Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh. Tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định phải kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính? Liên hê trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
_____Trả lời_____
❖ Tư tưởng của Hồ Chí Minh về chiến tranh:
‐ Trên cơ sở lập trường duy vật biện chứng, HCM đã sớm đánh giá đúng đắn bản chất, quy luật của chiến tranh, tác động của chiến tranh đến đời sống xã hội.
+ Cuộc chiến tranh do thực dân Pháp tiến hanh ở nước ta là cuộc chiến xâm lược.
+ Cuộc chiến tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược là cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền và thống nhất đất nước.
‐ Xác định tính chất xã hội của chiến tranh, phân tích tính chất chính trị - xã hội của chiến tranh xâm lược thuộc địa, chiến tranh ăn cướp của chủ nghĩa đế quốc, chỉ ra tính chất chính trị của chiến tranh giải phóng dân tộc.
+ Chiến tranh xâm lược là phi nghĩa.
+ Chiến tranh chống xâm lược là chính nghĩa.
+ Thái độ của chúng ta là ủng hộ chiến tranh chính nghĩa, phản đối chiến tranh phi nghĩa.
‐ HCM khẳng định : "Ngày nay chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta là chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng."
Chủ tịch HCM coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, con người là nhân tố quyết định thắng lợi. Chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta là chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Dựa vào dân, coi dân là gốc, là cội nguồn của sức mạnh để tiến hành chiến tranh nhân dân.
+ Bất kì mọi người hễ là người VN để phải tham gia chiến tranh chống xâm lược.
+ Chiến tranh nhân dân là chiến tranh toàn dân, toàn diện, phải động viên toàn dân, vũ trang nhân dân.
+ Đánh giặc phải đánh bằng sức mạnh toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
+ Kháng chiến toàn dân phải đi đôi với kháng chiến toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, đánh địch trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa.
+ Chiến tranh nhân dân phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
❖ Tại sao Chủ tịch HCM khẳng định phải kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính?
‐ Kháng chiến lâu dài là một nội dung rất quan trọng trong đường lối kháng chiến của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một chiến lược đúng đắn, là bí quyết để giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều. Vì so sánh lực lượng có sự chênh lệch rất lớn nên ta cần phải có thời gian để tập hợp, tổ chức, xây dựng, chuyển hóa lực lượng ngày càng lớn mạnh, có lợi cho ta, hạn chế những lợi thế và khoét sâu yếu điểm của kẻ địch. Theo thời gian, ta càng đánh càng mạnh cả về thế và lực. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự kiến cuộc kháng chiến sẽ trải qua ba giai đoạn, kết thúc bằng cuộc tổng phản công ở giai đoạn thứ ba. Tuy quan điểm lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là đánh lâu dài nhưng không phải kéo dài vô thời hạn cuộc chiến đấu mà là vận dụng nhân tố thời gian một cách khoa học. Theo đó, xét về toàn bộ cuộc kháng chiến thì cần phải có thời gian tương đối dài để từng bước làm chuyển hóa lực lượng ngày càng có lợi cho ta, nhưng ở mỗi giai đoạn cụ thể thì cần phải tranh thủ thời gian để đánh bại các chủ trương, biện pháp của địch, nắm thời cơ thúc đẩy cuộc kháng chiến phát triển với những bước nhảy vọt, sớm giành thắng lợi cuối cùng.
‐ Từ những năm còn hoạt động ở nước ngoài, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của nhiều nước, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được rằng các dân tộc muốn được giải phóng, trước tiên chỉ có thể dựa vào lực lượng của bản thân dân tộc mình, vào giai cấp vô sản trong nước và thế giới. Người cho rằng: "...muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã". Sau đó, khi về nước trực tiếp lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đấu tranh giành chính quyền, Người tiếp tục kêu gọi đồng bào cả nước "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta", bởi theo Người sự nghiệp giải phóng dân tộc phải do chính nhân dân thực hiện chứ không phải ai khác. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến với phương châm: Tự lực cánh sinh là chính vì có tự lập thì mới có độc lập, có tự cường mới có tự do, có độc lập tự chủ mới có sáng tạo. Người viết: "Kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức mình nhất là ở sau lưng địch thì lại càng phải đặc biệt chú ý. Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập". Người cho rằng, thực lực của bản thân có mạnh, cuộc kháng chiến có phát triển thì mới có thể tranh chủ được ngày càng rộng rãi sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế.
‐ Trong buổi đầu của cuộc kháng chiến ta ở thế hoàn toàn bị cô lập, vì vậy phải dựa vào sức mình là chính. Đó là dựa vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, dựa vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, dựa vào truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc... chung qui lại là phải dựa vào "thiên thời, địa lợi, nhân hoà".
‐ Ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ từ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm.
‐ Ta có nỗ lực chủ quan mới sử dụng và phát huy được hết sức mạnh của mình. Nếu không dựa vào sức mạnh là chính thì không thể đánh lâu dài được.
❖ Liên hệ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
▪ Bối cảnh lịch sử:
‐ Thuận lợi: Sau cách mạng tháng 8/45 chính quyền CM đã được thiết lập từ TW đến địa phương. Có sự lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch HCM và của mặt trận Việt Minh uy tín của Đảng, Chính phủ HCM cao hơn bao giờ hết. Nhân dân ta anh hùng dũng cảm trong chiến đấu và bầu nhiệt huyết CM tiếp tục được duy trì để củng cố và giữ vững chính quyền CM.
‐ Khó khăn:
+ Nạn đói đe doạ: Nạn đói năm 45 làm hơn hai triệu đồng bào chết đói chính quyền thực dân coi người chết đói như một thứ rác rưởi. Nạn đói Ất Dậu chưa kịp khắc phục thì 9 tỉnh đồng bằng bắc bộ bị lũ lụt, không cày cấy đc dẫn đến nạn đói mới lại xuất hiện.
+ Tài chính khánh kiệt, nền kinh tế bị kiệt quệ.VD: trong CMT8 khi giành chính quyền chúng ta tiếp quản được kho bạc chỉ có 1.233.000 đồng mà quá nửa rách nát không tiêu được.
+ Trình độ văn hoá của nhân dân rất thấp kém trên 90% số dân là mù chữ.
+ Nạn ngoại xâm và nội phản nổi dậy chống phá CM một cách điên cuồng.
Những khó khăn này đã đặt chúng ta trước tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Cùng lúc đó 1 loạt các tổ chức phản động ngóc đầu dậy chống phá CN như: Đảng Nam Kỳ, Đảng Đông Dương tự trị, Đại Việt CM Đảng,...
▪ Chủ trương của Đảng:
Đứng trước tình hình đó Ban thường vụ TW Đảng họp hội nghị mở rộng do HCM chủ trì, đã quyết định chủ trương phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên phạm vi cả nước và đề ra đường lối, chủ trương kháng chiến của Đảng.
+ Mục tiêu của cuộc kháng chiến: Dân tộc ta kháng chiến đánh bọn thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập và thống nhất.
+ Tính chất của cuộc kháng chiến: Kế tục sự nghiệp cách mạng Tháng Tám, cuộc kháng chiến này nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở rộng và củng cố chế độ Cộng hoà dân chủ Việt Nam phát triển trên nền tảng dân chủ mới. Cho nên cuộc kháng chiến của ta có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới. Trong đó nhiệm vụ cấp bách nhất là giải phóng dân tộc.
+ Về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, Trường Chính khẳng định: "Cuộc kháng chiến này chỉ nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Nó không tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày, chỉ tịch thu ruộng đất và các hạng tài sản khác của Việt gian phản động để bổ sung ngân quỹ kháng chiến hay ủng hộ cac gia đình chiến sĩ hy sinh".
+ Đường lối kháng chiến: Tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
+ Chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc là nội dung cơ bản đường lối quân sự của Đảng. Đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, dân, chính nhất trí, động viên nhân lực, tài lực, vật lực của cả nước để tiến hành kháng chiến thắng lợi.
+ Để tổ chức cho toàn dân tham gia kháng chiến, đánh thắng kẻ thù có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh chúng ta phải tiến hành kháng chiến toàn diện trên tất cả các mặt trận; chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội và ngoại giao.
+ Chúng ta phải kháng chiến lâu dài. Vừa kháng chiến vừa xây dựng lực lượng làm chuyển hoá lực lượng ngày càng có lợi cho ta, tạo điều kiện đánh tháng địch từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Kháng chiến lâu dài trải qua 3 giai đoạn: phòng ngự, cầm cự, phản công.
Đường lối kháng chiến của đảng là sự kế thừa và nâng lên tầm cao mới về tư tưởng quân sự truyền thống của tổ tiên xưa, là sự vận dụng lý luận chiến tranh cách mạng Chủ nghĩa Mác Lênin và kinh nghiệm nước ngoài vào điều kiện ở VN. Đường lối đó là ngọn cờ dẫn dắt và là động lực chính trị tinh thần đưa quân và dân ta tiến lên chiến đấu và chiến thắng thực dân Pháp xâm lược.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro