Tây Tiến đề 3: Âm hưởng bi tráng về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Có khoảng không gian nào đo chiều dài nỗi nhớ Có khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình thương."

Tình thương và nỗi nhớ luôn song hành cùng nhau, lan tỏa giữa không gian mênh mông. Nhà thơ Quang Dũng khi rời xa những người đồng chí, đồng đội trong binh đoàn Tây Tiến cũng khôn nguôi nỗi nhớ về mảnh đất Tây Bắc, nhớ về Tây Tiến. Nỗi nhớ ấy ông gửi cả vào bài thơ "Tây Tiến". Đoạn thơ dưới đây là nỗi nhớ da siết về khung cảnh núi rừng và qua đó thể hiện âm hưởng bi tráng về ngôn ngữ và giọng điệu của bài thơ:

"Sông xa rồi Tây Tiến ơi
...
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi "
:
"Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa Xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi"

KQC, đề 1 đến "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"

Rời xa mảnh đất TB nhưng tâm hồn nhà thơ QD vẫn gửi trọn nơi ẩy:

"Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi"

Tây Tiến một lần nữa xuất hiện ở đầu câu thơ, gợi nhắc về một binh đoàn hào hùng, kiêu dũng.

Những chàng trai đô thành tuổi mười tám đôi mươi mang trong mình sức trẻ nhiệt huyết, tỉnh thần yêu nước nồng nàn.

Họ từ giã gia đình ra đi chiến đấu nơi núi rừng TB mà không hẹn ngày trở về - "không hẹn ước".

Câu thơ ngời sáng lí tưởng quên mình vì Tổ quốc ở người lính anh hùng.

Lời thơ gợi dậy âm vang của những ngày cả nước sục sôi đánh Pháp, khiến ta chợt nhớ tới lời ca hào hùng của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu:

Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi. Nào chi đâu ngày trở về. Ra đi ra đi bảo tồn sông núi, ra đi ra di thà chết chớ lui"

Có lẽ Tây Tiến chỉ còn lại trong tâm trí của nhà thơ còn hiện thực thì lại "thăm thẳm".

Đó là sự xa xôi, cảm giác sâu hút tầm mắt, không biết đâu là giới hạn cuối cùng.

Cụm từ "một chia phôi" và "chẳng về xuôi" gợi lên tư thế ra đi đầy dứt khoát, vững vàng.

Gắn bó với binh đoàn Tây Tiến, bên những người đồng đội được 1 năm. Giờ đây, dù đã rời xa nhưng tâm hồn của QD vẫn luôn hướng về "Sầm Nứa" - nơi từng in dấu bao kỉ niệm đẹp đẽ.

Bài thơ kết lại bằng lời nhắn nhủ thiết tha, ân tình,

"Ai" là đại từ phiếm chi có thể chỉ nhà thơ nhưng cũng có thể là người lính Tây Tiến ta không thể xác định được.

Có lẽ tác giả cố tình nói như vậy để thay mặt cho tất cả những người lính trong binh đoàn Tây Tiến dù còn sống hay đã chết đều quay trở về Sầm Nứa.

Họ không sinh ra ở mảnh đất heo hút, gian nan ấy nhưng họ lại nguyện gắn bó suốt cuộc đời mình với nơi đây.

"Mùa xuân ấy" là khoảng thời gian quý giá nhất trong cuộc đời.

Đó là từ gợi nhắc tới thời điểm thành lập đoàn quân Tây Tiến: Binh đoàn được thành lập vào mùa xuân năm 1947 mùa xuân của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết. Các anh đã chẳng tiếc mùa xuân của mình để góp phần làm nên mùa xuân lớn của dân tộc của Đất Nước.

Họ đã để lại nơi cánh rừng, ngọn núi, con sông, bản làng nơi biên cương một phần tuổi trẻ, quãng đời hào hùng oanh liệt với những kỉ niệm không thể nào quên.

Chính vì vậy mà câu thơ vang lên như một lời thề son sắt. Dù đã hi sinh hay còn sống thì người lính Tây Tiến vẫn tự nguyện gắn bó với mảnh đất TB. Bởi đó là cả thanh xuân của họ.

Trong văn học, khái niệm bi tráng được hiểu là sự đau thương, tráng lệ. Cái "bi" thường gắn với sự chết chóc, mất mát nhưng lại được nhà văn, nhà thơ nâng lên thành cái "tráng lệ" qua giọng điệu, âm hưởng hào hùng. Đoạn thơ viết về người lính Tây Tiến mang đậm tinh thần bi tráng, QD không né tránh hiện thực gian khổ, khốc liệt mà người lính Tây Tiến phải đối mặt, chịu đựng trong chiến tranh. Đồng thời với giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ, cách sử dụng từ ngữ độc đáo nhà thơ đã khắc họa hình tượng người chiến sĩ cao đẹp với lí tưởng chiến đấu ngời sáng "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"

Đoạn thơ hấp dẫn người đọc trước hết bởi ngôn từ giản dị, hàm súc, cô đọng. Cùng với đó là sự xuất hiện hàng loạt những hình ảnh phong phú khơi gợi liên tưởng độc đáo ở người đọc. Tác giả sử dụng hiệu quả những biện pháp tu từ ẩn dụ, từ láy, tương phản, kết hợp với giọng điệu linh hoạt. Những đặc sắc nghệ thuật đã góp phần tạo nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng, trữ tình.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên từng đánh giá: " Tây Tiến giống như một viên ngọc quý. Ngọc càng mài thì càng sáng, càng lấp lánh và hấp dẫn.". Bài thơ đã góp phần đưa tên tuổi của Quang Dũng lên một vị trí mới trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Khói lửa chiến tranh đã đi qua, những người chiến sĩ Tây Tiến trong đoàn quân năm xưa giờ đây người còn người mất. Xin mượn lời thơ của Giang Nam thay cho lời kết:

"Tây tiến biên cương mờ khói lửa

Quân đi lớp lớp động cây rừng

Và bài thơ ấy con người ấy

Vẫn sống muôn đời với núi sông."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#học