0110 HC tiêu lỏng + tắc ruột

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

A.HỘI CHỨNG TIÊU LỎNG

Tiêu lỏng là tình trạng phân chứa nhiều nước, phân ở dạng nhão hay dạng lỏng tùy vào tỷ lệ nước trong phân

- tiêu lỏng cấp: Nếu đại tiện nhiều lần liên tiếp trong thời gian ngắn, khiến cơ thể mất nhiều nước theo phân

- Tiêu lỏng mạn: Phân nhão kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng; không mất nước mà hậu quả chủ yếu là kém dinh dưỡng do giảm hấp thu.

a) Nguyên nhân:

- Tổn thương thực thể ở tế bào niêm mạc ruột như:

+ Viêm: do ký sinh trùng, vi khuẩn và độc tố của chúng

+ Độc chất

- Thiếu dịch và enzym tiêu hóa: thiếu acid (trong vô toan dạ dày), thiếu enzym tụy, thiếu muối mật, thiếu dịch ruột, thiếu bẩm sinh một số enzym tiêu hóa…

- U ruột

- Bệnh lý ngoài ruột: viêm phúc mạc, viêm ruột thừa…

b) Cơ chế bệnh sinh của tiêu lỏng

- Cơ chế tăng tiết dịch: Nước từ niêm mạc ruột tiết ra có thể gấp hàng chục lần so với bình thường trong viêm ruột gây mất nước cấp diễn. trong viêm mạn do amib, giun sán cơ chế này kém quan trọng.

- Cơ chế tăng co bóp: làm thức ăn qua ruột nhanh khi chưa được tiêu hóa và hấp thu đầy đủ.Dấu hiệu đặc trưng là phân sống, lổn nhổn… Cơ chế này gặp trong một số viêm ruột và nhiễm khuẩn ruột; trong vo toan dạ dày, rối loạn vi khuẩn ở ruột và trong u ruột

- Cơ chế giảm hấp thu: Khiến lượng nước thải theo phân tăng lên

c) Hậu quả

- tiêu lỏng cấp: Hậu quả biểu hiện bằng hai hội chứng lớn

+ Rối loạn huyết động học: Máu cô đặc gây giảm khối lượng tuần hoàn gây tụt huyết áp và tạo thêm gánh nặng cho tim.

+ Nhiễm độc và nhiễm acid: Do mất dự trữ kiềm theo phân, tế bào chuyển hóa yếm khí, thận ngừng đào thải nước tiểu

- Tiêu lỏng mạn: thiếu protein, thiếu vitamin, thiếu sắt, thiếu canxi 

B.HỘI CHỨNG TẮC RUỘT

Tắc ruột là tình trạng bệnh lý xảy ra khi một đoạn ruột bị tắc hoặc không co bóp làm thức ăn không lưu thông được. Về nguyên nhân có thể chia làm 2 loại:

- Tắc cơ học phát sinh khi ruột bị bịt kín do khối u, giun, sẹo hoặc ruột bị xoắn, thắt, lồng…

- Tắc thần kinh khi cường dây X gây co thắt một đoạn ruột hoặc liệt dây X gây dãn hẳn một đoạn ruột (biên chứng hậu phẫu).

Diễn biến của tắc ruột thường nghiêm trọng:

- Lúc đầu phần trên chỗ tắc tăng cường co bóp gây các cơn đau dữ dội và hiện tượng rắn bò ở thành bụng. Ruột bị tắc, thức ăn không lưu thông được gây xuất hiện các sóng phản nhu động làm bệnh nhân nôn mửa, nếu tắc ở phần dưới có thể nôn ra phân.

- Nhiễm độc các chất độc ở ruột và mất nước, mất Cl làm cho diễn biến rất trầm trọng, còn có thể do phản xạ thần kinh khi ruột bị căng gây sốc. Tắc ruột ở đoạn cao, hậu quả sẽ nặng hơn, mất nước nhiều có thể gây giảm lượng máu tuần hoàn, hạ huyết áp, trụy mạch, tăng ure máu.

Hậu quả: tùy vị trí tắc ở cao hay thấp

+ Tắc cao: biểu hiện nổi bật là mất nước do nôn nhiều

+ Tắc ở tá tràng: nôn ra dịch ruột kèm với mất nước và nhiễm acid

+ Tắc ở thấp: Biểu hiện nhiễm độc sớm hơn và nặng hơn so với biểu hiện mất nước

Biện pháp xử trí chủ yếu là phải truyền dịch, ổn điịnh cân bằng axit bazơ, chống căng ruột bằng hút hơi và nước ở phần trên đoạn tắc. Nếu do nguyên nhân cơ học, phải giải quyết bằng phẫu thuật.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro