.....

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nhắc đến một tác phẩm truyện, bao giờ người ta cũng sẽ nghĩ đến nhân vật và cốt truyện. Nhưng với Thạch Lam, truyện ngắn của ông dường như không có cốt truyện, cứ nhẹ nhàng sâu lắng và đậm chất trữ tình như một bài thơ. Điều đó đã đưa "
Hai đứa trẻ" của Thạch Lam đi vào niềm cảm mến của người đọc với bao tình cảm êm đềm. Thạch Lam hướng ngòi bút của mình đến những kiếp đời nhỏ bé trong xã hội, tác phẩm của ông như một đóa ngọc lan tẩm hương sắc của những phận đời đau khổ để từ đó tác giả phát hiện và nâng niu những giá trị tâm hồn của những con người lam lũ kia.
Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh và Nguyễn Tường Lân là tên sau này of ông. Ông sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại. Thuở nhỏ, Thạch Lam sống ở quê ngoại ở Hải Dương, sau theo cha chuyển sang tỉnh Thái Bình. Thạch Lam là người đôn hậu và rất đổi tinh tế. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Và "Hai đứa trẻ" là 1 trong những truyện ngắn đặc sắc of Thạch Lam in ở tập Nắng trong vườn. Qua hình ảnh của hai chị em liên và An sống nơi phố huyện nghèo nàn, chờ đợi chuyến tài đêm đi qua với mong ước được nhìn thấy 1 TG # hơn. Từ đó, ta thấy đc tình cảm xót thương of TL đối với những con người sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng of nhà văn trc mong ước of họ về 1 cuộc sống tươi sáng hơn. Và mong ước đó đc nhìn một cách rõ ràng hơn qua hình ảnh of nhân vật L.
L đc tác giải khai thác qua rất nhiều chi tiết cũng như khía cạnh. Mới đầu tác giả giới thiệu liên là một cô gái mới lớn, gia đình từng sống ở HN, vì bố L mất việc nên cả nhà mới chuyển đến phố huyện nghèo này. L thay mẹ trông coi gian hàng tạp hoá nhỏ xíu để mẹ đi làm hàng xáo kiếm tiền lo cho gđ. Dưới ngòi bút của tác giả, ta thấy L là một cô gái vừa trưởng thành lại vừa đảm đang. L là một người chị cũng như là một người mẹ, trong gđ L luôn biết giúp đỡ mẹ, là đứa con hiếu thảo vô cùng. Có lẽ, so với các bạn đồng trang lứa thì L chính chắn, hiểu chuyện hơn chúng nó rất nhiều. Bởi những lúc người ta chỉ nghĩ đến việc ăn rồi học và đi chơi thì chị đã phải ra đời phụ mẹ kiếm từng đồng tiền lo cho gđ của mình. Thế nhưng, chắc hẳn, trong tiềm thức của chị, L luôn cảm nhận mình còn may mắn hơn rất nhiều người. Bởi chị tuy không khá giả gì nhưng chị cũng ko thiếu một bữa nào dù cho nó có đạm bạc đi chăng nữa. Tác giả đã đặt L vào vị trí trung tâm của truyện. Điều đó càng bộc lộ rõ hơn về tính cách of chị. Chị là 1 con ng có tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động, có sự cảm nhận đầy tinh tế. Bằng tài nghệ khám phá TG nội tâm tài tình, TL đã tái hiện một cách chân thực những vẻ đẹp tâm hồn trong L qua những suy nghĩ khi L đối diện với cuộc sống nơi phố huyện nghèo. Khi chiều xuống, đó là "một buổi chiều êm ả như ru", trước khung cảnh gần như hiu hắt of buổi chiều quê. L "cảm thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn". Tới đây, thật dễ hiểu cho tâm trạng of L lúc này, trước cái khung cảnh như thế, con người ta rất dễ rơi vào khoảng không vô định của tâm hồn. Khoảng khắc khi màn đêm dần buông xuống, xung quanh  chỉ còn " tiếng ếch nhái kêu ran ngoài ruộng theo gió nhẹ đưa vào" nó khiến lòng người không thể thoát khỏi những tâm tư buồn bã, cứ ùa về, ùa về mà không biết điểm dừng. Thế nhưng, L chỉ có cảm giác hơi buồn chứ không hề cảm thấy cô đơn hay tuyệt vọng. Tâm hồn trẻ thơ trong sáng ấy đã rộng mở để đón nhận những biến chuyển tinh tế của cảnh vật. L cảm nhận được hơi nóng of cái nắng ban chiều, cảm nhận được màu of đất, nó mang đến cho L một cảm giác quen thuộc. Mùi vị của quê hương cứ lần lượt hiện về trong tiềm thức of L. Nơi đây đã cho chị một quê hương thứ hai. Không chỉ yêu cảnh vật, L còn rất gắn bó với mảnh đất này. Ở đây, L tìm thấy những vẻ đẹp bình dị mà giàu chất thơ. Cách cảm nhận về thiên nhiên chứng tỏ tâm hồn L luôn rộng mở gắn bó và yêu thương TG xung quanh mình. Và đẹp hơn thế nữa là tấm lòng thương người of L. L luôn quan tâm đến đời sống of những ng bên cạnh mình. Liên thương cho cuộc sống nghèo khổ cơ cực of những ng dân nghèo. Khi trông thấy " mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nữa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng đc của các ng bán hàng để lại" mà "động lòng thương" nhưng cũng chỉ biết bất lực đứng nhìn vì " chính chị cũng ko có tiền để cho chúng". Chính vì lẽ đó, L ko chỉ cảm nhận đc cuộc sống nghèo khó of bản thân mà còn thấy rõ ràng nổi vất vả của những người xung quanh mình. Khi những đứa trẻ khác còn mãi lo hưởng thụ cuộc sống vui vẻ thì L đã nghĩ tới chuyện sẽ giúp đỡ những người cơ cực hơn mình. Tấm lòng của L thật cao cả nhưng lại ko hề khoa trương. Cảm thông với gánh nặng gđ of chị Tí "ngày mò cua bắt tép tối lại dọn hàng tới tận khuya mà cũng chẳng ăn thua", có tình thương đối với bà cụ Thi điên "rót cho đầy cút rượu" và thương cảm gđ bác Sẫm "cả nhà gục trên manh chiếu rách, chiếc thau sắt trống ko...." dường như, L mường tượng đc nỗi đói rét cùng cực đag chờ đợi họ. Cùng với nỗi xót xa trong cuộc sống vất vả, nghèo khó, cơ cực of những người dân phố huyện, L còn cảm nhận đc sự bế tắc tù đọng trong kiếp sống of họ. Họ bị giam cầm giữa cái ao đời quẩn quanh tăm tối ko có ánh sáng, ko có tương lai. Cái nhìn của chị thấm đượm niềm thương sâu xa. " Chừng ấy con ng trong bóng tối mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày of họ". Bởi vì cuộc sống nơi đây quá buồn chán và tẻ nhạt, ngày hôm sau vẫn là sự lặp lại y nguyên of ngày trc, cuộc sống như một sân khấu chỉ độc diễn mãi một màn mà ko có sự thay đổi " quẩn quanh mãi chỉ vài ba dáng điệu, tới hay lui chỉ từng ấy mặt người". Thế nhưng, điều đó ko thể làm L cảm thấy cuộc sống này quá khó khăn. L là một con ng biết thích nghi với đk, hoàn cảnh sống. Khi mới đến phố huyện nghèo này, Liên cảm thấy sợ đêm tối. Đêm xuống, phố huyện chìm dần vào đường phố và các ngõ dần dần chứa đầy bóng tối: " tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ lại càng sẫm đen hơn nữa". Nhưng bằng tất cả sức sống of một tâm hồn trẻ thơ tươi sáng, L đã ko chịu khuất phục cái bóng tối dày đặc kia. Rồi dần, L cảm thấy quen thuộc hơn, dễ chịu hơn. Trên nền trời of cuộc sống tăm tối ấy, đã nổi bật hình ảnh hai đứa trẻ nhỏ nhoi đáng thương như bị giam cầm trong bóng tối " Từ khi nhà L dọn ở HN về đây, từ khi có của hàng này, đêm nào L và A cũng phải ngồi vs cái tối của quang cảnh phố chung quanh". Ánh mắt L luôn thiết tha tìm kiếm nguồn sáng. Có lúc L ngước lên bầu trời đêm thăm thẳm để chiêm ngưỡng " hàng ngàn ngôi sao đag ganh nhau lấp lánh", có lúc L lại tìm về với những ngọn đèn gần gũi, ấm áp quanh mình: đèn dây sáng trong hiệu sách,.... Tâm hồn chị như một mầm cây khoẻ khoắn luôn hướng về nơi có ánh sáng. L chấp nhận như một lẻ tự nhiên trong cuộc sống. Điều mà mọi người luôn ngưỡng mộ nhất ở L đó là cô có tâm hồn nhìu mơ mộng và biết khát vọng. Liên luôn mơ về HN, một HN xa hoa, HN sáng rực, nơi chị em Liên từng đc bố mẹ cho đi chơi bờ hồ, đc uống những cốc nc xanh đỏ. Ở nơi đó, chứa đựng tuổi thơ đẹp đẻ of cô. Ở nơi đó, cô đc sống những ngày hạnh phúc sung sướng có thể nói là nhất đời mình. Hình ảnh L chờ đợi đoàn tàu đêm đi qua phố huyện khiến ta luôn tự hỏi chị ngắm đoàn tàu vì điều gì? Mẹ dặn: chị em cố thức đợi chuyến tàu đêm may ra có hàng. Đối với Liên, một cô gái nhạy cảm thì thức ngắm đoàn tàu chạy qua không phải để bán hàng mà là đợi chờ một hanh phúc đơn sơ, một trò vui con trẻ, một khao khát tìm lại kỉ niệm đẹp ngày xưa. Khi nghe thấy những tiếng xinh xịch của tàu, những ánh sáng chói lọi phát ra từ mỗi toa tàu thì Liên nhổm dậy nhìn lên đoàn tàu và thấy nhớ Hà Nội quá. Đoàn tàu huyên náo chở theo ước mơ, hi vọng of cô. Tại sao, L ko nhìn những toa tàu bình thường mà lại chỉ nhìn những toa tàu hạng sang? Đó là bởi vì, L mong muốn một TG mới, một cuộc sống mà ở nơi đó, mọi người đều đc sống sung túc, ấm no, luôn tràn ngập tiếng cười và ko bao h phải lo đến những vật chất tầm thường kia. Lúc con tàu đi qua, L vẫn còn bâng khuâng dõi theo. Nó đánh thức L trong những ý nghĩ mơ hồ mà chị ko lí giải đc. Vừa thực tại vừa lẫn tương lai. L sẽ ko bị giam cầm trong kiếp sống tù đọng tăm tối này mãi mãi.
Tôi thực sự cảm thấy yêu nhân vật Liên vô cùng. Tâm hồn chị trong sáng, đáng yêu. Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng Liên đã có những cảm nhận vô cùng tinh tế về cuộc sông xung quanh, về những con người nơi phố huyện nghèo. Hơn thế nữa, cô còn rất hiểu họ và có một khát vọng, ước mơ vô cùng đẹp đẽ. Dù sống trong khó khăn, khắc khổ nhưng Liên vẫn cố gắng sống và còn sống đẹp, luôn thể hiện mình là người lạc quan yêu đời. Đọc xong truyện ngắn Hai đứa trẻ, tôi nhận thấy đằng sau hình tượng nhân vật Liên là cái tôi nhà văn nhân hậu, giàu tình thương, nhỏ nhẹ dịu dàng, một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế biết cảm thông sâu sắc với buồn khổ của con người nhất là của trẻ con trong xã hội cũ. Từ nhân vật Liên và các nhân vật khác trong truyện, ta càng thêm thấm thía giá trị nhân đạo, nhân văn của ngòi bút Thạch Lam, một ngòi bút lãng mạn, xuất sắc trong đội ngũ nhà văn Việt Nam giai đoạn văn học hiện đại trước Cách mạng Tám năm 1945.
được giá trị đích thực of văn chương, giá trị thanh lọc tâm hồn con ng, cho nó sức sống ngàn đời bất diệt

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro