Tây Tiến đề 1: Chất nhạc, hoạ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


" khoảng không gian nào đo chiều dài nỗi nhớ
khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình thương."

Tình thương và nỗi nhớ luôn song hành cùng nhau, lan tỏa giữa không gian mênh mông. Nhà thơ Quang Dũng khi rời xa những người đồng chỉ, đồng đội trong binh đoàn Tây Tiến cũng khôn nguôi nỗi nhớ về mảnh đất Tây Bắc, nhớ về Tây Tiến. Nỗi nhớ ấy ông gửi cả vào bài thơ "Tây Tiến". Đoạn thơ dưới đây là nỗi nhớ da diết về khung cảnh núi rừng Tây Bắc và những cuộc hành quân của đoàn bình qua đó thể hiện chất nhạc, chất hoa:

" Sông xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi."

Quang Dũng là nhà thơ - chiến sĩ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Ông là một người nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Thơ Quang Dũng hấp dẫn bạn đọc bởi phong cách: tài hoa, phóng khoáng, lãng mạn, hồn hậu.

Binh đoàn Tây Tiến là một đơn vị bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp được thành lập năm 1947, Quang Dũng làm đại đội trưởng với phần lớn là học sinh, sinh viên, trí thức Hà Nội. Họ đóng quân trên địa bàn Tây Bắc đến thượng Lào, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào, đánh tiêu hao lực lượng Pháp.

Bài thơ "Tây Tiến" được tác giả sáng tác vào cuối năm 1948 tại Phù Lưu Chanh khi ông đã rời xa binh đoàn Tây Tiến và chuyển sang đơn vị khác.

Tác phẩm được in trong tập " Mây đầu ô". Lúc đầu bài thơ có tên là "nhớ Tây Tiến" sau tác giả bỏ từ "nhớ" chỉ còn "Tây Tiến".

Không phải ngẫu nhiên mà Quang Dũng đổi tên của nó bởi vì nhan đề cũ nói lên được cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ thương da diết nhưng lại không làm toát lên được hình tượng trung tâm của tác phẩm là thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ và người lính hào hoa, dũng cảm.

Ngược lại với hai chữ "Tây Tiến", ta có thể hiểu là chiến dịch tiến quân về phía Tây và cũng có thể hiểu đây là tên của một trung đoàn quân đội. Vì vậy hai chữ "Tây Tiến" đã hướng người đọc và hình tượng trung tâm của bài thơ.

Nếu "nhớ Tây Tiến" là một nhan đề mềm mại, ủy mị không phù hợp với bức quân hành thì "Tây Tiến" lại tạo ra âm điệu chắc khỏe, rắn rỏi, hào hùng, lược đi chứ "nhớ" làm tên bài thơ trở nên cô đọng hàm xúc hơn.

Đoạn thơ trên nằm ở khổ 1 của bài thơ, tác giả khắc họa nỗi nhớ da diết về khung cảnh núi rừng Tây Bắc và những cuộc hành quân của đoàn bình.

Khi viết bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng muốn bày tỏ một nỗi nhớ da diết về núi rừng Tây Bắc, về đoàn quân Tây Tiến hào hùng. Nỗi nhớ ấy không chỉ bộc lộ ngay trong nhan đề cũ mà còn thể hiện ngay ở hai câu mở đầu của tác phẩm:

"Sông xa rồi Tây Tiến ơi.
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi"

Với thủ pháp lắng dần của điện ảnh, nhà thơ để hình ảnh sông Mã xuất hiện đầu tiên gợi về nỗi nhớ để rồi từ đó mở ra dòng cảm xúc của những kỉ niệm xưa.

Câu thơ 7 chữ mà có tới bốn chữ là tên riêng, đó chính là nơi nhà thơ gửi về nỗi nhớ của mình: "sông " và "Tây Tiến".

Sông Mã là con sông chảy dọc theo biên giới Việt - Lào, nó là địa bàn hoạt động của người lính Tây Tiến và từng chứng kiến nỗi buồn vui, mất mát, hy sinh, từng gầm lên khúc độc hành để tiễn đưa người lính khi ngã xuống. Nó thực sự gắn liền với con đường đấu tranh của các anh.

Đây không phải là sự ngẫu nhiên mà bởi dòng sông là một phần máu thịt của vùng đất Tây Bắc, là người bạn gắn bó với những chặng đường hành quân của người lính, là chứng nhân lịch sử trong suốt cuộc đời người lính.

Vì thế trong ý thơ "sông Mã xa rồi" là chứa đựng biết bao lưu luyến bởi dòng sông Mã - nơi lưu giữ mọi ký ức giờ đã thành kỷ niệm.

Nếu "sông xa rồi" là nguyên nhân làm thức dậy nỗi nhớ thì cụm từ "Tây Tiến ơi" kết hợp với hình thức câu cảm thán vang lên như tiếng gọi, như sự thổ lộ đầy thiết tha, trìu mến của nhà thơ với đồng đội và đoàn quân. Dường như nỗi nhớ quá nồng nàn, mãnh liệt khiến Quang Dũng quên mất rằng nhà thơ đã xa cả Tây Tiến chứ không riêng gì dòng sông Mã.

Sau tiếng gọi " Tây Tiến ơi" là cả một nỗi nhớ trong lòng nhà thơ. Trong câu thơ tiếp theo, Quang Dũng đã bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ của mình. Từ "nhớ" được điệp đi điệp lại qua 2 về thơ tạo ra một nỗi nhớ thương da diết mãnh liệt: Nỗi nhớ vừa có hình có khối. "nhớ về rừng núi", vừa hư ảo "nhớ chơi vơi".

"Nhớ rừng núi" là nỗi nhớ về không gian, thời gian từng gắn bó, còn "nhớ chơi vơi." làm nổi bật mức độ, tình cảm của nỗi nhớ. Ca dao xưa cũng từng bày tỏ nỗi niềm

"Ra về nhớ bạn chơi vơi.
Nhớ chiếu bạn trải, nhớ nơi bạn nằm"

Còn trong thơ của Xuân Diệu:

"Sương nương theo trăng lên lưng trời.
Tương nâng lòng lên chơi vơi."

Nếu cách viết của Quang Dũng kế thừa tứ thơ cũ thì ta cũng không thể phủ nhận sự sáng tạo đặc biệt: Nhà thơ láy lại 3 lần vẫn "ơi": "Ơi", "chơi vơi".

Đây là 3 thanh bằng, lại là 3 âm mở mang âm hưởng ngân nga, lan tỏa, tiếng gọi như vọng ra từ những vách đá của núi rừng Tây Bắc.

Từ nỗi nhớ của nhà thơ: "nhớ chơi vơi" - Một nỗi nhớ không hình, không lượng nhưng bồng bềnh trong tâm trí của nhà thơ, da diết và mãnh liệt.

Như vậy, 2 câu thơ vang lên như khúc nhạc dạo đầu đưa Quang Dũng trở về với miền nhớ, để sống lại với những tháng ngày gắn bó cùng đồng đội Tây Tiến giữa núi rừng Tây Bắc.

Qua dòng hồi tưởng của nhà thơ, thiên nhiên Tây Bắc hiện lên trước hết với vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, và dữ dội, hiểm trở:

" Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi.
Mường Lát hoa về trong đêm hơi"

Quang Dũng nhắc tới một loạt những địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu.

Với bạn đọc, đó là những vùng đất xa xôi, hẻo lánh, heo hút nơi địa đầu Tổ quốc, nhưng với Quang Dũng, đó là những tên đất, tên làng quen thuộc đã từng in dấu bước chân hành quân của đoàn binh Tây Tiến.

Các địa danh không được sắp xếp theo trình tự không gian, thời gian. Nhưng chính sự không trình tự này lại làm ta nhận ra một trình tự khác - trình tự của cảm xúc, của con tim cho thấy nỗi nhớ của Quang Dũng da diết, mãnh liệt, trải dài, dai dẳng khắp không gian.

Dường như mỗi bước chân đi qua đều thấm đầy kỷ niệm. Nhắc tới Sài Khao, Quang Dũng nhớ tới những cuộc hành quân trong đêm với tiết trời khắc nghiệt: "sương lấp đoàn quân mỏi".

Bút pháp hiện thực trong câu thơ đã miêu tả "đoàn quân mỏi". Nhịp ngắt 4- 3. Khiến trọng tâm câu thơ rơi vào chữ "lấp", một động từ có sức gợi tả màn sương mênh mông dày đặc, giăng kín núi rừng như che lấp cả đoàn quân, cản trở bước chân của người lính.

Khác với màn sương muối dày đặc của QD, nhà thơ Chế Lan Viên từng viết về một làn sương thơ mộng:

"Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?"

Hay trong bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh:

"Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về"

Hình ảnh thơ vừa gợi ra một Tây Bắc hoang sơ, hẻo lánh vừa gợi ra được con đường chiến đấu vất vả, gian lao.

Nhưng trong câu thơ sau hiện thực đã có sự khác biệt khi được thì vị hóa bởi cảm hứng lãng mạn xua tan cái lạnh lẽo, heo hút nơi núi rừng: "Hoa về trong đêm hơi".

Đêm sương trở thành đêm hơi bồng bềnh, hư ảo, hoa lệ lại gợi nhiều liên tưởng đặc sắc: "hoa" ở đây có thể hiểu là loài hoa ban rừng của vùng rẻo cao Tây Bắc gió lạnh, hay cũng có thể hiểu đó là những ngọn đuốc của đoàn dân công thắp sáng soi đường bỗng rực cháy như những bông hoa tô điểm cho núi rừng Mường Lát khi đêm xuống như trong bài thơ "Việt Bắc" - Tố Hữu từng viết:

"Dân công đỏ đuốc từng đoàn.
Bước chân nát đá muốn tàn lửa bay"

Hoặc ta cũng có thể hình dung qua biện pháp tu từ ẩn dụ "hoa" còn là hình ảnh những người lính, người chiến sĩ. Các anh cũng đẹp như những đóa hoa rừng khi luôn cố gắng hết mình để đem về hòa bình cho quê hương, đất nước.

Nỗi nhớ của Quang Dũng về bức tranh Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở, từ đó tôn lên nét đẹp lạc quan của người lính trẻ:

"Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời."

Nếu như trong câu thơ đầu có 7 chữ mà tới 4 chữ là tên riêng để nhấn mạnh nỗi nhớ của nhà thơ thì ở trong câu thơ "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm" lại có tới 5 thanh trắc.

Gợi cho người đọc những khó khăn, gian khổ của người lính khi phải trải qua biết bao con dốc khúc khuỷu, thăm thẳm.

Bên cạnh đó, nó còn khiến cho người đọc liên tưởng tới tứ thơ của Nguyễn Du khi ông miêu tả con đường đưa Kiều tới lầu xanh mà nàng không hề hay biết :

" câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh."

Đại thi hào Nguyễn Du đã dùng âm điệu của câu thơ để ngầm dự bảo số phận bi thảm của nàng Kiều,

còn nhà thơ Quang Dũng lại sử dụng thanh trắc dày đặc để gây ấn tượng về một miền Tây Bắc gập ghềnh, hiểm trở.

Cùng với âm điệu thanh trắc là điệp từ "dốc". Như muốn nhấn mạnh một địa hình chỉ có dốc và dốc. Dốc đủ hình, đủ loại.

Nếu như từ láy "khúc khuỷu " gợi những con dốc gấp khúc, quanh co, vòng vèo, uốn lượn. Thi từ láy "thăm thẳm " lại gợi ra độ sâu hun hút đến khuôn cùng của con dốc.

Đã vậy, nhà thơ còn miêu tả "Heo hút cồn mây súng ngửi trời". Từ láy "heo hút" gợi ra độ xa, vừa gợi độ cao vừa gợi độ vắng như nhấn mạnh sự hoang vắng.

Còn "cồn mây" lại mở ra độ cao cho ta cảm nhận con đường như lần vào chân mây, bao phủ đường đi, mây mù mịt, trập trùng khiến con đường hành quân vô cùng gian lao vất vả. Người lính đi trên đỉnh núi mà như đi trên mây.

Như vậy chưa tới hai câu thơ, nhà thơ Quang Dũng đã mở ra một chiến trường miền Tây như một bức tranh với không gian ba chiều với những khoảng vắng lặng, những con đường gồ ghề, những chiều sâu thăm thẳm.

Tất cả được hiện ra bởi nét vẽ vừa tróc vây, vừa gân guốc, vừa giàu sức tạo hình.

Không dừng lại ở đó, trung tâm của câu thơ này rơi vào 3 chữ "súng ngửi trời.".

Chữ "ngửi" mộc mạc, chân phương dường như không hợp để nói về những gì thanh thoát, hào hoa ở bài thơ này, nhưng chính điều đó lại làm nên nét đẹp độc đáo đó, vẽ ra hình ảnh người lính chất phác trên đỉnh núi, đi giữa ngàn mây, mũi súng khoác sau vai như chạm đến cả bầu trời.

Chữ "ngửi" là sự nhân hóa tinh nghịch, đùa tếu, dí dỏm của người lính Tây Tiến dám trêu ghẹo cả tạo hóa. Trong gian khổ, nguy nan, vất vả, người lính vẫn giữ được tinh thần lạc quan, yêu mến. Đó là phong cách của anh bộ đội cụ Hồ mà sau này Tố Hữu viết:

"Mấy anh lính trẻ măng .
Nghêu ngao bát hát chờ cơm xôi."

Quang Dũng tiếp tục nhớ về thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình.

"Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống.
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi."
Câu thơ ngắt nhịp 4-3 kết hợp với động từ "ngàn thước" qua 2 về thơ và nghệ thuật đối tương phản "lên" và "xuống" tạo nên nét gấp đầy ấn tượng, đem đến cho ta hình dung về những con dốc đột ngột, đầy hiểm trở.

Âm điệu thơ của Quang Dũng tựa như một trò chơi bập bênh chóng mặt giữa 2 sườn dốc núi cheo leo. Địa hình hiểm trở, gãy gấp làm ta có cảm giác câu thơ của Quang Dũng như bị bẻ gãy làm đôi.

Khi viết về những câu thơ này, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã cho rằng: "Câu thơ đọc lên nghe nhọc nhằn như tiếng thở nặng nhọc của người lính Tây Tiến trên con đường hành quân".

Câu thơ "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" toàn thanh bằng với chất nhạc và sự mộng mơ như một nốt trầm du dương mang đến cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, êm ái, mở ra một không gian mênh mông, nhạt nhòa như trong mơ.

Hình ảnh "mưa xa khơi" cho thấy những bản làng mờ mịt như hoang tàn trong miền mua. Không gian bỗng trở nên mênh mang, hư ảo.

Câu thơ gợi ta liên tưởng đến cảnh tượng quen thuộc của đời lính: người lính dừng chân trên một đỉnh núi nào đó, phóng tầm mắt ra xa về những bản mường Pha Luông, thấy những mái nhà gianh thấp thoáng ẩn hiện trong màn mưa mờ mịt.

Câu thơ gợi ra được sự mộng mơ, yên bình quen thuộc của thiên nhiên Tây Bắc, vừa gợi ra được sự nhẹ nhõm, thảnh thơi trong tâm hồn người lính Tây Tiến

Một trong những lí do khiến bài thơ "Tây Tiến" chịu số phận thăng trầm là bởi QD đã dám nói về cái chết, sự kiệt sức và bất lực. Nhưng người ta quên mất rằng QD miêu tả sự hi sinh nhưng khi lực của câu thơ vẫn vô cùng mạnh mẽ:

"Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng bỏ quên đời"

Khi gọi về những người cùng chung lý tưởng, cùng chung một chiến hào người ta thường gọi bằng những từ quen thuộc như: đồng chí, đồng đội. anh, tỏi nhưng ở đây QD lại gọi đồng chí của mình là "anh bạn" - 1 cách gọi chan chứa yêu thương, chứa đựng những tình cảm chân thành giữa những người bạn gần gũi, thân thiết. Ngòi bút của QD không né tránh hiện thực của đời lính, hiện thực bị tráng được diễn tả qua những từ ngữ "gục", "không bước nữa", "bỏ quên đời". Đó là những vất vả, gian lao, nếm mật nằm gai mà người lính Tây Tiến phải trải qua trên chặng đường hành quân gian khổ và quá trình chiến đấu với kẻ thủ. Đặc biệt là chữ "gục" khiến ta liên tưởng đến bước chân mỏi mệt khiến người lính ngủ gục trên súng mũ và quên đi tất cả. Nhưng cũng có thể hiểu tác giả dùng cách nói giảm, nói tránh để diễn tả sự mất mát, hi sinh của người lính vì Tổ Quốc. Đây là sự thực khốc liệt của chiến tranh, của con đường Tây Tiến vừa vinh quang, vừa hào hùng. Người lính Tây Tiến chết trong tư thế không rời vũ khí - 1 tư thế thật đẹp! Tư thế ấy như muốn nói với chúng ta rằng: Đến giây phút cuối cùng anh vẫn nắm chắc cây súng. Nhà thơ Lê Anh Xuân cảm phục người chiến sĩ giải phóng quân từng viết:

" anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng"

Hay Chính Hữu cũng từng thể hiện:

"Bạn ta đó
Ngã trên dây thép ba tầng
Một bàn tay chưa hề rời báng súng"

QD vẫn tiếp tục sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh qua các cụm từ "không bước nữa", "bỏ quên đời". Chiến đấu và hi sinh là hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Nhà thơ QD đã không ngần ngại nói về cái chết mặc dù câu thơ không có từ nào nói đến cái chết. Họ sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc, quê hương, coi cái chết thật nhẹ nhàng. Những người lính ấy ra đi 1 cách đầy thầm lặng, thanh thản tựa như câu hát: "Chúng tôi đi không tiếc đời mình"

Núi rừng Việt Bắc không chỉ cheo leo, hiểm trở mà còn rợn ngợp bởi âm thanh của "thác gầm thét", "cọp trêu người":

"Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người"

Nét bút về cảnh sắc núi rừng miền Tây đã giúp QD vẽ nên 1 Tây Bắc hoang dã, bí hiểm để từ đó người đọc nhận ra con đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến vô cùng gian nguy.

Những con thác hiện lên như 1 loài thú dữ đường gầm thét, hù dọa người lính Tây Tiến. Cùng với đó, vị chúa tể chốn rừng thiêng nước độc - cọp cũng "trêu người".

Âm hưởng trong 2 câu thơ này gợi ta nhớ tới âm hưởng bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ, đặc biệt là ở đoạn cuối khi tác giả thể hiện nỗi nhớ rừng của con hổ.

Điều đó ta cũng dễ dàng lí giải bởi trong 1 lần nói chuyện QD từng tâm sự: "Tôi cũng say thơ mới hơn bất cứ 1 học sinh nào thời đó nhưng tôi thích thơ Thế Lữ hơn cả. Đặc biệt bài thơ "Nhớ rừng" bởi tâm trạng sơn ".

Nhưng nỗi nhớ của QD hoàn toàn mang sắc thái riêng biệt với những địa danh rất Tây Bắc, rất Lào.

Từ láy chỉ thời gian "chiều chiều", "đêm đêm" khiến ta hình dung rõ hơn sự khắc nghiệt, dữ dội lặp đi lặp lại như 1 vòng quay bất biến.

Đặc biệt là 2 thanh trắc "thác" và "thét" như mở ra hình ảnh những con thác đổ ào ào, mạnh mẽ gợi ra sự rùng rợn, hãi hùng, khắc nghiệt của chốn oai linh rừng thẳm như muốn cuốn phăng đi tất cả.

Những âm thanh ấy luôn khẳng định cái uy lực khủng khiếp ngàn đời của chốn rừng thiêng nước độc.

Nói về địa danh trong bài thơ này, nhà thơ Vũ Quần Phương từng nói: "Địa danh Mường Hịch đọc lên cảm giác như cọp đi trong đêm".

Hơn nữa, ở đây sự kết hợp của 2 chữ "hịch" và "cọp" liền kề có âm điệu thật ấn tượng, 2 dấu nặng xoáy xuống khiến ta nghe rờn rợn như có tiếng bước chân đượm mùi từ khí của chúa sơn lâm.

Âm điệu thơ của QD như gõ lên dây thần kinh của độc giả. Hoang dại là vậy, nguy hiển là thế nhưng câu thơ vẫn vang lên tiếng đùa tếu tinh nghịch "cọp trêu người" gợi ra tiếng cười khúc khích làm tan đi bao nỗi mệt nhọc, vất và trên con đường hành quân.

Qua đây QD vừa nói được con đường hành quân gian lao mà cũng có thể khắc họa hình ảnh người lính lạc quan khi đối mặt với nguy nan, thử thách

Bút pháp của QĐ thật biển ảo, đang gân guốc, rắn rỏi, mạnh mẽ thoát đã tình tứ, ở ấp. Đoạn thơ này là vậy, nếu 12 câu thơ đầu đang ở chóp đỉnh của sự hoang vu, lạnh lẽo thì ở đây lại bỗng mở ra 1 không gian ấm áp tình người.

"Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Nếu mở đầu là tiếng gọi "Tây Tiến ơi" thì đến cuối đoạn thơ, nhà thơ lại dùng từ "nhớ ôi" để bộc lộ nỗi nhớ da diết, sâu sắc, mãnh liệt.

Đặc biệt ở dòng thơ trên có 3 thanh trắc cách quãng đều đặn, lại là 3 dầu sắc với âm điệu thơ vút lên tạo hình tia khỏi làm ấm áp rừng chiều, đồng thời đấy nỗi nhớ lên cung bậc cao nhất.

Sau những chặng đường hành quân, các anh có dịp dừng chân ở một bản làng tên gọi rất đỗi thân thương - Mai Châu - cái tên thanh nhẹ gợi ta hình dung về 1 miền đất lành.

Hai chữ "nhớ ôi" vang lên chất chứa biết bao tình cảm đạt dao. đậm đà tình nghĩa dân - quân. Miền đất thanh bình ấy gắn với bao ki niệm "thơm nếp xôi", ta có thể hiểu đó là mùi thơm của xôi nếp - 1 sản vật đặc trưng của miền núi rừng Tây Bắc.

Sau một chặng đường dài hành quân vất vả, phải chịu đói, chịu khát, các anh được đồng bào chiêu đãi đón tiếp bằng những bữa cơm chiều, những nắm xôi ấm bụng. Sau này, nhà thơ Chế Lan Viên cũng da diết 1 nỗi nhớ:

"Đất Tây Bắc tháng ngày không lịch

Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương"

Hai chữ "mùa em" không chỉ gợi lên sự no đủ của mùa màng bội thu mà còn chất chứa ở đó nghĩa tình của nhân dân dành cho những chàng lính trẻ.

Không chỉ vậy, "mùa em" còn là 1 sự sáng tạo, đó là nỗi nhớ của QD về những dáng hồng sơn cước thẩm đượm tình người.

Đây là những gì hoàn toàn có thật trong đời lính: sau những cuộc hành quân gian khổ, người lính dừng lại nơi bản làng, được bao bọc trong tình dân quân ấm áp. Đó là những điều không chỉ riêng QD cảm nhận mà các nhà thơ khác cũng viết:

"Các anh đi

Ngày ấy đã lâu rồi

Xóm làng tôi còn nhớ mãi

Các anh về tưng bừng trước ngõ

Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau.

Mẹ già bịn rịn áo nâu

Vui đàn con nhỏ rừng sâu mới về."

Nếu âm nhạc được tạo nên bởi giai điệu, tiết tấu,... Thì trong thơ ca, chất nhạc lại được dệt lên từ sự kết hợp thanh điệu bằng, trắc, nhịp điệu, cách sử dụng từ láy. Nếu chất liệu của hội họa là đường nét, màu sắc hình khối... Thì thơ ca dùng màu sắc hình ảnh làm phương tiện để vẽ nên bức tranh phong cảnh. "Tây Tiến" của QD có sự kết hợp hài hòa giữa nhạc và họa. Nhà thơ đã vẽ nên bức tranh núi rừng Tây Bắc hiểm trở và thơ mộng bằng cách sử dụng nhiều từ láy: " Khúc khuỷu", "thăm thẳm" và những hình ảnh giàu sức gợi hình,... Sự kết hợp những thanh bằng, trắc trong câu thơ vừa gợi cảm giác trúc trắc, vừa tạo nên cảm giác nhẹ nhàng, êm ái.

Đoạn thơ hấp dẫn người đọc trước hết bởi ngôn từ giản dị, hàm súc, cô đọng. Cùng với đó là sự xuất hiện hàng loạt những hình ảnh phong phú khơi gợi liên tưởng độc đáo ở người đọc. Tác giả sử dụng hiệu quả những biện pháp tu từ ẩn dụ, từ láy, tương phản, kết hợp với giọng điệu linh hoạt.
Những đặc sắc nghệ thuật đã góp phần tạo nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng, trữ tình.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên từng đánh giá: " Tây Tiến giống như một viên ngọc quý. Ngọc càng mài thì càng sáng, càng lấp lánh hấp dẫn.". Bài thơ đã góp phần đưa tên tuổi của Quang Dũng lên một vị trí mới trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Khói lửa chiến tranh đã đi qua, những người chiến sĩ Tây Tiến trong đoàn quân năm xưa giờ đây người còn người mất. Xin mượn lời thơ của Giang Nam thay cho lời kết:

"Tây tiến biên cương mờ khói lửa

Quân đi lớp lớp động cây rừng

bài thơ ấy con người ấy

Vẫn sống muôn đời với núi sông."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#học