Việt Bắc đề 5: Tính sử thi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mở đầu đoạn trích nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện khí thế chiến đấu hào hùng của quân với dân ta trong những ngày bị giặc tấn công

"Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng"

Cụm từ "giặc đến giặc lùng" gợi ra những tháng ngày tháng kháng chiến đầy gian khổ của quân và dân ta khi đất nước xuất hiện bóng giặc ngoại xâm - thực dân Pháp.

Từ ngữ "rừng cây núi đá" là chi không gian rộng lớn qua đó ca ngợi sức mạnh, tinh thần bất khuất, kiên cường của những người lính.

Các anh đã cùng đồng tâm hiệp lực từ thiên nhiên cho tới con người, từ quân đến dân đều chung sức, chung lòng đứng lên đánh giặc.

Khi giặc đến giặc lùng nghĩa là cả Việt Bắc sẽ phải đối mặt với cảnh loạn lạc chia ly tàn ác. Trong thơ Hoàng Cầm có viết:

"Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang"

Núi rừng Việt Bắc tươi đẹp hiền hòa trong bức tranh tứ bình nay bỗng trở thành những chiến sĩ thực thụ trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.

Những dãy núi trùng điệp dàn trải như thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm, che chở bộ đội, dân quân du kích.

Tư thế hiên ngang, kiêu hùng của những vách núi làm cho kẻ thù bất lực.

Rừng cây vừa bao vây quân thù, vừa che chở bộ đội.

Chúng cùng quân dân ta tham gia chiến đấu và trở thành đồng đội với quân và dân ta trong cuộc chiến.

Với nghệ thuật nhân hóa, Tố Hữu đã biến rừng núi thiên nhiên thành những người lính anh dũng kiên cường.

Hình ảnh "bốn mặt sương mù" gợi ra hình ảnh chiến đấu vừa hào hùng, vừa thơ mộng.

Đất trời bao la chìm trong sương mù dày đặc.

Màn sương ấy như che chở cho quân đội ta và cản bước quân thù.

Cụm từ "cả chiến khu một lòng" gợi ra cảnh núi rừng Việt Bắc đang cùng chung một nhịp đập trái tim.

Tất cả đang hướng về cuộc chiến đấu, hướng về sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương.

Tất cả bùng lên ngọn lửa căm hờn ngọn lửa hừng hực tinh thần quyết chiến quyết thắng

Sau những chuỗi ngày tăm tối, đến khi thế và lực đã đủ mạnh là lúc chúng ta tổng tiến công mang về những chiến thắng hào hùng

"Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ phủ Thông đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao - Lạng, nhớ sang Nhị Hà"

Câu hỏi tu từ "Ai về ai có nhớ không?" vừa là câu hỏi vừa là câu trả lời vừa là để gây sự chú ý cho người đọc vừa là cái cớ để người cán bộ ôn lại chiến thắng.

Đó là những sự kiện quan trọng như phủ Thông đèo Giàng là nơi đã diễn ra các trận hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trận Sông Lô phố đánh tàu chiến Pháp trong chiến dịch Việt Bắc và trận đánh đồn phố Ràng.

"Cao- Lạng, Nhị Hà" là Cao Bằng và Lạng Sơn, năm 1950 ta mở chiến dịch quan trọng mang tính chất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Mỗi địa danh là một cuộc chiến công vang dội, mỗi trận đánh cuộc chiến dịch làm thắng lợi vẻ vang.

Câu thơ đã liệt kê những chiến dịch, những địa danh dành chiến thắng giòn giã làm nức lòng người.

Đoạn thơ khép lại bằng dấu chấm lửng như muốn nói rằng dường như âm hưởng chiến thắng còn vang mãi, nối dài bất tận, để đến ngày hôm nay mỗi khi nhắc lại những chiến công hiển hách ấy ta không khỏi bồi hồi xao xuyến.

Chỉ bằng vài nét phác họa Tố Hữu đã làm sống dậy tinh thần đoàn kết, khí thế anh dũng quật cường của Việt Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp oai hùng.

Trong văn học chất sử thi được thể hiện qua việc phản ánh những vấn đề sống còn của đất nước. Nhân vật chính thường là những con người anh hùng đại diện cho cộng đồng, dân tộc, luôn hành động vì nhân dân. Và có giọng điệu ngợi ca, trang trọng hào hùng. "Việt Bắc" là bản tổng kết bằng thơ, là bản anh hùng ca ca ngợi những người lính kiên cường.

Tác giả đã sử dụng thành công thể thơ lục bát khiến cho bài thơ êm đềm như 1 bản tình ca dành cho quê hương, đất nước và con người VB. Bên cạnh đó cách sử dụng các biện pháp tu từ: điệp từ, diệp cấu trúc, liệt kê, hoán dụ,..., từ ngữ linh hoạt, cô đọng, hàm súc cùng hình ảnh thơ giàu sức gợi hình gợi cảm đã tạo nên bài thơ dài mà chứa chan tình nghĩa.

KB

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#học