Kiến thức mở rộng (tham khảo)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 * "Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vật nó đòi hỏi người viết phải có phong cách độc đáo. Tức là cái gì đó rất riêng thể hiện trong tác phẩm của mình". Mỗi nhà văn soi bóng cuộc đời trên nhiều phương diện, góc độ khác nhau để tìm ra những màu sắc riêng, sáng tạo nên những tác phẩm độc đáo. Viết về đề tài người nông dân nghèo, chúng ta đã gặp nhiều trong các sáng tác như: "Lão Hạc" của Nam Cao, "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, "Nhà mẹ Lê" của Thạch Lam,... nhưng Tô Hoài có một cách khác, một khám phá riêng khi viết về người nông dân miền Tây Bắc xa xôi. Chính cá tính sáng tạo mới lạ mang dấu ấn riêng ấy đã điểm tô cho văn đàn Việt Nam những bông hoa tươi thắm. Nói như Mác-xen Prut: "Một cuộc thám hiểm thực sự không cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới."

1. Giá trị nhân đạo

- Nhà văn đã bộc lộ niềm cảm thông, thương xót trước số phận đau khổ, đường cùng cảu những con người lao động nghèo khổ ở vùng núi Tây Bắc.
- Lên tiếng tố cáo, phê phán bọn chúa đất phong kiến miền núi đã lạm dụng cường quyền, thần quyền và lợi dụng những tập tục hổ củ của người Mèo để áp bức, bóc lột người dân.
- Nhà văn cũng phát hiện, trân trọng, khẳng định và ngợi ca những vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của con người dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Đó là sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân và sự phản kháng táo bạo trong đêm đông cứu A Phủ.
- Nhà văn còn thể hiện niềm tin sâu sắc và chỉ ra cho nhân vật của mình con đường đến với tự do, hạnh phúc: phản kháng và hướng đến ánh sáng Cách mạng.

2. Cái nhìn về người nông dân của nhà văn
- Cái nhìn mang tính hiện thực: 
  Nhà văn nhìn người dân nghèo miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chúa đất phong kiến đã bị chà đạp tàn nhẫn cả về thể xác lẫn tinh thần.
- Cái nhìn mang tính lạc quan và tin tưởng vào sức mạnh của người dân: 
   Nhà văn nhìn và nhận thấy được trong chiều sâu tâm hồn của họ vẫn ẩn giấu một sức sống tiềm tàng mãnh liệt của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu tự do. Tuy sống trong thân phận trâu ngựa, bị đoạ đày giữa địa ngục trần gian nhưng họ không bao giờ chịu đầu hàng số phận mà vẫn tìm cách vượt ngục tinh thần, tâm hồn được hồi sinh.

3. Chất thơ trong sáng tác của Tô Hoài

 * Biểu hiện: 
- Chất thơ trong sáng tác của Tô Hoài hiện lên trước hết qua hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với những núi non, nưỡng rẫy, sương giăng... không thể lẫn được với một nơi nào khác trên đất nước ta. Những chi tiết miêu tả thiên nhiên đan xen, hoà quyện trong lời kể của câu chuyện.
- Nét đặc sắc nhất của chất thơ biểu hiện ở thâm hồn nhân vật Mị. Ẩn sâu trong tâm hồn Mị, một cô gái tưởng chừng như héo hắt, sống một cuộc đời lầm lũi "đến bao giờ chết thì thôi" ấy, có ai ngờ, vẫn le lói những đốm lửa của khát vọng tự do, của tình yêu cuộc sống.
- Tác phẩm cũng miêu tả rất tinh tế một phong tục rất đẹp, rất thơ của đồng bào vùng cao là lễ hội mùa xuân tràn ngập màu sắc và âm thanh, ấn tượng nhất về màu sắc là vẻ đẹp của váy hoa, của âm thanh là tiếng sáo.
- Chất thơ trong văn xuôi của Tô Hoài được tạo nên bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn cái khí sắc lãng mạn với bút pháp trữ tình cùng cái duyên mượt mà của một văn phong điêu luyện.
- Bên cạnh nghệ thuật sử dụng ngôn từ, Tô Hoài còn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc bởi khả năng diễn đạt tài tình những rung động sâu xa, tinh tế trong thế giới đa cung bậc và muôn vàn sắc thái của tình cảm.

* Ý nghĩa
- Chất thơ trong đoạn trích không chỉ bộc lộ tài năng nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài mà còn thể hiện tình yêu thiên nhiên và tấm lòng nhân đạo của ông với con người Tây Bắc, góp phần làm sáng tỏ cảm hứng lãng mạn cách mạng của văn xuôi Việt Nam 1945-1975.

* Liên hệ tác phẩm với thực tế đời sống hiện đại: 
        Truyện đã đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa nhân sinh, nhân bản vẫn còn nguyên tính thời sự cho đến ngày hôm nay:  Con người cần được sống cho ra sống, không thể sống mà như đã chết. Vấn đề tưởng chừng đơn giản, tưởng như đã được giải quyết nhưng trong thực tế vẫn còn nhiều người chưa được sống một cuộc sống có ý nghĩa, chưa được hưởng thụ những giá trị tinh thần mà con người đáng được hưởng: hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở của tình yêu đích thực. Mọi sự áp đặt, ép buộc đều có nguy cơ dẫn đến bi kịch trong  cuộc sống gia đình; đặc biệt cần phải đấu tranh với những hủ tục lạc hậu vẫn còn rơi rớt trong xã hội hiện đại, nhất là ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa; cần tiếp tục ngăn chặn nạn bạo lực gia đình....

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro