của mình trong những trang viết tài hoa, uyên bác khi miêu tả dòng sông, soi chiếu nó dưới từ góc độ văn hóa, thẩm mĩ,...và nhất là trong cách khắc họa sông Đà như 1 công trình mĩ thuật kì vĩ, tuyệt vời của tạo hóa.

Chỉ qua 1 giọt nước biển mà có thể thấy cả đại dương. "Chỉ qua 1 nét tính cách trữ tình của sông Đà, nhưng chừng ấy cũng đã đủ để ta quý trọng 1 tài năng văn chương lớn, 1 tấm lòng, 1 phong cách nghệ thuật độc đáo và 1 con người suốt cuộc đời đi tìm cái đẹp trong cuộc sống để sáng tạo nên những áng văn chương đẹp, làm phong phú, giàu có thêm đời sống tinh thần của tất cả độc giả chúng ta.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#học