lời tựa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Những năm gần đây, tôi phát hiện cuộc sống bản thân có những biến đổi rất lớn. Đứa con trai trước đây luôn nghe theo lời dạy bảo của tôi nay chợt lớn hẳn lên, chỉ qua một đêm, tiếng nói của nó như thô tục hơn, nó cao vượt hơn tôi cả nửa nắm tay. Trước đây tôi phải cuối đầu khi trách mắng răn dạy nó, nay tôi bắt buộc phải ngẩng cao đầu lên khi dạy bảo nó; trước đây tôi thường gọi nó đi đánh cầu với tôi, nay tôi rất khó có cơ hội đi chung với nó.

Tôi phát hiện thời kỳ một mình tôi độc tôn trong nhà đã qua rồi, nhất là sau khi con tôi vào học trường cấp ba Stuyvesant, thì thời kỳ một mình tôi có quyền phát ngôn trong nhà đã thật sự qua hẳn, con tôi bắt đầu có giá trị quan, nhân sinh quan riêng của nó. Nó không còn là tài sản của cha mẹ nữa, mà là tài sản của xã hội; càng không phải là hình bóng của cha mẹ nữa, mà là chính bản thân nó!

Đương nhiên, thời kỳ chuyển mình của con cái cũng là thời kỳ đau đầu của cha mẹ, giống như cuộc thi chạy tiếp sức, người trước giao gậy cho người sau, nếu không giao tốt, thì có thể làm rơi gậy xuống đất. Vì vậy tôi tổng hợp những sự kiện, xảy ra quanh tôi, viết thành những lá thư gửi cho con tôi, cũng như một người thầy gửi cho người học trò, nội dung trong đó, có thể là những điều tôi đã ân cần dạy bảo nó, cũng có thể là những điều không tiện bày tỏ bằng lời nói.

“Vượt qua bản thân” đã được hình thành trong hoàn cảnh như vậy. Khi viết nó tôi vẫn còn chưa vượt qua bốn mươi tuổi, tôi không những đảm nhận công tác giảng dạy ở trường đại học, thường xuyên tiếp xúc với những bạn bè trẻ tuổi, mà còn nhận công tác thông tin ở đài truyền hình, vì vậy trong sách có nhiều quan niệm khá mới mẻ, nhưng do tôi cũng làm công tác nghiên cứu về lý luận hội họa và lịch sử văn học Trung Quốc, và có lòng tự tôn về văn hoá phương Đông, nên trong sách vẫn tồn tại những quan điểm truyền thống.

Stuyvesant là trường cấp ba nổi tiếng nhất của Mỹ, hai giải thưởng nhất nhì của giải thưởng khoa học Westing năm nay đều thuộc về học sinh trường đó, trong ba trăm người lọt vào vòng chung kết toàn nước Mỹ, thì trường này chiếm đến bốn mươi bảy người. tôi giới thiệu trường Stuyvesant ở đây, vì áp lực học tập ở trường này rất lớn, trong môi trường xã hội biến chuyển rất mạnh của nước Mỹ.

Học sinh của trường Stuyvesant thường phải học bài, làm bài đến một, hai giờ khuya, họ liên tục trải qua hết cuộc thi này đến cuộc thi khác, thử thách với hết thầy này đến thầy khác.

Vì vậy trong cuốn sách này tôi sử dụng nhiều ngôn từ mạnh, có nhiều quan điểm hiện thực, nhiều câu chuyện khốc liệt. Như tôi từng viết: ”Ngựa gãy chân, đương nhiên vẫn có thể sống được! Nhưng đã là ngựa, nếu không thể chạy, thì có sống, cuộc đời còn có ý nghiã gì nữa?” “Bạn cần phải thành công, vì bạn không thể thất bại!”.

Đối diện với thời đại đầy cạnh tranh này, điều tôi nhấn mạnh là nhân sinh quan tích cực. Phát huy tiềm năng tối đa để đưa bản thân lên đỉnh cao. Có chết cũng không nuối tiếc, có bại cũng trong vinh quang.

Trong toàn bộ quá trình phấn đấu của đời người, tôi thấy rằng địch thủ lớn nhất không phải là người ngoài, mà là chính bản thân ta, nhất là đối với những người trẻ tuổi trước đây luôn luôn được bảo bọc che chở, nay buộc phải đối diện độc lập với tương lai, họ cần phải chiến thắng sức ỳ và tính ỷ lại của bản thân mình.

Thói tật này nếu không loại bỏ, thì cho dù cha mẹ có bức bách, bài học có nhiều, có hay bao nhiêu đi chăng nữa, thì tương lai cũng khó mà thành công.

Cũng vì vậy, tôi có bài viết về một lưu học sinh nói lên quan điểm giáo dục mới. Tôi cho rằng những người thành công của xã hội tương lai là những người lấy tiêu dùng để kích thích sản xuất, lấy tốc độ để tranh thủ thời gian, lấy thời gian để tranh thủ tri thức, lấy tri thức để tranh thủ của cải, lấy của cải để cải thiện cuộc sống, lấy cuộc sống cao cấp để tăng cường tốc độ, chứ không phải là những sĩ tử trong thời kỳ nông nghiệp, ôm sách gặm chữ, lấy thi cử để tiến thân.

Vì vậy, cuốn sách này là dành cho tất cả những người trẻ tuổi, trong đó có con trai tôi, những người đang trong thời kỳ phát triển, chuyển biến về tâm sinh lý, đang sắp phải đối diện với thế giới tương lai; tôi hy vọng cuốn sách này sẽ hướng dẫn vài điều bổ ích cho những thanh thiếu niên mà cha mẹ không thể quay về nhà ăn cơm tối cùng với mình. Đối với các bậc cha mẹ, tôi hy vọng cuốn sách này sẽ đưa ra một vài cách nghĩ cá nhân , là tài liệu tham khảo để giáo dục con cái.

Như tôi đã nói, khi con tôi dần bước vào tuổi thành niên, tôi cảm thấy nó không còn là tài sản của riêng tôi nữa, mà thuộc về xã hội, quốc gia. Cũng thế tôi cảm thấy con cái các gia đình khác, sau khi bước vào xã hội, cũng không phải thuộc về mọi người rồi hay sao?

Đối với quan niệm con cái, các bậc làm cha mẹ cần phải vượt qua bản thân mình!

Hãy để lớp trẻ phát huy tối đa tiềm năng, vượt qua chính bản thân họ!

Xã hội chúng ta cũng cần phải vượt qua bản thân mình, khai sáng ra cục diện tư duy mới!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro