Việt Bắc đề 4: Tính dân tộc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khổ thơ dưới đây là những lời nhắn gửi của đồng bào Việt Bắc với cán bộ, chiến sĩ cách mạng hãy nhớ về những kỉ niệm kháng chiến, qua đó thể hiện tỉnh dân tộc đậm đà..

...... Khổ thơ trên thuộc phần đầu của bài thơ, đó là những lời tâm tình và lời nhắn gửi của người ở lại hướng tới người ra đi.

Có thể nói VB không chỉ là khúc tình ca mà còn là khúc hùng ca thiết tha, ân tình của nhà thơ đối với khu căn cứ địa cách mạng.

Điều này được thể hiện rõ qua khổ thơ thứ hai. Mở đầu đoạn thơ là lời nhắn gửi của người ở lại hướng tới người ra đi:

"Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai"

Lời nói mộc mạc giản dị, như thủ thỉ mà rót vào lòng người đi "mình đi có nhớ" rất ngọt ngào, sâu lắng mà cũng thân thương, gần gũi.

Câu thơ mang dáng dấp của một câu hỏi tu từ nhưng cũng đồng thời gợi ra một khoảng thời gian dong dầy thương nhớ,

Tác giả đã liệt kê ra những khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, thời tiết khắc nghiệt nơi núi rừng Việt Bắc.

Hơn nữa nghệ thuật đối lập "Mưa nguồn suối lũ" và "Những mây cùng mù" Đã gợi lên hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc rất đỗi thơ mộng và trữ tình.

Hai câu thơ đầu mở ra trước mắt người đọc hình ảnh thiên nhiên rừng núi Việt Bắc đầy thơ mộng, xen kẽ hoang sơ, âm u.

Đặc trưng của thiên nhiên Việt Bắc hoang sơ, thời tiết khắc nghiệt "mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù".

Thiên nhiên nơi đây xen kẽ nhau vừa hoang sơ dữ dội vừa có vẻ gần gũi, trữ tình, êm đềm, thơ mộng.

Nhưng đằng sau vẻ hoang sơ thơ mộng là thời tiết khắc nghiệt dữ dội với mưa gió, bão bùng, mây mờ, suối lũ.

Đây là những hình ảnh ẩn dụ nói lên những tháng ngày vất vả, khổ cực gian nan mà những người chiến sĩ và đồng bào Việt Bắc đã cùng nhau vượt qua trong suốt 15 năm chiến tranh.

Nhắc đến Việt Bắc là nhắc đến chiến khu với sự thiếu thốn về vật chất.

Tác giả đã lấy cái cụ thể "miếng cơm chấm muối" để nói lên cái gian khổ, thiếu thốn trong đời sống sinh hoạt nơi núi rừng của những người chiến sĩ cách mạng, Chính Hữu cũng từng nhắc tới sự thiếu thốn đó trong thơ của mình:

"Áo anh rách vai
quần tôi có vài mảnh vá
miệng cười buốt giá
chân không giày"

Mặc dù trong gian lao thế nhưng họ cùng chung chí hướng, cùng chúng lý tưởng đó là mối thù sâu nặng đối với những kẻ cướp nước.

Hình ảnh "mối thù nặng vai" là một hình ảnh cụ thể diễn tả mối thù sâu sắc đối với quân xâm lược đè nặng lên đôi vai người chiến sĩ, luôn luôn nhắc nhở họ nuôi dưỡng ý chí chiến đấu để giải phóng đất nước, giành lại sự tự do, hoà bình cho nhân dân.

Câu thơ thấp thoáng niềm tự hào, bởi mình và ta đã cùng nhau sát cánh trải qua những tháng ngày gian khổ, sống chết có nhau.

Bốn câu thơ tiếp, người Việt Bắc tiếp tục khắc ghi trong lòng người ra đi bằng những câu hỏi tu từ gợi nhớ kỉ niệm gắn bó với thiên nhiên núi rừng và con người nặng nghĩa nặng tình

"Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai dễ già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son"

Tất cả những diều đó như lần lượt theo dòng hồi ức mà tràn về trong nỗi nhớ cả người đi lẫn người ở.

Câu thơ thứ nhất là câu thơ gợi tình cảm thiên nhiên với con người.

Cách nói "rừng núi nhớ ai" là nghệ thuật nhân hoá gợi nỗi niềm bâng khuâng. da diết, nỗi nhớ như bao trùm, lan tỏa khắp không gian của núi rừng Việt Bắc.

Núi rừng dường như cũng ngẩn ngơ trước nỗi buồn khi chia xa.

Đại từ phiếm chỉ "ai" trong cụm từ "nhớ ai" là chỉ người cán bộ, còn "rừng núi" là hoán dụ chỉ người dân Việt Bắc.

Tố Hữu thật tinh tế khi lấy "trám và măng" để gợi tả nỗi nhớ.

Hình ảnh "trám" và "măng" là 2 sản vật quen thuộc của núi rừng Việt Bắc, đó còn là lương thực chủ yếu của bộ đội ta khi còn ở Việt Bắc; tác giả đã lấy sự thừa thãi của cảnh vật để diễn tả sự trống vắng trong tâm hồn.

Nhà thơ lấy cái thừa dễ nói cái thiếu nhằm biểu đạt kín đáo, sâu sắc cái tình của Việt Bắc với cách mạng, với cán bộ về xuôi làm cho nỗi nhớ hiu hắt vào lòng kẻ ở lại.

Những cán bộ trở về xuôi, trám để rụng măng để giả không người thu hái làm cho núi rừng VB trở nên trống trải, buồn bã đến lạ thường.

"Hắt hiu lau xám" là cánh hoang vu hoang vắng của núi rừng biểu tượng cho sự nghèo đói, thiếu thốn vật chất.

Tác giả đã đảo "hắt hiu" lên đầu câu dễ nhấn mạnh sự vắng vẻ hoang vu của núi rừng Việt Bắc.

Hình ảnh "lau xám" dường như rất quen thuộc đối với núi rừng hoang sơ:

"Ai đi biên giới cho lòng ta theo với
Trăm ngàn lau chỉ trẳng có một mình"

Tương phản với "Hắt hiu lau xám" là "đậm đà lòng son" là hình ảnh ẩn dụ rất đẹp, ca ngợi tấm lòng son sắt thuy chung của tình dân quân trên mạnh đất này.

Nhìn từ xa đó là những ngôi nhà nghèo nàn, đơn sơ nhưng ẩn sâu bên trong lại là trái tim ấm áp và son sắt của đồng bảo VB.

Đó là tình nghĩa sâu nặng của những người đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu.

Hình ảnh "tấm lòng son" khiến ta gợi nhớ đến vẻ đẹp của người phụ nữ phong kiến trong thơ xưa của Hồ Xuân Hương:

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Đoạn thơ tiếp theo là câu hỏi gợi nhắc những sự kiện lịch sử gắn với những địa danh, những tên gọi đã trở thành điểm mốc của chiến khu:

"Mình về có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa"

Câu thơ thứ nhất, người Việt Bắc hỏi người cán bộ khi về xuôi rồi còn nhớ tới "núi non" ở Việt Bắc không?

Có nhớ thời kháng Nhật lúc Việt Minh còn hoạt động ở Việt Bắc hay không?

Câu thơ có liệt kê hình ảnh và sự kiện để nhắc người cán bộ về xuôi: Việt Bắc là nơi có mặt trận Việt Minh lãnh đạo cuộc cách mạng đánh Pháp đuổi Nhật.

Tố Hữu là có sự sáng tạo trong việc sử dụng 2 từ "mình - ta" quen thuộc: Câu thơ "Mình đi mình có nhớ mình" đã có sự hoán đổi vị trí: Mình (người ra đi) và chữ mình như chấp chới giữa 2 ngôi tạo nên một sự hòa nhập, gắn kết đằm thắm giữa ta và mình, người đi kẻ ở tuy 2 mà một, không thể chia xa, tách rời.

Điệp từ "nhớ", điệp ngữ "mình đi", "mình về" được sử dụng với tần số cao, không chỉ có khả năng biểu đạt xúc động nỗi lòng sâu kín. bồi hồi của người đi kẻ ở, mà còn tạo nên nhạc điệu trầm bổng, ngân nga, réo rắt sâu thắm vào tâm tư.

Câu thơ cuối có sự sáng tạo trong sự kết hợp từ ngữ: Đáng lẽ câu thơ phải là "Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào" nhưng nhà thơ đã tách ra và ghép lại thành "Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa".

Đây là hai địa danh gắn liền với hai sự kiện quan trọng trước cách mạng tháng 8: Cây đa Tân Trào là nơi đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân làm lễ xuất quân chỉ với 34 thành viên, sau này đã trở thành một đội quân lớn mạnh. Còn mái đình Hồng Thái là nơi Bác chủ trì cuộc họp quyết định cách mạng tháng Tám. Chính những quyết định sáng suốt đó dã thành công giành lại độc lập tự do cho nước nhà.

Câu thơ liệt kê những hình ảnh và sự kiện để nhắc người cán bộ về Xuôi: Việt Bắc là nơi có mặt trận Việt Minh lãnh đạo cuộc đánh Pháp đuổi Nhật, là căn cứ quan trọng của cách mạng dân tộc trước 1945, là cái nôi của cách mạng, thủ đô của kháng chiến.

Đoạn thơ đậm chất trữ tình chính trị được thể hiện ở những câu hỏi dồn dập của người ở lại với người ra đi, thực chất là gợi nhớ, nhắc nhờ người ra đi đừng quên tháng năm, ở chiến khu Việt Bắc có thiên nhiên khắc nghiệt có cuộc sống gian khổ mà vẫn sâu nặng nghĩa tình thủy chung

Khép lại đoạn thơ là tiếng lòng của người ra đi

"Ta với mình mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi mình có nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu"

Câu thơ là lời bộc lộ tình cảm trực tiếp của cán bộ về xuôi với đồng bào Việt Bắc, đó là lời thề đinh ninh, thuỷ chung, son sắt.

Vẫn lối xưng hô "ta - mình" đậm đà màu sắc ca dao dân ca đầy xúc cảm yêu thương.

Nhưng nếu trong ca dao "mình- ta" dùng để biểu thị mối quan hệ tình cảm của lứa đôi, vợ chồng thì Tố Hữu đã sáng tạo khi sử dụng lối xưng hô ấy trong mối quan hệ nghĩa tình giữa người cán bộ chiến sĩ với đồng bào Việt Bắc.

Câu thơ tám chữ mà có đến sáu chữ cùng hai từ láy "mặn mà", "đinh ninh" đã khẳng định nghĩa tình là trước sau như một, không thay đổi theo thời gian, mặn mà, nồng nàn, thắm thiết mà sâu đậm.

Câu thơ gợi tả nhớ tới tứ thơ của Nguyễn Du trong truyện Kiều:

"Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai mặt một lời song song"

Câu thơ "Mình đi mình lại nhớ mình" chỉ thay chữ "" thành chữ "lại" nhưng đã đáp trọn tình ý sâu xa mà đồng bào nhắn gửi: Cán bộ về xuôi sẽ mãi nhớ đồng bào ở lại, không bao giờ quên quá khứ, đánh mất chính mình; khẳng định nỗi nhớ luôn thường trực, không nguôi trong lòng.

Nghĩa tình cách mạng còn được cán bộ miền xuôi khẳng định qua hình ảnh so sánh đậm đà màu sắc dân gian "Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu".

"Nước" trong nguồn bao la, vô tận, không bao giờ vơi cạn và tình nghĩa cách mạng cũng thủy chung son sắt không bao giờ thay đổi.

Nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng hình ảnh "nước trong nguồn" để khẳng định nghĩa tình giữa cán bộ miền xuôi với đồng bào miền ngược.

Khó có cách nói nào về tình nghĩa cách mạng thiêng liêng hơn cách nói của Tố Hữu.

Câu thơ "Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu" đã mượn cách nói quen thuộc của ca dao:

"Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu"

Cập từ "bao nhiêu" - "bấy nhiêu" càng khơi sâu hơn cái vô cũng, vô tận của tỉnh nghĩa sâu nặng.

Tính dân tộc là những biểu hiện mang tính đặc trưng của dân tộc, là nét riêng của từng dân tộc tạo nên bản sắc văn hóa của một đất nước. Trong văn học, tỉnh dân tộc được thể hiện ở cả nội dung lẫn hình thức. Về nội dung, nó đã nêu rõ được những vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc, khát vọng, tình cảm và ý chí của nhân dân. Còn mặt hình thức thì đã tiếp thu sáng tạo tinh hoa văn hóa của dân tộc: đề tài, thể thơ, giọng điệu, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cấu tử.... Bài thơ VB của TH là một tiêu biểu cho tính dân tộc đậm đà. Đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp của lối sống nghĩa tỉnh, thủy chung son sắt của đồng bào VB và cán bộ, chiến sĩ cách mạng. Bên cạnh đó đã khắc họa cảnh sắc thiên nhiên, không gian quen thuộc: "Cây, núi, sông, nguồn...". Tác phẩm "Việt Bắc" thuộc đề tài chia ly - đề tài quen thuộc trong văn chương và được sáng tác theo thể thơ lục bát. Cùng với đó là lối xưng hô mang đậm màu sắc ca dao, cách nói giàu hình ảnh, giọng điệu ngọt ngào, thủ thỉ, tâm tình.

Tác giả đã sử dụng thành công thể thơ lục bát khiến cho bài thơ êm đềm như 1 bản tình ca dành cho quê hương, đất nước và con người VB. Bên cạnh đó cách sử dụng các biện pháp tu từ: điệp từ, diệp cấu trúc, liệt kê, hoán dụ,..., từ ngữ linh hoạt, cô đọng, hàm súc cùng hình ảnh thơ giàu sức gợi hình gợi cảm dã tạo nên bài thơ dài mà chứa chan tinh nghĩa.

Thơ khởi sự từ cuộc đời để rồi để rồi từ đó những cảm xúc thăng hoa, lãng mạn bay cao bay xa như những cánh diều. Từ sự kiện những người chiến sĩ chia xa Việt Bắc, hồn thơ Tố Hữu đã cất lên khúc tâm tình tuyệt đẹp như một minh chứng cho thơ ca và cuộc dời luôn song hành hòa hợp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#học