Đề 7 Việt Bắc: Phong cách nghệ thuật của nhà thơ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

..... Đoạn trích nằm ở phần đầu của bài thơ, diễn tả nỗi nhớ của người về đối với Trung ương Chính phủ - Cụ Hồ. Và hình ảnh của Việt Bắc trong trí nhớ của người về là quê hương cách mạng, căn cứ địa kháng chiến, là niềm tin, hi vọng của cả dân tộc.

"Ai về ai có nhớ không?
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.
Nắng trua rực rỡ sao vàng
Trung ương. Chính phủ luận bàn việc công"

KQC

Sau chiến thắng vẻ vang của toàn dân ta, khắp nơi hân hoan trong màu sắc rực rỡ tươi vui dưới ánh nắng và lá cờ đỏ sao vàng.

Đại từ phiếm chỉ "ai" được điệp lại hai lần trong câu thơ sáu tiếng như nốt luyến láy đầy vẫn vương.

"Ai" vừa là người đi cũng vừa là nhân dân Việt Bắc nên câu hỏi ấy như nỗi niềm băn khoăn, tha thiết của cả người đi và kẻ ở khi nhớ về những tháng ngày nơi thủ đô gió ngàn.

Khi quyết định rời thủ đô Hà Nội, thực hiện kế hoạch vườn không nhà trồng thì đồng thời cơ quan đầu não của TW của đảng và chính phủ kháng chiến cũng di chuyển lên chiến khu Việt Bắc nên mới có khung cảnh "Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công"

Khi thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân cũng là lúc lá cờ đỏ sao vàng được lấy làm quốc kì của dân tộc ta.

Hình ảnh ngọn cờ đỏ thắm đi vào thơ Tố Hữu một cách rất tự nhiên và nó cũng chứa chan bao hi vọng, khẳng định sức mạnh, ý chí, niềm tin của toàn dân tộc.

Lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên cửa hang lộng gió, phải chăng đó là hang Pắc Pó, nơi lãnh tụ HCM kính yêu của chúng ta sống và làm việc.

Hình ảnh này không chỉ mang ý nghĩa tả thực mà nó còn mang ý nghĩa tượng trưng cho tinh thần, ý chí quyết tâm cao độ trong cuộc kháng chiến của quân và dân ta và niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến của dân tộc.

Khung cảnh Việt Bắc nơi chiến khu hiện lên rực sáng bởi sự xuất hiện ánh nắng chói chang của mặt trời.

Hãy nhớ lại những tháng năm dân tộc ta phải đi qua "nghìn đêm thăm thẳm sương dày" mới hiểu hết giá trị của ánh nắng mặt trời khi chiếu rọi đến nơi đây.

Phải chăng điều nhà thơ Tố Hữu muốn nói thật giản dị nơi nào có Đảng, có Chính phủ nơi đó có ánh sáng mặt trời, có sự sống, có độc lập tự do.

Đó là chân lí mà chàng thanh niên trẻ tuổi đã nhận ra từ tuổi đôi mươi.

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim"

Khung cảnh nơi chiến khu hiện lên thật rực rỡ, làm tấm phông nền tươi sáng cho "Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công".

Có lẽ không có hình ảnh nào tuyệt mĩ hơn ánh sáng lí tưởng cách mạng đang tỏa khắp chiến khu, ngọn gió của tự do đang phần phật thổi trên lá cờ tổ quốc. Tất cả vì ngày mai chiến thắng.

Từ Việt Bắc phát động ra mọi phong trào thi đua, yêu nước trong cả nước: Trên tiền tuyến những người lính đang điều quân cho chiến dịch thu đông.

Trong khi tiền tuyến nổ súng thì cũng là lúc hậu phương phải tập trung cao độ cho sản xuất để hoàn thành vai trò tiếp viện cho chiến trường với các phong trào: phát động phong trào ở nông thôn như phong trào ba tốt, ba đảm đang, chị hai năm tấn, phong trào mở đường giao thông, giữ đê, phòng hạn, thu mua lương thực, mở trường ở các khu...

Nghệ thuật liệt kê của nhà thơ Tố Hữu đã làm nổi bật vai trò lãnh đạo sáng suốt của những người cán bộ.

Các anh đã phối hợp cùng với nhân dân để tạo ra thắng lợi vẻ vang.

Khổ thơ cuối cùng là sự ca ngợi của nhà thơ đối với Bác Hồ:

"Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chỉ bền."

Biện pháp nghệ thuật đối lập làm nổi bật vai trò của vị lãnh tụ kính yêu và tài ba của dân tộc.

Bác chính là người soi đường dẫn lối cho kháng chiến.

Bóng tối và sự u ám của quân thù không thể lấn át được ánh sáng tỏa rạng từ Cụ Hồ.

Đó không chỉ đơn thuần là ánh sáng của vị lãnh tụ mà còn là linh hồn, trái tim của cuộc chiến đấu nuôi dưỡng niềm tin của cả dân tộc.

Khi giống nòi dân tộc đang quằn quại, đau khổ dưới ách nô lệ lầm than, hãy hướng trái tim về Việt Bắc là nơi hội tụ cội nguồn sức mạnh, là nơi đặt niềm tin và hi vọng của đồng bào cả nước.

Cả nước hướng về Việt Bắc để nuôi ý chí chiến đấu quyết giành lại độc lập tự do cho đất nước.

VB mãi là điểm tựa tinh thần cho những con người cùng khổ.

"Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hoà"

Thời gian mười lăm năm được nhắc lại lần thứ hai trong đầy ắp ân tình và kỉ niệm.

Và một sự khẳng định như lời thề son sắt "Mười lăm năm ấy ai quên".

Hơn nữa, hai câu thơ còn là một khái quát về ý thức cội nguồn, lòng biết ơn quê hương cách mạng, đó là lẽ sống, lẽ làm người chân chính.

Một VB gian lao, bền bỉ, một VB nghĩa tình và yêu nước - sẽ mãi còn là nỗi nhớ và tình cảm sắt son.

Mười lăm năm trên chiến khu Việt Bắc đã khiến Việt Bắc trờ thành quê hương, thành cái nôi của cách mạng, trở thành cội nguồn chiến thắng.

"Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào."

Hai câu thơ là tiếng hát tha thiết của khúc hát giao duyên của ta và mình lại cất lên như lời thủy lời chung.

Mình và ta lại quấn quýt giao hòa trong nỗi nhớ thương.

Đây cũng chính là câu trả lời của người ra đi cho câu hỏi "Mình đi mình có nhớ mình" của người ở lại.

Nghĩa là người về muốn nhắn nhủ với Việt Bắc là dù xa cách dù về thành thị xa xôi thì người cán bộ kháng chiến năm xưa vẫn giữ gìn và phát huy phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ cách mạng.

Một lần nữa những địa danh thiêng liêng như Tân Trào, Hồng Thái được nhắc lại tạo thành kết cấu vòng tròn để thể hiện tình cảm son sắt thủy chung của người đi kẻ ở rằng tình cảm với 15 năm trên chiến khu Việt Bắc mãi vẹn nguyên như thuở ban đầu.

Như gợi nhắc chúng ta về một lịch sử đã qua nhưng vẫn hiện hữu ở đó.

Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu với yếu tố trữ tình chính trị. Từ câu chuyện chính trị, chia tay lịch sử giữa nhân dân và cách mạng đã được lãng mạn hóa thành cuộc chia tay của "ta" và "mình" tạm xa nhau đi làm nghĩa vụ, thể hiện tình cảm thủy chung son sắt giữ người ra đi và người ở lại. Đó là tình cảm gắn bó sâu nặng của người cán bộ cách mạng về xuôi với Việt Bắc, thể hiện vẻ đẹp của truyền thống dân tộc với đạo lý "uống nước nhớ nguồn". Tính sử thi được thể hiện rõ khi tái hiện một chặng đường lịch sử oai hùng của dân tộc.

Tố Hữu sử dụng thể thơ lục bát - thể thơ truyền thống của dân tộc kết hợp với ngôn ngữ mộc lời mạc, giản dị như lười ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân và âm điệu ngọt ngào đậm chất Huế. Đặc biệt là lối kết cấu đối đáp quen thuộc trong ca dao, dân ca qua đại từ xưng hô "mình - ta" ngọt ngào như lời ru, đưa ta vào thế giới của những kỉ niệm và tình nghĩa thủy chung. Cùng với các biện pháp tu từ được tác giả vận dụng khéo léo như hoán dụ, câu hỏi tu từ, điệp từ... thể hiện được tính nhạc của tiếng Việt khiên bài thơ trở nên dễ thuộc, dễ nhớ và dễ đi vào lòng người.

Kết bài

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#học