Sóng đề 1: Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ khi yêu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đã từ lâu, tình yêu là chất xúc tác, là gia vị ngọt ngào gắn kết lửa đôi. Nếu nhà thơ Xuân Diệu da diết trong nỗi nhớ:

"Làm sao sống được không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào."

Thì nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng từng mang trong mình nỗi nhớ của người con gái khi yêu qua bài thơ "Sóng". Tác phẩm là lời bộc bạch chân thành, tha thiết của người phụ nữ trong tình yêu. Bốn khổ thơ đầu, nhà thơ khác họa hình tượng sóng và những cung bậc cảm xúc của người con gái trong tình yêu:

Dữ dội và dịu êm

Khi nào ta yêu nhau

Xuân Quỳnh là một trong những số những nữ thi sĩ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời ki chong Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ hồn hậu, chân thành, dây âu lo, trắc ăn luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. "Sóng" là bài thơ dược XQ sáng tác năm 1967 tại biển Diêm Điền, Thái Bình. Tác phẩm được in trong tập "Hoa dọc chiến hào" (1968) -Đoạn thơ nằm ở phần đầu của thi phẩm, với sự xuất hiện của sóng và những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ trong tình yêu.

Mơ đầu bài thơ là sự xuất hiện của sóng với những trạng thái đổi lập:

"Dữ dội dịu êm
Ồn ào lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể"

Câu thơ mở đầu xuất hiện phép tiểu đối: "dữ dội/ dịu êm", "ồn ào/ lặng lẽ" diễn tả những trạng thái đối nghịch đến bất ngờ của sóng.

Khi trời trong xanh, gió nhẹ, mặt biển dịu êm, hiền hòa, những con sóng lặng lẽ lăn tăn vỗ nhẹ vào mạn thuyền, mang đến cho con người cảm giác bình yên.

Nhưng có những ngày trời nôi giông bão, mặt biển nổi cơn thịnh nộ, những con sóng dữ dội ập đến như muốn nuốt chứng con thuyền lênh đênh. Đó là hiện tượng thiên nhiên mang quy luật vĩnh hằng của vũ trụ.

Mượn hình tượng sóng, XQ diễn tả cụ thể những cung bậc cảm xúc của người con gái khi yêu: phức tạp, thất thường. Khi thì dịu dàng sâu lắng khi thì lại mãnh liệt, dữ dội.

Người phụ nữ vốn đa sầu đa cảm, bởi vậy trong tình yêu, họ là người luôn âu lo, băn khoăn, trăn trở Có những khi họ dịu dàng, đằm thắm, biết lắng nghe, nhưng cũng có những khi lại gắt gỏng, giận hờn... Ấy là khi tỉnh yêu xảy ra những bất hòa. Vì thế một nữ thi sĩ người Nga đã từng viết:

"Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay
Lời nói thoảng gió bay
Đôi mắt buồn đẫm lệ
Sao mà anh ngốc thế
Không nhìn vào mắt em"

Thế mới biết, thế giới tâm hồn của người phụ nữ khi yêu thật phong phú, phức tạp.

Không những vậy, nhà thơ sử dụng phép liệt kê kết hợp với điệp từ, liên từ "và" vô cùng đặc sắc. Thông thường người ta thường sử dụng quan hệ từ "nhưng" biểu đạt sự tương phản cho những cặp từ trái nghĩa nhưng ở đây XQ lại sử dụng từ "và" để biểu hiện mối quan hệ cộng hưởng nối tiếp của những trạng thái đối lập trong tình yêu tạo nên một chỉnh thể thống nhất về cảm xúc.

Như một quy luật tự nhiên trăm sông đều đổ về biển lớn. Hành trình đi tìm tình yêu của tác giả cũng giống như vậy:

"Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể"

Sông là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho không gian chật hẹp, bí bách, tù túng. Bể là không gian rộng lớn, bao la của vũ trụ. Không bằng lòng với không gian chật chội, sóng đã làm cuộc hành trình vượt từ "sông" ra biển để tìm đến vũ trụ rộng lớn, tự do để thể hiện tình cảm của mình. Cũng giống như vậy, tình yêu không chấp nhận những cái tầm thường, nhỏ hẹp mà luôn tìm cách vẫy vùng, vượt qua những giới hạn để vươn tới cái lớn lao, vĩnh hằng. XQ đã mang đến một quan niệm vô cùng mới mẻ và đầy táo bạo trong tình yêu. Khi đứng trước biển khơi rộng lớn, XQ đã có những chiêm nghiệm về cuộc đời:

"Suốt cuộc đời biển gọi giấc
Nỗi khát vọng những phương trời chưa đến
Đứng trước biển quên những điều nhỏ hẹp
Lại thấy lòng sạch thêm ra"

Với sự xuất hiện liên tiếp của những tính từ, và không gian bao la, rộng lớn, người phụ nữ được bộc bạch những cung bậc cảm xúc và sự kiên quyết trong tình yêu.

Đứng trước biển khơi, nhân vật trữ tình nhận ra quy luật bất biến của sóng và tình yêu:

"Ôi con sóng ngày xưa
ngày sau vẫn thể
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực tre"

Thán từ "ôi" diễn tả cảm xúc mãnh liệt của người con gái trong tình yêu. Tác giả đã thật tinh tế khi sử dụng phép đối "ngày xưa/ ngày sau" cho thấy dù thời gian có đổi thay thì bản chất của sóng vẫn không hề thay đổi. Con sóng muôn đời vẫn vậy: lặng lẽ, dịu êm; ồn ào, dữ dội.

Tình yêu muôn đời vẫn mang trong mình những khát vọng về hạnh phúc, trái tim của bạn trẻ vẫn luôn rung động. "bồi hồi", rạo rực, tha thiết như những ngày mới yêu. Khổ thơ đã khẳng định sự trường tồn của sóng và tính chất vĩnh cửu của tình yêu. Như trong ca dao xưa có câu:

"Nhớ ai bồi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than."

Hay

"Làm sao sống được không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào"

Đứng trước biển khơi, nhân vật trữ tình băn khoăn truy tìm nguồn gốc của sóng và tình yêu:

"Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ giỏ
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau"

Điệp ngữ "em nghĩ về" là những suy tư trăn trở của cô gái về tình yêu của "anh, em", về không gian bao la của vũ trụ "biển lớn". Có lẽ dù có mạnh mẽ đến đâu thì người phụ nữ luôn có sự nữ tính của mình, luôn suy tư trăn trở trước tình yêu. Câu hỏi tu từ "Từ nơi nào sóng lên?", "Gió bắt đầu từ đâu?" là những băn khoăn của "em" khi truy hỏi nguồn gốc của sông và gió. Câu hỏi thứ nhất, cô gái tìm được câu trả lời: nơi bắt đầu của sóng là gió. Nhưng gió khởi nguồn từ đâu thì cô không thể biết. Bởi gió là hiện tượng của tự nhiên, sinh ra đã có, con người không thể lý giải được.

Không phải vô cơ hay ngẫu nhiên mà nhân vật trữ tỉnh lại đi tìm nguồn gốc của sóng, gió. Phải chăng đó chính là cái cớ để cô gái bộc bạch tình yêu của mình. XQ đã dựa vào quy luật của thiên nhiên để truy tìm nguồn gốc của tình yêu nhưng bà đã hoàn toàn bất lực bởi tình yêu là thế giới cảm xúc đầy bí ẩn, không dễ dàng lý giải.

Dùng cách nói phủ định "em cũng không biết nữa", cô gái đã khéo léo bày tỏ tình yêu của mình với chàng trai. "Em" cũng không thể cắt nghĩa được tình yêu, cũng không biết tình yêu của hai người đến từ khi nào. Không những vậy, nghệ thuật đảo ngữ khiến câu thơ như một cái lắc đầu nhẹ nhàng đầy nữ tính của cô gái khi bất lực đi tìm nguồn gốc của tình yêu. Thi sĩ Xuân Diệu trong bài thơ "Vì sao" cũng đã từng "bất lực" khi cắt nghĩa hai chữ tình yêu:

"Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
nghĩa đâu một buổi chiều
chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu."

Câu hỏi về sóng, gió, về tình yêu, nhân vật trữ tình đồng thời khẳng định tình yêu nồng nàn, say đắm của mình. Qua đó bộc lộ trái tim chân thành, hồn hậu, đằm thắm, yêu thương của người con gái khi yêu.

Trong tình yêu, người phụ nữ luôn tồn tại nhiều cung bậc cảm xúc, đôi khi có thể mâu thuẫn nhau. Khi yêu, họ luôn muốn hiểu được người yêu, muốn tìm đến một tình yêu mãnh liệt. Tình yêu của người phụ nữ luôn đằm thắm, rạo rực, thiết tha.

Đoạn thơ với ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu cảm xúc, thể thơ 5 chữ với cách ngắt nhịp đều đặn, giọng điệu trữ tình ấm áp cùng với đó là cách sử dụng thành công hình ảnh ẩn dụ sóng tượng trưng cho tình yêu đầy mãnh liệt và đã thể hiện một trái tim yêu nồng nàn, say đắm.

Tình yêu không chỉ làm rung động bao trái tim bạn trẻ, tình yêu còn là nhịp đập của bao thì sĩ viết lên những vần thơ tỉnh sâu lắng. Đến với bài thơ "Sóng" của XQ, người đọc cảm thấy bồi hồi khi nghĩ đến tình yêu. Với "sóng", nữ sĩ XQ mang đến cho thơ tình VN một "hơi thở" nồng nàn, rạo rực, đằm thắm, thiết tha. Bài thơ góp phần khẳng định vị trí nữ hoàng thơ tình của XQ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#học