Sóng đề 2:

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

MB

......Ba khổ thơ trên nằm ở phần cuối của tác phẩm, là những băn khoăn, suy ngẫm của "em" về tình yêu và niềm khao khát trong tình yêu.

KQC

Đứng trước biển khơi, nhân vật trữ tình phát hiện ra điều thú vị:

" ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
muôn với cách trở"

Không gian hiện lên là không gian rộng lớn của biển khơi bao la, bát ngát.

Nhà thơ nhìn những con sóng ngoài dại dương, thấy được hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu con sóng biển đang hướng vào bờ dù gặp muôn với khó khăn, trắc trở.

Đó là quy luật bất biến của tự nhiên, đó cũng là hình ảnh ẩn dụ để chỉ tình yêu mãnh liệt của người con gái.

Sóng dầu xa với cách trở vẫn tìm dược tới bờ như tìm về nguồn cội yêu thương, cũng như "anh" và "em" sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau, để sống trong hạnh phúc trọn vẹn của lứa đôi.

Câu thơ như một lời dặn lòng nhắc nhở đừng bao giờ mất niềm tin vào tình yêu.

Ca dao xưa cũng từng nói về tình yêu sâu đậm giữa người với người:

"Yêu nhau mấy núi cũng leo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua"

Hay như Xuân Quỳnh cũng đã từng viết:

"Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa bão gió
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác "
(Thơ tình cuối mùa thu)

Nếu khổ thơ trước nhà thơ nói về con sông và đại dương thì đoạn thơ tiếp theo, tác giả lại thể hiện những băn khoăn, lo lắng:

"Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa"

"Cuộc đời, năm tháng" là hoán dụ chỉ thời gian (thời gian của đời người và thời gian của vũ trụ ): "biển" là hoán dụ chỉ không gian.

Những băn khoăn, trăn trở xuất hiện trong phạm trù không gian và thời gian, cả hai được đặt trong bình diện đối lập nhau.

Cuộc đời con người dẫu có dài đến một trăm năm thì so với thời gian vô cùng vô tận của vũ trụ cũng chỉ là khoảnh khắc hữu hạn.

Biển tưởng như rộng lớn vô cùng nhưng vẫn bị giới hạn bởi bờ cõi.

Trong khi đó, áng mây nhỏ bé lại có thể bay từ bầu trời này qua bầu trời khác, có thể bay trên khắp mặt biển, đại dương.

Tác giả sử dụng phép so sánh: lấy cái không gian để nói cái thời gian, đã phần nào cho người đọc nhận thức rõ về những dự cảm và nỗi băn khoăn của người con gái trong tình yêu.

Những cặp từ "tuy dài thế - vẫn đi qua - dẫu rộng" như chứa đựng ở trong nó ít nhiều nỗi âu lo và những ngậm ngùi.

Cuộc đời tuy dài nhưng tuổi trẻ của mỗi con người là hữu hạn cho nên không thể ngăn nổi "năm tháng vẫn đi qua".

Giống như biển khơi kia "dẫu rộng" vẫn không thể chân trời nào ngăn được đám mây bay về cuối.

Nhà thơ Xuân Diệu trong bài thơ "Vội vàng" cũng từng âu lo khi thời gian trôi qua nhanh:

"Xuân đương tới nghĩa xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa xuân sẽ già."

Nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian nên Xuân Quỳnh tiếc cho sự hữu hạn của đời người.

Ở điểm này, Xuân Diệu cũng rất đồng cảm với Xuân Quỳnh:

"Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tối tiếc cả đất trời"

Hay:

"Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh tựa như khói
Ai biết tình ai đổi thay"

Tuy vậy, các nhà thơ vẫn tin tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình yêu chân thành của mình sẽ vượt qua tất cả.

Có thể nói Xuân Quỳnh yêu thương tha thiết, mãnh liệt nhưng cũng tỉnh táo nhận thức dự cảm những trắc trở, thử thách trong tình yêu đồng thời cũng tin tưởng vào sức mạnh tình yêu sẽ giúp người phụ nữ vượt qua thử thách đến với bến bờ hạnh phúc.

Cho nên, sóng sẽ đến bờ, năm tháng dài đằng đẵng sẽ đi qua và mây nhỏ bé sẽ vượt qua biển rộng để bay về xa.

Một loạt hình ảnh thơ ẩn dụ dược bố trí thành một hệ thống tương phản, đối lập để nói lên dự cảm tỉnh táo, đúng đắn và niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào sức mạnh của tình yêu.

Khổ thơ cuối, nhân vật trữ tình khao khát hòa tình yêu nhỏ bé của mình vào biển lớn tình yêu để được sống hết mình trong tình yêu:

"Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ."

Câu hỏi tu từ "Làm sao được tan ra" diễn tả nỗi trăn trở và khao khát chân thành, tha thiết, mãnh liệt của "em".

Niềm khát khao "được tan ra" là khát vọng hi sinh, dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu, là sống hết mình, yêu hết mình, dâng hiến hết mình cho tình yêu.

Đó là biểu hiện của trái tim nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh, bao dung vô cùng của người phụ nữ trong tình yêu khi không thể kéo dài năm tháng, khi bối rối, lo âu trước cái ngắn ngủi của tình yêu.

Khi tan ra, khi dâng hiến tận độ cho tình yêu, em dường như đã chiến thắng cái hữu hạn của cả thời gian và không gian.

Do đó, tình yêu của em được vĩnh hằng cùng vô biên năm tháng.

Bốn câu thơ khép lại bài thơ "Sóng" là khát vọng mãnh liệt của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Đó là khao khát muốn mình "được tan ra" thành "trăm con sóng nhỏ".

Con sóng sẽ không còn là sóng nếu nó chỉ biết sống cho riêng mình.

Sóng chỉ thực sự là sóng khi nó hòa chung vào muôn điệu của đại dương bao la.

Tình yêu của con người cũng vậy, nếu chỉ biết giữ cho riêng mình thì sẽ tàn phai theo năm tháng.

Và tình yêu sẽ chỉ bất tử khi hòa vào biển lớn của tình yêu nhân loại.

Như nhà thơ Xuân Diệu đã từng mãnh liệt thể hiện cảm xúc của mình trong tình yêu:

"Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi.

Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt...

Cũng khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em"

Nhà thơ đã thể hiện một khát vọng mãnh liệt muốn làm trăm con sóng để hòa mình vào đại dương bao la, hòa mình vào biển lớn tình yêu để một đời vỗ muôn điệu yêu thương "Để ngàn năm còn vỗ".

Đây chính là khát vọng mãnh liệt, tha thiết của người phụ nữ với trái tim hồn hậu, chân thanh, giàu trực cảm.

Trái tim ấy không hề nhỏ nhoi, cô đơn trước sự vĩnh cửu mà rộng lớn, khao khát sẻ chia và hoà nhập vào cõi vĩnh hãng, vào mọi cuộc đời.

Trái tim nồng nhiệt ấy ẩn chứa một khát vọng lớn lao được sống mãi trong tình yêu, bất tử với tỉnh yêu.

Bài thơ đã khép lại mà những con sóng dạt dào, khắc khoải vẫn vỗ nhịp trong lòng độc giả, vẫn cất tiếng ngân vang một tâm hồn, một tình yêu bất diệt.

Sóng sẽ mãi mãi còn nổi sóng! Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967. khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", khi sân ga, bến nước, gốc da, sân trưởng diễn ra những "Cuộc chia ly màu đỏ".

Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới càng thấy rõ nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu.

Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài thơ dược thể hiện qua những yếu tố nghệ thuật đặc sắc: âm điệu, nhịp điệu như nhịp sóng thể hiện nhịp tâm hồn, nhịp tình cảm trong tâm hồn người phụ nữ: hình tượng sóng, hình tượng trung tâm, xuyên suốt bài thơ với đủ mọi sắc thái, cung bậc như tâm hồn người phụ nữ đang yêu; sự kết hợp hài hòa giữa hình tượng sóng và em, tuy hai mà một, có lúc phân chia, có lúc lại hoà nhập để nói lên những nét, những phương diện phong phú, phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn nhưng thống nhất trong tâm hồn người con gái đang yêu

KB

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#học