đi lại đường xưa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cha thường nghĩ không phải con không đủ thông minh mà không đủ cần cù. Hôm nay thì nhận xét của giáo sư Leonard Eisner ở Viện Âm nhạc Juilliard * (Vladimir Horowitz (1904-1989), một trong những nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng nhất thế kỉ 20.) đã chứng thực suy nghĩ của cha.

Giáo sư Eisner nói, con có khiếu thẩm âm và trí nhớ rất tốt, bản nhạc nào cũng chỉ nghe một lần là chơi lại được. Nhưng do không chịu khó học nhạc lí nên nếu không được thầy chỉ tận tay mà chỉ có nhạc phổ thông, thì con không saoo chơi được. Thầy cũng phê bình: dường như con không thích chơi những bản nhạc cổ điển của Bach, Mozart mà chỉ thích những bản lãng mạn; đã không cần cù luyện tập lại thích biến tấu. Với nghệ sĩ lớn, việc đó có thể được; nhưng với con, đó là thái độ học tập không đúng đắn. Cuối cùng, thậy nhận xét: Con chơi đàn rất hay, nhưng không chịu khó!

Nhận xét đó, có thể nhất thời con không hiểu ngay, bởi cha cũng đã được nhận xét như vậy, và trải qua một thời gian dài, cha mới hiểu ý nghĩa thực sự của nó.

Học môn điêu khắc từ năm thứ hai đại học, giáo sư Vương Tăng Vi nhìn bài tậ sơ sài của cha thì vừa chỉnh giúp, vừa cảm thán: "Em khắc không tồi, nhưng không chịu khó!"

Khi đó cha rất buồn, nghĩ bung, làm sao đã nói khắc không tồi mà còn phê bình mình không chịu khó?

Năm sau, trong cuộc triển lãm nhà trường, ngắm bức "Đào hoa nguyên" của cha, giáo sư Vương cười, nói: Họa cảm của bức "Đào hoa nguyên rất tốt, vấn đề là: cành cây trong tranh có đúng là cành đào không?

Cha lại nghĩ bụng, đã nhìn ra là rừng đào, lại nói vẽ rất tốt, vì sao còn bình luận cành đào mình vẽ không đúng?

Mấy năm sau, trong cuộc triển lãm quốc họa toàn quốc đầu tiên ở Công viên mới, giáo sư Vương tới xem, khi nhìn bức tranh có đề hàng dài chữ của cha thì gật đàu không ngớt: "Vẽ đẹp lắm, nhưng luyện tập chưa đủ!"

Ba lần liền, ông nói dường như chỉ một câu, cuối cùng cha cũng hiểu. Ý tứ của ông là cha đủ thông minh để vẽ những bức tranh nhìn được, song vì cậy vào thông minh mà thiểu nỗ lực thông thường nên tranh của cha không đủ "cứng cáp". Cũng như trong tác phẩm điêu khắc, tuy không tồi, nhưng kỹ thuật không đủ chín nên "chạm pháp" không tài. Trong tranh "Đào hoa nguyên", không khí bức tranh không tồi, song do quan sát không kĩ nên cha không nắm chắc được nét đặc sắc của rừng đào. Còn thư pháp, thoạt xem nét chữ thảo cũng khá, nhưng sự thực do viết theo mẫu nên hàng lối bút họa không chặt chẽ.

Cha cũng nhớ hồi mới tốt nghiệp đại học, có lần được mời dự cuộc triển lãm Danh họa đương đại ở đường Võ Xương, Đài Bắc. Nên nhớ, đây là cuộc triển lãm của các danh họa, bao gồm cả Trương Đại Thiên, Hoang Quân Bích, Lâm Ngọc Sơn..., cha được mời là một biệt lệ - khỏi phải nói cha sung sướng như thế nào. Giá sư Trương Đức Văn, người cũng tham gia cuộc triển lãm đó, sau khi ngắm tranh của cha, khen: "Vẽ tốt lắm!", nhưng lại chỉ vào cây tùng ở phía xa: "Vẫn là kiểu vẽ trước."

Lời của giáo sư Trương khiến cha bàng hoàng, về nhà cha không ngừng nghĩ ngợi: "Vẫn là kiểu vẽ trước" lẽ nào đã thành phong cách vẽ của cha? Hay ý ông nói cha không có tiến bộ đáng kể?

Cha bắt đầu hiểu ra, vì cậy cái hư danh đang học đại học đã có tranh được Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên gửi đi dự Triển lãm My thuật châu Á hiện đại, sau khi tốt nghiệp đại học hai năm lại được "mời" dự triển lãm toàn quốc nên cha tự mãn mà không nhận ra đến cơ bàn mình còn hổng.

Cũng năm đó, cha đọc bài giới thiệu về nhà thư pháp nổi tiếng Tào Thu Phố có đoạn: "Tào Thu Phố mười tam tuổi đã dạy thư pháp, nhưng đến ba mươi hai tuổi thì tự thấy cơ bản bị hổng, lúc đó mới dốc công học tập." Nói chuyện với giáo Sư Lâm Ngọc Sơn, cha mới biết: từ Nhật Bản về nước năm 22 tuổi, giáo sư Lâm liên tục đoạt các giải thưởng; năm 26 tuổi, sau khi đoạt giải thưởng đặc biệt, giáo sư tự thấy mình vẫn "hổng" nên lại tới Nhật học tiếp.

Sau đó không lâu, cha xin thôi việc ở đài truyền hình để du học ở Mỹ, bởi cha biết mình vẫn còn chỗ kém, cứ ở mãi giữa những tiếng vỗ tay ở trong nước thì khó tỉnh ngộ được.

Đến nay, con trai của mình lại mắc căn bệnh y nhu của mình ngày trước. Kỳ thực nghe con chơi đàn, cha nhận ra, mới chơi được mấy lượt đầu thì không tồi, nhưng khi đã thành thục, mười ngón tay con lướt trên phím đàn nhìn lóa cả mắt thì nghe lại nhạc.

Mỗi lần nghe con biểu diễn, mọi người vỗ tay hoan hô, nhìn nét mặt của con, cha lại nhớ hồi học đại học. Vì thế cha thường nói với con: Con là "núi không cây lớn, cỏ dại thành to".

Thực tế, so sánh với với những nghệ sĩ dương cầm lớn, ngay cả những chi tiết nhỏ của họ cũng thấy khác biệt. Chính vì thế mà cha hay nói với con về những buổi biểu diễn của nghệ sĩ dương cầm gốc Nga Vladimir Horowitz. Nhạc sĩ hơn tám mươi tuổi ngồi ngay ngắn, mười ngón tay dường như lướt nhẹ trên phím đàn, vẻ mặt không biểu lộ nhiều cảm xúc, nhưng âm thanh tuôn ra đầy trong sáng mà sâu xa vô cùng. Thực ra, những bản nhạc mà Horowitz chơi thì con đều đã luyện tập từ lâu rồi, vấn đề là: cùng những nốt nhạc đó ông lại biểu lộ đucợ bao điều huyền diệu. Từng âm, từng âm của ông tròn trịa, hoàn hảo như quả nho chín; còn con, dường như là nước nho nghiền.

Chàng trai! Tin rằng cảm giác của thầy Eisner về con cũng như cha ngắm một bức tranh, giữa nghìn trùng mây khói yêu kiều lại thấy một cành cây vẽ không đạt.

Đứng chắc chân! Bắt đầu từ đầu! Con sẽ thấy đằng sau những giai điệu đẹp cùng kỹ thuật có vẻ thành thục còn có nhiều điều non kém. Khi quay lại điểm xuất phát, đi lại con đường đã đi, con sẽ thấy rất nhiều hoa cỏ lạ mà vì phải thục mạng chạy lên phía trước nên không biết hái lấy. Cùng con đường đó, đi lại đến vị trí hôm nay, con sẽ thấy mình giàu có thêm rất nhiều.

Vì thế cha mới nói: Điều cần bây giờ không phải là thông minh, mà là sự cần cù đi lại con đường xưa

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro