Tây Tiến đề 2: Chất bi tráng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Viết về người lính Tây Tiến, QD không né tránh hiện thực thời chiến đầy gian khổ, hi sinh mà người lính trẻ phải đương đầu, đối mặt:

"Tây Tiến đoàn bình không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm"

Câu thơ giàu chất hiện thực đã khắc họa những gian khổ của người lính trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp qua hình ảnh: "không mọc tóc", "quân xanh màu lá".

Ta có thể hiểu những người lính trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp rất thiếu thốn trong sinh hoạt, vật chất; người lính đã chủ động cạo trọc đầu để thuận tiện trong cuộc sống, trong công việc đánh giáp lá cà.

Nhưng đồng thời ở đây cũng có thể hiểu "không mọc tóc" là QD đang nói đến căn bệnh sốt rét rừng hành hạ khiến cho tóc của người lính rụng hết, giúp chúng ta hiểu rõ hơn những anh "vệ trọc", "vệ túm"

như tác giả từng chia sẻ: "Chiến sĩ Tây Tiến hồi ấy hoạt động cách mạng ở những vùng núi hiểm trở, họ phải sống 1 cuộc sống thiếu thốn về vật chất, chết trận thì ít mà chết vì bệnh tật thì nhiều".

QD kể lại hiện thực ấy với giọng xót xa, thương cảm.

Những người lính vốn kiên cường, cho nên dù hoàn cảnh có khốc liệt đến mấy họ vẫn vượt qua.

Cách nói "không mọc tóc" 1 lối nói khá đặc biệt.

Nhà thơ đã chuyển từ bị động sang chủ động làm cho ta có cảm giác những người lính không cần mọc tóc, không thèm mọc tóc.

Một cách nói gợi tả cái ngang tàng, kiêu bạc, bất cần của những chàng lính coi thường gian khổ, hi sinh, gợi lên nét hóm hỉnh, đùa vui.

Nói về căn bệnh sốt rét của những người lính, các nhà thơ đã thể hiện với những giọng điệu khác nhau.

Chính Hữu từng nói với giọng thơ đầy mộc mạc, yêu thương:

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi"

Hay nhà thơ Tố Hữu lại viết với chan chứa niềm yêu thương, quý mến:

"Giọt giọt mồ hơi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu anh thế"

Hình ảnh "quân xanh màu lá" đó là màu xanh của lá ngụy trang dùng để ẩn mình, tránh sự truy lùng địch hay là màu xanh của bộ quân phục.

Nhưng có lẽ đúng hơn cả là nước da xanh tái của người lính khi trải qua những cơn sốt rét rừng.

Nếu những nhà thơ trên viết về gian khổ người lính với niềm xót xa, thương cảm thì QD lại sử dụng bút pháp lãng mạn và tinh thần bi tráng để khắc họa vẻ đẹp đầy dũng khí ở người lính Tây Tiến.

Các anh ốm nhưng không yếu, bi mà vẫn hùng.

Điều này được thể hiện qua nghệ thuật đảo ngữ "Tây Tiến đoàn binh", đặc biệt từ "đoàn binh" là từ Hán Việt có nghĩa khỏe khoắn, mạnh mẽ, có âm vang manh hơn "đoàn quân" bởi nó không chỉ gợi tả về lực lượng mà còn toát lên sức mạnh, khí thế, ý chí xung trận của 1 đội quân hùng hậu.

Hình ảnh so sánh ẩn dụ "dữ oai hùm" gợi lên khí chất oai phong, lẫm liệt của những chiến binh Tây Tiến như là những trang nam nhi hổ tướng ngày xưa, như vị chúa tể chốn rừng xanh không 1 kẻ thù nào có thể đánh bại được.

Thủ pháp đối lập "quân xanh màu lá" và "dữ oai hùm" tô đậm sự tương phản dữ dội giữa vẻ ngoài xanh xao, tiều tụy với sức mạnh của người lính Tây Tiến.

Hoàn cảnh dù có khốc liệt, dữ dội đến mấy cũng không làm các anh chùn bước, ngược lại người lính luôn mang trong mình khí phách hiên ngang, oai hùng.

Khi bước vào trận đánh, các anh dồn cả sức lực và lòng quyết tâm để có thể chiến thắng kẻ thù:

"Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"

Hai chữ "mắt trừng" gợi hình ảnh đôi mắt mở to, dữ dội, ngùn ngụt sắc khí nhìn thẳng vào kẻ thù như chất chứa ngọn lửa hờn căm thề sống thề chết với giặc.

Đôi mắt biểu lộ tất cả nội lực của người lính qua đó diễn tả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc, tư thế oai phong, lẫm liệt của những chàng trai Tây Tiến.

Các anh hào hùng mà vẫn giữ được sự mộng mơ của mình: "Gửi mộng qua biên giới".

Mộng là những mộng mơ, mông ước cho quê hương, đất nước được thanh bình.

QD không chỉ nhìn thấy sức mạnh ở đôi mắt của người lính mà còn nhận ra vẻ lãng mạn ở đó.

Sau những trận đánh quyết liệt, các anh có những giây phút để nghỉ ngơi. Đó là lúc họ thả hồn về quê hương - Hà Nội yêu dấu.

"Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" làm rõ hơn những mộng mơ về tình yêu trong tâm hồn người lính, về nỗi nhớ và giấc mơ lính. Ta từng gặp trong thơ của Chính Hữu:

"Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"

Còn thơ của Hồng Nguyên lại nhớ về:

"Người vợ trẻ mòn chân bên cối gạo canh khuya"

Ta có thể hiểu người lính đang mơ về Hà Nội vì Hà Nội là hậu phương, quê hương của họ:

"Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long"

Ánh mắt ấy thao thức hướng về Hà Thành, nhớ về người thân, đặc biệt là những bóng hồng kiều diễm mà chàng lính trẻ ngày đêm thương nhớ bởi ta còn có thể hiểu "dáng kiều thơm" là hình ảnh ước lệ, QD đã mượn lối nói mỹ lệ hóa của thơ cổ để chỉ những người mỹ nữ Hà Thành yêu kiều, duyên dáng.

Sự lãng mạn ấy của người lính đã từng được Nguyễn Đình Thi viết vào trong thơ của mình :

"Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu"

Như vậy, trong đôi mắt của người lính vừa chất chứa ngọn lửa hờn căm, vừa đong đầy tình yêu thương nồng cháy.

Ở các anh, tình yêu đôi lứa được lồng vào trong tình yêu Tổ quốc.

Viết về người lính, QD không né tránh hiện thực mà ông nhìn thẳng vào đau thương, mất mát để viết lên những vần thơ bị tráng:

"Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"

Biện pháp đảo ngữ kết hợp với từ láy "rải rác" đứng đầu dòng thơ cùng với 3 chữ "mồ viễn xứ" đem đến cho ta sự ấn tượng hình ảnh những người lính đã ngã xuống nơi biên cương rừng núi, xuất hiện những nấm mồ tử sĩ nằm lạnh lẽo ở nơi xa xôi, rải rác trải khắp 1 vùng biên cương.

Ý thơ thoáng gợi ra nét bị, không khí thê lương, ảm đạm, hiu hắt.

Tuy nhiên, với sự xuất hiện của nhiều từ Hán Việt: "biên cương, mồ viễn xứ" câu thơ mở ra không khí trang trọng, thiêng liêng, làm nhòe đi nét nghĩa đau thương mất mát thay vào đó là âm hưởng hào hùng.

Cái chết của người lính như được bao bọc trong 1 không khí thiêng liêng, kiêu hùng. Ý nghĩa thiêng liêng của nó còn được hỗ trợ bằng những câu tiếp theo:

"Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"

Hai chữ "chiến trường" gợi lên nơi chiến trận khốc liệt với những đau thương, mất mát, hỉ sỉnh.

Hai chữ "đời xanh" chỉ tuổi trẻ, quãng thời gian thanh xuân đẹp nhất của đời người.

Người lính Tây Tiến vốn là những chàng trai tuổi mười tám, đôi mươi, sinh ra giữa thời buổi loạn lạc, đất nước rơi vào họa chiến tranh.

Cho nên họ mang trong mình sức trẻ, tinh thần yêu nước, sẵn sàng dâng hiến tuổi xuân, sinh mạng của mình cho Tổ quốc.

Câu thơ sử dụng thủ pháp đối lập: "chiến trường" (nơi bom đạn khốc liệt, cái chết cận kề) với "đời xanh" (tuổi trẻ) nhấn mạnh sự kiên cường, dũng cảm, tinh thần bất khuất, coi thường gian khổ, hi sinh của những chàng lính trẻ.

Đó là lý tưởng quên mình, xả thân vì Tổ quốc của những chàng trai đô thành.

Câu thơ vang lên như lời thề, ý chí, lòng quyết tâm, làm sáng ngời quan niệm sống cao đẹp của các anh: "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".

Còn gì quý bằng. 2 chữ "chẳng tiếc" trong dòng thơ vang lên mạnh mẽ thể hiện tinh thần sẵn sàng dâng hiến cả cuộc đời mình cho dân tộc. Như Thanh Thảo sau này cũng từng khẳng định:

"Chúng tôi đi không tiếc đời mình
Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?"

Hai câu thơ của QD nói trên mang nét cổ kính, phảng phất dáng dấp những người tráng sĩ trong văn học trung đại:

"Sa trường da ngựa bọc thây
Xem cái chết nhẹ tựa lông hồng"

Những chàng trai Tây Tiến đã tiếp thu hình mẫu lí tưởng đó qua văn chương, sách vở và dấn thân vào cuộc trường chinh với lòng yêu nước cháy bỏng.

Người lính Tây Tiến ngã xuống trong trận đánh khốc liệt, nhà thơ QD đã nói đến sự hi sinh của họ với âm hưởng hào hùng, bi tráng:

"Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, người lính Tây Tiến sống rất thiếu thốn, ngay cả manh chiếu khâm liệm từ sĩ cũng không có.

Theo lời tâm sự của QD: "Ngay cả khi nằm xuống người chiến sĩ cũng không có đủ manh chiếu liệm. Nói áo bào thay chiếu là cách nói của người lính chúng tôi, cách nói ước lệ của thơ trước đây để an ủi những đồng chí của mình đã ngã xuống."

Như vậy QD muốn gieo vào lòng bạn đọc 1 ấn tượng đẹp về người lính nên ông đã sử dụng 2 chữ "áo bào", đó là hình ảnh tấm chiến bào màu đỏ khoác lên mình của những chiến tướng ngày xưa khi ra trận.

Cách nói "áo bào thay chiếu" là cách nói bi tráng hóa, tráng lệ hóa sự hi sinh của người lính.

Cách viết này không chỉ làm vơi đi nỗi đau thương mà còn nâng người chiến sĩ lên bậc tráng sĩ uy nghi, lẫm liệt.

Mang đến không khí trang nghiêm trong giờ phút vĩnh biệt. Về sau của câu thơ cũng có 2 từ rất đẹp "về đất".

Đất là đất mẹ, là đất nước, là Tổ quốc thân yêu....

Khi nói về sự hi sinh ở người lính, QD không dùng từ "chết" mà chọn cách dùng từ nói giảm nói tránh "về đất" đầy sáng tạo để làm giảm nhẹ đi sự đau thương, mất mát.

Sự hi sinh của các anh trở nên nhẹ nhàng như đi vào giấc ngủ trong vòng tay yêu thương của đất mẹ, như đang trở về với đất mẹ sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ với Tổ quốc.

Cái chết của các anh không phải là sự mất mát mà là sự hóa thân.

Cách diễn đạt này làm hình tượng người lính trở nên bất tử.

Con sông Mã lại xuất hiện 1 lần nữa: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành".

Con sông Mã ở đây được nhân hóa như có hồn hơn, nó đã có mặt cùng với người lính từ đầu cho đến cuối cuộc hành trình, đem đến cho ta cảm nhận giống như 1 con chiến mã trung thành.

Chứng kiến sự ra đi bị tráng của người chiến sĩ, nó gầm lên "khúc độc hành" tiễn đưa các anh làm kinh động cả chốn núi rừng hoang sơ.

Câu thơ không hề miêu tả giọt nước nhưng chữ "gầm" là biểu hiện cao độ của nỗi đau, là tiếng khóc thương của thiên nhiên.

Không chỉ vậy, dòng sông còn là hình ảnh của quê hương, đất nước.

Sự ra đi của những chàng trai Tây Tiến làm cho thiên nhiên, Tổ quốc đau đớn khôn nguôi.

Cái chết của người lính được cử hành trong 1 tầm vóc vĩ đại và cái chết của người lính không hoàn toàn bi thảm bởi những từ ngữ mạnh mẽ "gầm lên" và từ Hán Việt "độc hành" trang trọng.

Trong văn học, khái niệm bi tráng được hiểu là sự đau thương, tráng lệ. Cái "bi" thường gắn với sự chết chóc, mất mát nhưng lại được nhà văn, nhà thơ nâng lên thành cái "tráng lệ" qua giọng điệu, âm hưởng hào hùng. Đoạn thơ viết về người lính Tây Tiến mang đậm tinh thần bị tráng, QD không né tránh hiện thực gian khổ, khốc liệt mà người lính Tây Tiến phải đối mặt, chịu đựng trong chiến tranh. Họ từng phải chịu những trận sốt rét rừng hành hạ làm cho thân hình tiều tụy, xanh xao, những hi sinh, mất mát trước mũi súng kẻ thù nhưng nhà thơ đã nhắc tới những gian khổ, mất mát với màu sắc tráng lệ qua giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ, cách sử dụng từ ngữ độc đáo.

Đoạn thơ hấp dẫn người đọc trước hết bởi lớp ngôn từ giản dị, hàm súc, cô đọng. Cùng với đó là sự xuất hiện hàng loạt những hình ảnh phong phú khơi gợi liên tưởng độc đáo ở người đọc. Tác giả sử dụng hiệu quả những biện pháp tu từ nhân hóa, đối lập, ẩn dụ,...., kết hợp với giọng điệu linh hoạt. Những đặc sắc nghệ thuật đã góp phần tạo nên bức tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên từng đánh giá: "Tây Tiến giống như một viên ngọc quý. Ngọc càng mài thì càng sáng, càng lấp lánh và hấp dẫn". Bài thơ đã góp phần đưa tên tuổi của QD lên một vị trí mới trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Khói lửa chiến tranh đã đi qua, những người chiến sĩ trong binh đoàn Tây Tiến năm xưa giờ đây người còn người mất, xin mượn lời thơ của Giang Nam thay cho lời kết:

"Tây Tiến biên cương mờ khói lửa
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy, con người ấy
Sống mãi muôn đời với núi sông."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#học