oan uổng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hôm qua, một người bạn của cha đang ở trong tàu điện ngầm thì bị đánh đến thâm tím mặt mày, thậm chí có nguy cơ bong giác mạc. Con có biết vì sao không?

Chuyện là: thấy hàng ghế bên có một chỗ trống cạnh cửa sổ, bạn cha định tới ngồi, nhưng vừa đứng dậy đã bị môt người da đen cao to thụi cho hai đấm.

Nguyên do là đúng khi bạn cha đang đổi chỗ thì người da đen kia lên tàu, ngồi xuống ghế bên cạnh. Bạn cha không hề để ý đến người ở bên, còn người da đen kia lại nghĩ bạn cha kỳ thị chủng tộc, không muốn ngồi cạnh người da đen.

Người da đen kia lại nghĩ bạn cha kỳ thị chủng tộc, không muốn ngồi cạnh người da đen.

Người da đen kia vì tự ti mà mẫn cảm, vì mẩn cảm mà giận dữ. Còn bạn của cha không biết vì sao mà mình bị đánh.

Cậu của con cũng chẳng giống vậy sao? Lần đàu tiên đi tàu điện ngầm ở New York, còn chưa lên tàu, mới chỉ ở quầy bán vé, cậu đã bị đánh rách miệng, phải khâu bốn mũi.

Chỉ vì khi chạm hành lý vao người ta, cậu quên không xin lỗi mà lại liếc sang nhìn. Thực ra cậu chỉ lén quan sát xem người ta phản ứng thế nào, sợ người ta bực. Nào ngờ người đó lại nghĩ rằng cậu có ý kỳ thị và khinh bỉ như muốn ní "Sao nào? Chạm phải mày thì sao nào?" Nên vung nắm đấm lên.

Con nói xem, bạn cha và cậu có phải bị oan không?

Câu trả lời tất nhiên là có. Nhưng trong một xã hội phức tạp, đầy áp lực này đã có bao chuyện chỉ vì một ánh mắt mà xơi dao, một câu nói mà dẫn tới thâm thù!

Bởi vậy, làm người hiện đại cũng như lái xe, ngoài việc giữ đúng luật lệ còn phải để ý xem người khác có giữ đúng luật lệ hay không; ngoài việc làm phép tắc, còn phải để ý xem người khác phản ứng ra sao. Con phải nhạy bén cao độ, hiểu được cảm giác của người khác mới có thể được dễ chịu.

Đúng vậy! Cứ phải cảnh giác thì không mấy dễ chịu, nhưng so với tai nạn bất ngờ thì rõ ràng là dễ chịu hơn nhiều!

Người càng đông, càng chen chúc, chân tay càng không được thoải mái. Ai bảo như vậy là không đúng?

"Không phải lễ không nghe, không phải lễ không nói"

Hôm nay con hỏi: Nói thẳng thì có gì sai không?

Lúc đó cha bảo không sai, nhưng sau khi ngẫm nghĩ kỹ, cha phải nói lại: nói thẳng mà có tác dụng thì phải nói thẳng; còn không, chẳng thà không nói.

Nói thì dễ, nhưng ngay cả cha mà mấy năm trước còn không làm nổi. Đã định nói mà không nói, sự tình phải kìm nén trong lòng thì bực bội vô cùng!

Còn nhớ có lần gọi taxi, cha đứng ngoài cổng chờ, taxi chay ngay qua. Rõ ràng lái xe nhầm địa cchir hoặc không tìm ra đường nên cứ thế phóng đi, không để ý gì đến cha đang vẫy tay.

Mười mấy phút sau mới thấy xe quay lại.

Lên xe cha trách: "Làm sao mà lâu tới vậy, chẳng phải trong điện thoại đã bảo là năm phút sẽ tới sao?"

Lái xe taxi nói thản nhiên: "Đúng rồi! Chỉ tội tắc đường!"

Khi đó cha nóng mặt, nói không hề suy nghĩ: "Anh xem lại xem! Tôi thấy anh chạy ngang qua cổng nhà tôi. Rõ ràng là không tìm được địa chỉ, không phải vì tắc đường!"

Lái xe taxi không nói gì, cha thấy tai anh ta đỏ dựng lên; lúc xuống xe còn thấy ánh mắt có vẻ nói dối. Vấn đề là, nói thẳng như thế thì có tác dụng gì? Chỉ e vì mất mặt mà anh ta kết oán.

Kỹ xảo nói chuyện đâu chỉ có vậy: thậm chỉ khi người khác định nói thẳng ta cũng phải tùy tình huống mà xử trí. Vẫn nhớ một tình huống cách đây mười mấy năm, bạn cha phê bình một người khác với cha. Ông bạn không biết, người bị phê bình là bạn cũ của cha. Đang say sưa chỉ trích, bất ngờ ông bị một người bên cạnh mắng sao lại nói xấu bạn của bạn.

Lúc đó cả ông ta lẫn cha đều khó xử! Tệ hai hơn, ông ta có thể nghĩ cha sẽ nói lại với bạn cũ nên tìm ông bạn cũ để nói rằng cha bất hòa vói ông ta, khiến cho đúng sai lẫn lộn.

Giờ xem xét lại tình huống, ta thấy lỗi tại ai?

Không ai lỗi cả! Nhưng vừa thấy ông bạn có ý định phê bình, nếu cha đón được ý, lái sang chủ đề khác, hoặc nói: "Ôi trời! Ai cũng có mặt tốt mặt xấu. Chúng ta đừng nói sau lưng người khác!" thì ông bạn sẽ ngừng lại.

Nghĩ sâu hơn nữa, nếu như người bên cạnh tỉnh táo, không nói vỗ vào mặt bạn cha thì có phải ít nhất cũng tránh được tình huống khó xử không?

Cha từng nghe một câu chuyện thế này:
Một người tới chơi nhà bạn, vợ bạn nhân lúc chồng đi vắng nên tỏ ra "đầu mày cuối mắt" với bạn chồng. Khi thấy bạn của chồng không có vẻ gì cự tuyệt, cô vợ trở nên phóng đãng. Đến lúc đó người bạn mới nghiêm mặt cự tuyệt, thậm chí dọa sẽ mách chồng cô.

Nào ngờ người chồng về, không những không trách vợ mà tống cổ ngay ông bạn ra cửa, không để cho bạn một lời giải thích.

Nguyên do cô vợ sợ người bạn mách chồng nên ra tay trước, nói rằng người đó sàm sỡ mình.

Con nói xem, người đó sai ở đâu? Sai ở chỗ khi sự tình còn chưa rõ ràng, người đó nên biểu lộ mình là người nghiêm chỉnh, thậm chí tránh đi nơi khác; không nên để mất cơ hội xoay chuyển tình thế khi đối phương đã bộc lộc quá rõ ràng rồi.

Cha cũng từng nghe một câu chuyện:
Có người đêm nằm trong quán trọ, chợt nghe thấy tiếng người phòng bên bàn âm mưu phản loạn. Đang bàn bạc nữa chừng, người phòng bên bỗng cảnh giác tai vách mạch dừng, cầm gươm xông sang phòng bên cạnh. May mắn là người nghe lỏm vờ ngủ say, nước dãi chảy vòng quanh miệng, nên mới tránh khỏi họa sát thân.

Từng có một người lính già nói với cha, khi thời thế loạn lạc thì phải cẩn thận, không được mắc tội, cũng không nên biết bí mật của người khác. Bởi thời đó, giết thêm một người hay bớt một người thì có gì khác nhau.

Mới thấy, chúng ta không những không nên dại dột nói những chuyện không ích lợi gì mà còn nên tránh tất cả những chuyệ thị phi. Khổng tử nói: "Việc đã thành thì không nói lại, việc đã xong thì không can gián, không oán trách quá khứ" (thành sự bất thuyết, toại sự bất gián ký vãng bất cữu); rồi lại bảo: "Không phải chuyện lễ thì không nhìn, không phải chuyện lễ thì không nói" (phi lễ vật thính, phi lễ vật thị, phi lễ vật ngôn). Bên trong sáu chữ "không" đó là cả một môn học

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro