Mị khi về làm dâu nhà thống lí

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Nguyên nhân
- Do món nợ truyền kiếp từ thời bố mẹ Mị lấy nhau không có đủ tiền cưới phải đến vay nhà thống lí (bố của thống lí Pá Tra lúc bấy giờ). Mỗi năm trả lãi một nưỡng ngô, đến khi bố mẹ Mị về già, mẹ Mị mất rồi, món nợ vẫn chưa trả hết.
- Cha con thống lí đã lợi dụng món nợ ấy để lừa bắt Mị về làm dâu trừ nợ. Từ đó, Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí. -> Danh nghĩa là con dây nhưng thực chất Mị là đứa con hầu, đứa ở, là nô lệ cho nhà thống lí.
=> Như vật, Mị phải chịu một cổ hai dây trói: dây trói con nợ bắt buộc và dây trói con dâu ép buộc. Con nợ còn có hy vọng trả hết nợ, còn con dâu gạt nợ thì Mị phải ở nhà thống lí Pá Tra làm lụng đến suốt đời, bởi con ma nhà thống lí đã nhận mặt Mị nên Mị phải chịu dây trói của thần quyền, cường quyền.

2. Cuộc sống làm dâu của Mị: Khổ cả về thể xác và tinh thần
- Nỗi khổ về thể xác: 
  + Mị phải làm việc quanh năm suốt tháng: "Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. "
-> Mị tính thời gian bằng công việc, Mị làm quần quật suốt ngày, công việc nối tiếp nhau chẳng lúc nào ngơi tay. Đến mức "Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày."
-> Mị bị biến thành công cụ lao động làm việc cho nhà thống lí.
- Nỗi khổ về tinh thần: 
  + Mị bị tước đoạt mọi quyền lợi của một con người, tước đoạt mọi khao khát ước mơ suốt bao năm dài khiến tâm hồn Mị chai sạn, chết dần chết mòn. Thậm chí Mị như buông bỏ, bỏ phó mặc cuộc đời mình. Giống như con thuyền bị buông mái choè, trôi dạt, vô định, mất phương hướng.
  + Mị phải sống với người mình không yêu, phải chịu đựng một cuộc hôn nhân ép buộc nên: 
     --- "mấy tháng trời đêm nào Mị cũng khóc"
     --- Mị tính ăn lá ngón để giải thoát nhưng vì thương cha già lấy ai làm nương để trả nợ nên Mị không đành chết, quay trở về nhà thống lí.
-> Đây là biểu hiện của tinh thần phản kháng nhưng là sự phản kháng bế tắc, dễ đẩy con người ta vào bước đường cùng hoặc cái chết. Thời gian tiếp tục sống trong nhà thống lí là thời gian bị cam chịu, nhẫn nhục, buông xuôi cuộc đời mình. 
  + Mị bị đánh đập tàn ác, bị trói, bị cướp mất quyền bình đẳng, quyền được yêu thương của một con người
  + "Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi." -> "quen khổ" là quen với những đắng cay áp bức mà mất đi tinh thần phản kháng, mất đi những khát khao, những ý niệm về giá trị của sự sống.
  + Tâm hồn Mị tê liệt đến mức: 
     --- "Mị tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa trong nhà thống lí"
     --- "Mị không nói không cười, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa
     --- " Nét mặt lúc nào cũng buồn rười rượi"
-> Mị quên mất mình đang làm dâu cho nhà giàu, Mị chỉ nghĩ mình giống như con trâu con ngựa. -> Tô Hoài đã phản ánh một sự thật đau lòng rằng: Con người bị áp bức, nếu cứ nhẫn nhục chịu đựng kéo dài đến một lúc nào đó sẽ bị tê liệt tinh thần phản kháng, sẽ mất đi những nhịp đập của trái tim.

  + Mị bị tước đoạt quyền tự do: Ngày Tết, Mị không được đi chơi
  + Căn buồng ở của Mị: 
     --- kín mít
     --- có cửa sổ nhỏ lỗ vuông bằng bàn tay "trông ra chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng"
-> Dường như mối giao cảm của Mị với cuộc sống bên ngoài đã bị thu hẹp lại. Hình ảnh chiếc cửa sổ nhỏ bằng bàn tay như khái quát toàn bộ thực tại và tương lai tăm tối, mịt mù của Mị.

=> Như vật, cuộc sống làm dâu của Mị chẳng khác cuộc sống nơi địa ngục trần gian. Cha con thống lí không chỉ rút kiệt sức lực của Mị mà còn tàn phá tâm hồn cô. Biến Mị từ một cô gái yêu đời, sôi nổi, ăm ắp khát vọng sống trở thành một người có tâm hồn thờ ơ, nguội lạnh. Mị sống như một cái bóng vô hồn, sống mà như đang chết dần chết mòn, bỏ buông phó mặc số phận mình.

==> Qua cuộc đời, số phận khổ đau của Mị, Tô Hoài không chỉ vạch trần tội ác của bọn thực dân phong kiến, chúa đát miền núi mà còn phản ánh số phận nhỏ bé, thấp cổ bé họng của người nông dân nghèo miền núi. Từ đó, người đọc thấy được ngòi bút hiện thực và trái tim nhân đạo của con người. Tô Hoà đã làm tròn thiên chức của người nghệ sĩ, không chỉ là "người thư lí trung thành của thời đại" mà còn là "người nghệ sĩ nhân đạo từ trong cốt tuỷ".


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro