Vợ Nhặt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

     "Tàu cười , Tây khóc,Nhật lo
Việt Nam hết gạo chết co đầy đường"
Nạn đói một chủ đề khá thân thuộc với văn học Việt Nam .Nó chính là nỗi đau lớn nhất  một vết thương khó lành cho lịch sử Việt Nam  với nhà văn Kim Lân  một người ngay từ khi còn nhỏ do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Một số truyện (Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa,...) mang tính chất tự truyện nhưng đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân .Khi viết về nạn đói ông đã  tái hiện lại cảnh trăm cay ngàn đắng năm ấy dù trong tình cảnh khó khăn khủng khiếp như vậy  ông vẫn  hướng nhân vật của mình đến tương lai mới tươi sáng hơn mở ra hướng đi mới cho nhân vật.
Bằng tài năng đích thực và một trái tim gắn bó xót thương đối với những kiếp người nông dân khốn khổ lam lũ, Kim Lân đã đóng góp một truyện ngắn có chiều sâu tư tưởng và giá trị nghệ thuật đặc sắc chính là "Vợ Nhặt", là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập "Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết "Xóm Ngụ Cư "  được viết ngay sau cách mạng tháng Tám  nhưng dang dở và thất lạc bản thảo .Sau khi hoà bình lập lại ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này
Khi viết về Vợ Nhặt ông từng viết .
"Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người."
Lật mở những trang sách đầu tiên tôi đã không thể đặt nó xuống bàn, tôi đọc nó một mạch trong một ngày nghỉ. Phải nói rằng Vợ Nhặt là một tác phẩm Văn học Việt Nam hay nhất tôi đã từng đọc, câu chuyện mang đến cho tôi nhiều góc nhìn khác hơn về cuộc sống. Ngay từ nhan đề đã cho thấy được sự tinh tế của tác giả cũng như là sự tôn trọng của tác giả đối với người vợ .Từ “vợ” trang trọng cao quý ấy lại đi đôi với với từ “nhặt”. Từ nhặt đã làm từ vợ trở thành một danh từ chung, chỉ sự nhỏ bé và xem như một sự rẻ rúng, coi như rơm như rác có thể ‘nhặt” được ở bất kì đâu. ĐƯợc xem như một vật vô giá trị, không ra gì,. Người vợ gần như bị coi như không được xem trọng, người vợ không còn ở vị trí trung tâm của việc xây dựng tổ ấm. Người ta thường hay nói tới việc “cưới vợ” chứ ai có nói đến việc “nhặt vợ” vậy mà Tràng lại Nhặt vợ. Đó thật sự thâu tóm một giá trị hiện thực, sự khốn cùng của hoàn cảnh, của nạn đói lúc bấy giờ ở nước ta.
"Vợ Nhặt" lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945 câu chuyện xoay quanh ba nhân vật chính là Tràng ,Thị và Bà Cụ Tứ nội dung câu chuyện là.Tràng nhặt Thị về giữa một đám tang. Cả dân tộc chìm trong chết chóc . Tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết. Đặc quánh không gian tử khí rợn người.Chuyện hôn nhân quan trọng cả một đời.Trong nạn đói phận người thành rẻ mạt.Thị thành vợ Tràng chỉ bốn bát bánh đúc.Đến một lời cầu hôn nghiêm túc cũng không.Thị chẳng phải người đanh đá vô duyên.Gặp cảnh khốn cùng đành trở nên chao chát .Trơ trẽn bám lấy tràng  gã  khù khờ thô kệch .Nhưng có tấm lòng hào hiệp cảm thông. Thị trốn chạy tử thần đuổi gấp phía sau lưng.Tự hạ giá bản thân mình như rơm rác . Không có nổi tên chỉ có danh xưng khing miệt .Là Thị, là vợ theo hay là của nợ đời .Đã từng ấp ủ ước mơ cơm trắng mấy giò.Nghe câu rích bố cu mà hi vọng chốn nương thân êm ấm .Đành nén tiếng thở dài nuốt trôi thìa cháo cám .Thứ thức ăn không dành cho người.Trong nhập nhoạng tối tăm của cuộc đời .Bà cụ Tứ  đã đón Thị bằng lòng bao dung nhân hậu . Lời nói của bà khiến Thị bớt đi nhiều mặc cảm "các con đã phải duyên u cũng mừng lòng ".Sức mạnh tình yêu đánh thức phẩm chất người.Thị trở về làm  người đàn bà hiền thục .Thu vén cửa nhà thổi bùng khao khát sống.Nhen nhóm ước mơ về hạnh phúc sau này .Ở đâu đó giữa cánh đồng chết chóc sự sống sẽ nãy mần cho hạnh phúc được sinh sôi.Kết thúc câu chuyện là Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ xuất hiện thoáng chốc trong tâm trí Tràng không chỉ gợi ra cảnh ngộ đói khát dữ dội, thực trạng thê thảm của người dân nghèo mà còn mang đến những tín hiệu rõ nét của cuộc cách mạng.
Mỗi câu văn, lời thoại của nhân vật đều được thể hiện rất đặc sắc, một loạt từ ngữ miêu tả rất sinh động. Phải là một người nhạy bén với thời đại, với câu từ như Kim Lân mới có thể viết ra được những cuốn sách hay như thế này. Vợ Nhặt  là tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân, bằng ngôn từ chân thật, giản dị tác giả giúp người đọc như được hòa mình vào trong truyện. Một tác phẩm xứng đáng để bạn cầm trên tay, nhấm nháp một ly trà chiều và thưởng thức nó .
"Bốn bát bánh đúc, thành cổ cưới thật rồi
Xin từ điển, thêm hai từ vợ nhặt
Văn kim lân ,ngỡ như cười mà khóc
Đói quắt queo, vẫn tha thiết yêu người."
Nhà văn Tô Hoài nhận xét
Thông qua"Vợ Nhặt" Ta thấy được giá trị nhân đạo  trong cảnh bần cùng đói rách, người ta có thể sống lạnh lùng, ích kỉ thậm chí tàn nhẫn, nhưng người lao động Việt Nam vẫn sống nhân hậu, chan hòa yêu thương, vẫn ngời sáng tấm lòng nhân đạo. Từ trong tăm tối, đói nghèo vút lên ánh sáng của lương tri, của tinh thần tương thân tương ái.
Ngoài ra còn là giá trị hiện thực đầy rẫy nổi Kinh hoàng truyện mở ra một hiện thực thê thảm, một thế giới điêu tàn xác xơ vì sự phá hoại của nạn đói. Số phận cả dân tộc thật hắt hiu, buồn não. Nguyên nhân là do bọn thực dân, phát xít gây nên truyện không đề cập trực tiếp đến tội ác của chúng nhưng sức tố cáo vẫn mạnh mẽ.
"Vợ Nhặt" là một tác phẩm thích hợp cho những bạn đọc yêu thích thể loại Văn học Việt Nam. Hy vọng mọi người sẽ không bỏ qua tác phẩm xuất sắc này của nhà văn Kim Lân.
Cảm ơn mọi người đã nghe hết phần review của nhóm  mình. Hy vọng là những gì mình chia sẻ sẽ giúp ích cho mọi người  trong việc lựa chọn cuốn sách phù hợp với bản thân. Xin cám ơn






Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro