như những ngày xuân An Nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

#1

"An Nam của ông già tôi
mưa bụi máu đổ hồng mai."

Rừng thưa nước độc chỉ có mỗi doanh trại đoàn lính dẫn đường đêm nào cũng đốt lửa. Ngày đầu vào đây, Thôi Tú Bân còn lơ ngơ xếp hàng nhích từng bước một, sẽ vĩnh viễn không thể quên được dáng hình tên thanh niên mỏng mảnh, nhợt nhạt ngồi sau tấm bạt trắng xóa, chống cằm nhìn anh. Đôi mắt cậu nhuốm màu nam chẩm.

Thôi Nhiên Thuân;
Nhiên Thuân.

Thôi Tú Bân đi từ sớm. Anh trở mình khẽ, không dám làm người nhà tỉnh giấc. Ngoài khe cửa gỗ, tiếng sột soạt trên hè phố của người công nhân vệ sinh vang lên trong không gian tĩnh mịch, làm anh buồn, buồn vô kể, biết chừng nào mới được quay về với cha mẹ, với nàng người yêu của anh? Bân vươn vai ngả người lên cái tủ ép cuối giường, lặng thinh chờ đợi tiếng êm êm trên hè phố đấy tắt đi, chờ họ lái xe khỏi con đường trước nhà để y còn mở cửa sổ. Nhưng cứ ngồi thế Bân sợ mình ngủ gật mất, anh rón rén bước xuống giường và gấp màn. Hôm qua Bân không cho đứa em trai yêu dấu của anh ngủ cùng, anh sợ mình dậy sớm khiến nó choàng tỉnh khóc lóc là một chuyện, chuyện khác khá buồn cười, vì anh lo lắng mình sẽ muộn chuyến đi quan trọng cả đời nên anh lồng quần áo lính vào người rồi đi ngủ. Bân ngắm bộ đồ méo xệch của mình trong gương, vuốt lại cho phẳng. Mẹ Bân bảo anh lớn rồi mà vẫn như trẻ con, lo xa thế làm gì, người lớn trước ngày đi xa chẳng ai ngủ nổi đâu.

Mẹ y nói đúng. Một đêm bồn chồn muốn khóc. Bân đứng lên không nổi, ngồi xuống cũng không đành. Anh xách đồ đạc xuống nhà, đặt nhẹ trước cửa, ngó nghiêng lần cuối. Rồi anh cũng phải lách mình qua cánh cổng sắt gỉ sậm, nhẹ gạt hòn đá chặn bản lề dưới góc tường lại. Bân khoác cái balo xanh rêu trên vai, quay đầu nhìn căn nhà nhỏ tí ở góc phố Lò Đúc. Hà Nội thân yêu! Những người thân yêu của Bân! Chờ ngày anh về.

Tú Bân ngày đầu vào doanh trại, nhích từng bước theo hàng dài thanh niên, ai cũng lỉnh kỉnh balo, túi xách, có nhiều người xoàng xĩnh hơn, mang theo có một túi rút dây vắt sau lưng. Anh nhìn những cậu trai khác cũng như mình, bao gương mặt xa lạ. "Quái, thằng Hiền đi đâu rồi nhỉ?" Bân dáo dác tìm nó trong rừng người. Cái thằng nhóc cùng phố, dáng người nhỏ thó, kém anh một năm tuổi, đôi mắt lúc nào cũng sáng rực, nó đòi cha mẹ cho đi nhập ngũ cùng đợt với anh. "Em ở nhà mà không có anh Bân cùng ngồi ngoài hiên kể chuyện đi học của anh thì buồn lắm. Với từ ngày An Nam máu đổ, hình như thanh niên là em, chưa ngủ ngon giấc nào."

Thằng nhóc lanh lợi nói đến tận như vậy, người ta khó lòng không đồng ý cho nó đi, Thằng Khải, thằng Khuê cũng muốn bon chen vào, nhưng hai đứa nó, đêm hôm trước buổi sáng nay Bân đi, kéo sang nhà anh sụt sùi cả tối vì chẳng ai cho phép cả. Cha Khải còn bảo nó hăm hở toàn chuyện xa, vào đấy sớm chỉ hỏng việc. Chúng nó cứ làm ầm ĩ lên. Thế mà nửa tiếng sau màn khóc lóc, chỉ còn Hiền với Bân ngồi trước cửa nhà. Rõ là hai đứa chẳng muốn rời đi nhiều đến thế.

Mãi sau hai chàng thanh niên mới hội ngộ nhau. Người ta làm khó thằng Hiền vì nhìn trẻ con quá, nhưng ai có thể thoát khỏi tài ăn nói của nó thì quả rất giỏi. Nó đi một vòng chỗ này có khi lại kết bạn được với cả doanh trại ngay. Hai anh em hí hửng choàng vai nhau đến khu tập trung. Ở đây hai đứa chẳng quen ai cả, phàm vì thanh niên Hà Nội bây giờ "sang" lắm - cha anh hay chửi đổng thế - cả một nhà theo Tây, sống ngoài khu sang trọng ở nửa còn lại của Hà Nội, lúc nào cũng vest dài thượt ủi thẳng tăm tắp, đầu vuốt keo, và luôn cười nói với bọn Tây đứng gác cửa. Cha ghét bọn chúng lắm. Cùng một Hà Nội mà chẳng thấy Hà Nội đâu.

Bân không dám ý kiến với cha, bởi anh có một người bạn ngoài chiếc hàng rào ấy. Cậu ta học trường Tây, nói tiếng Tây, nhưng hôm trước vừa đưa Bân một mảnh đạn vỡ, thuôn dài, màu đồng xen màu đen kịt còn hơi thuốc. Chẳng biết cậu ta nhặt đâu, nhưng thật ra không phải ai cũng như cha nói.

Bân với Hiền chạy lại chỗ chỉ huy. Cả đám thanh niên trẻ măng ngồi rạp xuống cỏ rừng khô, mấy cánh gai nhỏ li ti bám vào ống quần. Chỉ huy đứng tuổi, chắc bằng tuổi cha Bân, da ngăm màu đồng nhưng đôi mắt thì sáng ngời ngợi. Hiền cứ vừa nghe vừa hào hứng cặm cụi nhặt gai cỏ dại trên quần nó. Bân không nghe chỉ huy nói lâu được, anh quay sang xem thằng Hiền nhặt cỏ, lại nhanh tay chộp đám gai Hiền mới vứt ra ném lại lên quần nó khiến thằng nhóc tròn mắt định dơ tay đánh lại anh. Hai thanh niên bị chỉ huy liếc đến. Bân ho khan, không đùa với Hiền nữa, nhưng anh không thể tập trung vào lời chỉ huy nói được. Ánh nắng khát còn sót rọi lên khu rừng ảm đạm. Bân khom lưng xuống, liếc xung quanh, rồi rùng mình khi gặp lại ánh mắt của chàng trai anh thấy ban nãy.

Giờ Bân mới thấy rõ gương mặt cậu trai đó hơn. Cái lán trắng bợt đấy là phòng mổ dã chiến của doanh trại, đằng sau là một bệnh viện dựng lên tạm bợ, trông chỉ nho nhỏ bằng hai phòng bệnh trên thành phố gộp vào. Bân không biết cậu ta là ai, cũng trẻ măng, da nhạt màu dưới lớp tóc đen huyền, hai má cậu hóp nhẹ. Cậu cứ ngồi ngay đó, liếc nhìn Bân cùng mọi người đang tập trung, không rõ cậu nhìn ai dưới rèm tóc mái lòa xòa ấy. Bân nổi lên tính tò mò, nhìn mái tóc không cạo ngắn của cậu ta, ngón tay gầy đang vân vê cái kéo phẫu thuật, đôi chân mảnh đung đưa. Anh muốn biết cậu là ai, nhưng biết hỏi ai khi chung quanh cũng toàn những người anh thấy lạ hoắc. Một lúc sau thanh niên mới được chỉ huy dẫn đến nơi ăn nghỉ. Bân liếc lại về cái lán, cậu trai ấy đã biến mất, không còn ở đó nữa.

Mãi đến lúc màn chiều chệnh choạng buông xuống cánh rừng lạnh, chỉ còn leo lét ánh đèn sáng tới mũi giày của mấy chiếc đèn treo, Bân mới gặp lại cậu trai đó lần nữa. Y gặp cậu khi cậu đang bị đánh một trận. Ánh sáng chỉ còn nhem nhuốc nhưng làn da nhợt nhạt của cậu Bân không thể nhầm được. Anh cảm thấy như những cú thụi liên hồi ấy sẽ xé tan tành cơ thể kia. Bân run lên vì sợ, anh đẩy vội thằng Hiền đi gọi chỉ huy đến cản họ. Chàng thanh niên Hà Nội tay chỉ quen cầm bút, nặng nhất là kéo cái xe chở dưa cho mẹ mang ra khu chợ, lần đầu gặp phải chuyện thế này, y cũng giống mấy đồng chí mới, chỉ dám đứng nhìn mà không dám chen vào.

Khi chỉ huy đến được, Bân vỡ lẽ: cậu trai nằm dưới đất kia tên là Nhiên Thuân, Thôi Nhiên Thuân. Cậu ta kém anh một tuổi. Cái xuất xứ của cậu ta cũng thảm khôn cùng. Thuân là đứa con của tay trung tướng, đứa con rơi vãi, khi gã kia cưỡng gian một chị nuôi trước từng ở đây. Chị đã tự tử, treo cổ trên cây hay nhảy xuống suối, không chắc lắm. Thuân từ đấy lang thang đi theo bác quân y ở ngay cái lán mổ kia. Không được dạy dỗ đàng hoàng, Thuân lớn lên như ngọn cỏ dại, rồi cứ thế bám víu theo bác ấy. Bân biết cậu ta bị đánh vì đi táy máy mấy cậu lính mới. Hóa ra cậu ta đồng bóng. Mà khổ nỗi, thanh niên bây giờ đứa nào chẳng có người thương rồi, Bân cũng có kia mà, kể cả không có người thương thì thanh niên bấy giờ cũng hay tự ái lắm, chúng nó cũng ghét mấy tên không rõ giống gì, nên đám kia nổi cáu lên đánh Thuân ngay. Chính chỉ huy cũng chỉ đứng đó, gã chép miệng vỗ vai bảo thằng Hiền đừng lo mấy chuyện bao đồng, cậu ta bị thế là đáng.

Hai chàng thanh niên sững sờ nhìn nhau. Thuân nằm sõng soài trên nền đất ẩm đấy, Bân biết cậu đau lắm nhưng cậu lại chẳng hó hé gì. Cuối cùng cũng do thằng Hiền không nhìn nổi cảnh tượng đấy, nó chạy đến mặc sự ngăn của Bân, huých vai một tên làm hắn ngã xuống. Tên ấy lồm cồm bò dậy, túm cổ áo Hiền định đánh cả nó, nhưng chỉ huy - đã đứng đó được năm phút, chỉ hút thuốc, chỉ hút, lên tiếng bắt đám thanh niên nhanh đi đến nhà ăn. Thuân với Hiền được tha cho. Bân chỉ dám chạy đến hỏi thăm Hiền khi các thanh niên đã đi khuất, nhưng thằng bé không hề hấn gì, người đau đớn có lẽ chỉ có Thuân. Lúc ấy y đã run rẩy chống tay ngồi dậy, Bân vội giục Hiền nhanh theo đoàn mà rời đi.

Đêm hôm, khi lớp thanh niên đã yên vị dưới lớp chăn mỏng mảnh và tấm lưng thì nhoi nhói vì sàn tre cứng, Bân thấy Hiền mò lại gần chỗ anh. Nó hỏi anh ngủ chưa, Bân lắc đầu. Hiền chống tay rướn vai nó lên còn anh thì vặn mình vì đau. Bóng lửa đo đỏ cứ múa lên từng hồi trước mắt Hiền. Hiền cứ im ỉm, xong nó mới mạnh dạn hỏi:

"Sao anh không ngủ đi."

"Em cũng đâu có ngủ."

""Em đau ở mạn sườn," vừa nói Hiền vừa ấn cổ tay xuống bên phải hông, "hoặc không phải mạn sườn, em thấy lúc nằm xuống xương bên trong như bị xê dịch, nhoi nhói. Chắc em chưa quen."

"Thế thì anh cũng chưa quen thôi."

"Anh nói dối." Hiền buộc tội anh ngay tức thì. Bân không hiểu lời nói của y, anh đưa mắt lên nhìn nó: "Ý em là sao, anh nói dối gì?"

"Có mà anh đang nghĩ đến chuyện hồi tối. Em hỏi thật được không Bân, sao anh không giúp cái cậu kia?"

Bân chột dạ. Hiền cứ như có mắt thần, nó lúc nào cũng trầm tư nhất hội, nhưng cái gì cũng thu vào được mắt nó hết. Hằng ngày dong duổi ở Hà Nội, nó gặp bao nhiêu con người, hiểu bấy nhiêu con người thì ở đây, có mỗi Bân là nó để tâm, nó không hiểu Bân thì còn ai hiểu. Nó vẫn trân trân nhìn anh, mà Bân thì cũng có biết tại vì sao đâu mà trả lời được. Bân thở dài, anh đành xoay người về phía nó rồi nhắm mắt, trả lời lấy lệ: "Anh cũng không biết nữa Hiền, ngủ đi."

"Cậu ta vẫn chưa về ngủ nữa, em đi một lượt rồi nhưng không thấy đâu, hay cậu ta không được ngủ ở đây hả anh?"

Hiền vừa dứt câu, phía bên ngoài có tiếng sàn tre có tiếp ọp ẹp. "Có người anh ơi." Hiền thì thầm, nó vội chui người vào chăn, khom người xuống giả vờ ngủ. Bân cũng nín thở chờ xem ai đến. Mành che được kéo ra, hóa ra là Nhiên Thuân trở về. Bân rùng mình hơn, cố nén xuống hơi thở của mình mà không biết ấy mới trông bất thường vô cùng. Thuân nhìn chung quanh, cơ thể gầy cứ lêu nghêu in lên tường một bóng người mỏng dính. Thuân vứt thêm ít củi vào cái bếp lửa giữa gian cho nó cháy đượm hơn. Y lững thững bước ngang qua chỗ hai chàng thanh niên, nhìn xuống Bân một chốc rồi len mình ra gian ngoài.

"Thuân sao lại ra ngoài kia ngủ anh nhỉ?" Hiền nhẹ giật gấu áo Bân hỏi, thằng bé bình thường đã hay tò mò, vào đây còn hay hỏi tợn hơn. Nó rón rén chui người khỏi chăn, bò dần về phía tấm ngăn bằng tre rồi nhìn ra ngoài. Đợi đến khi Hiền trở về chăn, nó mới bảo Thuân ngủ ngoài đấy thật, nhưng tấm chăn của Thuân lại to đùng, dày hơn của những người trong này. "Không có lửa thì cũng đâu ấm được đâu đúng không anh."

_____

Bân với Hiền đi lính được một tuần. Ở đây, không hiểu do định mệnh hay một mối liên hệ nào đã được bày ra trước, Bân tiếp xúc với Thuân nhiều hơn anh tưởng. Hoặc gần như ngày nào cả Hiền với Bân đều sẽ lướt ngang Thuân một lần. Lần nào Hiền cũng đặt vài câu hỏi linh tinh. Hồi đầu Bân thấy mệt mỏi, nhưng càng sượt qua vai áo nhau nhiều, càng liếc nhiều đôi mắt tối của cậu, càng thấy cậu bơ vơ một mình, Bân dần cũng tò mò và muốn đặt vài câu hỏi. Doanh trại này có vẻ ai cũng khinh miệt cậu vô cùng. Bân nhớ có hôm, một tên lính mới bị thương phải khiêng đến lán, tên ấy tru tréo làm loạn vì không muốn Thuân động vào người dù Thuân chỉ muốn giúp. "Đưa tôi tránh xa khỏi thằng đồng bóng này đi." Tên đó làm Bân với Hiền sửng sốt, nhưng bác quân y đã tát tên lính một cái rất mạnh, khiến ai xung quanh cũng bàng hoàng. Dù không dám lại gần Thuân nhiều nhưng Bình cũng biết bọn chúng quá đáng với cậu ta quá. Dường như y cũng không thay đổi được bản tính của mình, nhưng cũng tổn thương vì mấy lời ấy. Bởi có đêm, Hiền trở vào tấm chăn mỏng và kể với anh rằng nó thấy y ngồi ôm bác quân y khóc lớn ngoài kia.

Bân và người thương ở Hà Nội thân yêu của anh vẫn hay trao đổi thư từ. Lá thư tay nắn nót từ hậu phương gửi đến lúc nào cũng ấm áp. Cứ đến hôm cậu giao thư đem đến một balo to đùng chất toàn thư, cả doanh trại túm tụm vào, Hiền ngồi nhìn phong thư rồi hô cho chủ nhân bức thư ấy đến nhận. Bân không hiểu sao chỉ nghe đồng đội kể chuyện dăm ba lần mà nó nhớ vach vách người nhà của họ thế. "Anh Bân, thư của chị gửi vào cho anh này."

Bân nhận lấy rồi lẩn lút ra sau lán mổ đọc. Anh không ngần ngại vỗ ngực trước đồng đội, rằng nàng tiểu thơ xinh đẹp của anh là người thế nào, Bân hay khoe về nàng lắm, nhưng anh lại tủi vì nàng chỉ gửi cho anh mấy lời buồn ngắn cũn. Nhìn thư của đồng đội, ai cũng đôi ba trang giấy, nhưng nàng thương của anh chỉ gửi cho anh có một tờ, mà nàng còn không viết hết tờ giấy đó. Bân vẫn gửi cho nàng những lá thư dày lắm kia mà, những hoa, những lá cỏ nơi rừng sâu, cho nàng cảm giác như anh bên cạnh nàng, Bân nhớ anh chỉ xin nàng gửi cho anh một khóm hoa giấy trước hiên nhà anh để anh không còn nhớ nhà nữa, nhưng hình như nàng vẫn không nhớ. Bân kể nàng nghe về đồng đội, về những lúc đi ăn sẽ có người mất bát, anh cũng bị hai lần còn thằng Hiền luôn tìm lại được, về thằng Hiền cứ như ma xó, cái gì nó cũng biết, cái gì cũng hay mà ai cũng quý nó, về cả Thuân. Nhưng thư nàng thương gửi vào cho anh, Bân không muốn trách nhưng sao nàng cứ than thở nhiều quá, nhưng nghĩ rằng thiếu anh bên cạnh nàng đâm ra tủi, Bân đành thôi. Bân ảo não vì lá thư lần này cũng mỏng, nhưng có bỏ thêm cái gì cứng cứng. Bân rạch nhẹ mép phong bì rồi đọc. Lá thư lần này khác hẳn. Từng lời nàng gửi vào làm tay Bân run run, bên trong phong bì là chiếc vòng của anh tặng nàng. Bân nắm chặt tay làm lá thư đang phẳng phiu nát lại, anh nhăn nhó ném thẳng nó xuống đất rồi bỏ đi.

Thuân từ trong lán lò dò ra ngoài, nhặt thư của Bân rồi nằm ra nền đất. Cậu vuốt nó phẳng lại rồi nheo mắt đọc. Thuân nhìn theo hướng Bân đi, chân cậu đung đưa, rồi y nhét lá thư vào túi áo.

_____

Chiều hôm ấy, căn cứ không liên lạc được cho cao điểm 861. "Vừa mới bắt được sóng, nói chưa được mấy chữ thì lại mất tín hiệu tiếp." Thủ trưởng đi qua đi lại, "Hình như họ cần chi viện, ta không thể để mất điểm này được. Tôi cần đồng chí nào xung phong lên đó đưa công văn thượng khẩn cho tôi."

Ai cũng tất bật trong lán. Thủ trưởng nhìn thấy Thuân đang ngồi lau rửa mấy vết thương mới trên người ở ngoài, liền gọi chị Hạnh đến nói gì đó. Lát sau Bân - người mới nhận lá thư đau buồn kinh khủng cũng được gọi đến. Thủ trưởng bảo hai người họ: "Cao điểm 861 hiện không liên lạc được với chúng ta nữa, tôi cần người lên đó báo cho họ một tiếng. Cậu là Thôi Tú Bân đúng không? Tôi nghe bảo cậu hoạt bát lắm, cả cậu Hiền nữa, nhưng Hiền phải đi làm việc khác, cậu đi cùng đồng chí Thuân gửi thư đi giúp tôi nhé."

Bân không phục, anh dõng dạc bật lại thủ trưởng khi được giao nhiệm vụ: "Tôi chích máu viết thư xin ra tiền tuyến không phải để...đi làm bưu tá".

Thủ trưởng bật cười. "Người trẻ như mấy cậu thì hay vậy lắm, nhưng Bân này, nhiệm vụ nào cũng giống nhau thôi."

Thuân đứng nhìn chị Hạnh đóng gói thư. Chị dập con dấu "Thư hỏa tốc" lên phong bì mãi không được. "Không được hả chị, thôi chị viết tạm chữ chị lên đi, em với đồng chí Bân đang gấp. Thư hỏa tốc mà lị." Rồi cậu cười.

Thuân treo cái ống thư trên hông, tay cầm súng, cẩn thận bước trước. "Đồng chí dẫm lên bước chân của tôi mà đi." Cậu dặn Bân thế. Bân vẫn khó chịu, anh với Hiền, có vui vẻ mấy khi phải vào đây, cái hừng hực mong muốn cống hiến rồi được trở về vẫn âm ỉ trong Bân, vậy mà giờ anh đi làm quân bưu. Bân tỏ rõ ý không phục vì nghĩ làm lính mà đi đưa thư thì không ra gì cho lắm.

"Này cậu, chúng ta nghỉ một lát đi." Bân mệt mỏi đặt súng xuống, ngồi phịch ra đất. Thuân ngoái lại, không có ý định dừng. Cậu giả vờ bước thêm mấy bước nữa để khích Bân đi, nhưng anh cóc quan tâm đến. Thuân giục: "Không đi nhanh là trời tối đấy, đồng chí mau đứng lên đi."

"Tôi không đi nổi." Bân vẫn gằn. Hai nỗi nhục nhã cùng một ngày, người thương gửi cho anh một bức thư, rồi anh phải làm cái chuyện anh không thích, và cả phải đi với Thuân. Bân nhớ rõ ràng có vài đồng chí đã khúc khích khi đi ngang Bân và Thuân. Có người khoa trương hơn, đến vỗ vai anh bảo: "Cố lên nhé, cảm ơn vì đã chịu thay chúng tôi." Lố bịch. Tất cả những điều hôm nay đều lố bịch.

"Đồng chí Bân," Thuân nghiêm giọng, "Đồng chí đứng lên mau."

Bấy giờ Bân nổi cáu, chẳng hiểu vì sao: "Cậu thôi ngay đi. Quân bưu thì có gì hay ho, kể cả cậu nữa, cậu có biết cậu bị mọi người nói những gì không. Tôi chẳng thấy hay ho gì sất."

Bân xổ một tràng. Khi anh ngẩng đầu lên, đã thấy ánh mắt Thuân nhìn anh chăm chăm. Đôi mắt cậu vẫn tối sầm, không dao động bởi mấy lời ấy. Bân chột dạ, mọi khó chịu tan biến và anh thấy mình bỗng quá đáng. Anh định nói gì đấy lấp vào nhưng Thuân ngoảnh mặt đi tiếp. Thế là hai người, một người chột dạ do những lời không hay bỗ bã mình tự nhiên đổ lên một chàng trai khác, một người chăm chú đi giao thư.

Tầm nhập nhoạng tối, Bân đã mệt bở người. Anh chẳng theo nổi bước đi của Thuân nữa. Thuân đi băng băng phía trước còn Bân lập cập theo sau. Anh dùng dằng bước, nhưng tự nhiên một tiếng kích nhẹ làm cả hai đứng người. Thuân vội quay lại. Bân vừa dẫm trúng một quả bom.

"Cậu Thuân, tôi, tôi..."

"Anh cứ bình tĩnh, đừng di chuyển chân. Đợi tôi."

Thuân vội chạy sang. Cậu đặt súng xuống đất, xem xét quả bom dưới chân Bân. Mặt Bân cắt không còn giọt máu, trái tim y đập liên hồi, y không dám nhìn xuống. Thuân nhẹ nhàng kéo từng vốc đất hai bên ra, đưa mũi dao nhọn vào hốc. Tiếng con dao và quả bom leng keng lạnh người. Bân cảm tưởng cả một thế kỷ trôi qua, chân anh cứng đến mức khi Thuân đã nhấc nó ra để mang quả bom lên, chân Bân vẫn cứng như khúc gỗ. Thuân hí hoáy gói cẩn thận quả bom vào mảnh vải rồi dúi nó vào hốc cây bên cạnh. Y quay ra nhìn Bân, tháo bình nước ra đưa cho Bân rửa mặt. Cậu ngồi đó với Bân một chốc, rồi y đứng lên chìa tay ra muốn đỡ Bân dậy.

"Đi tiếp thôi. Tôi ở đây lâu hơn các anh nhiều, nên những người như anh tôi đã gặp cả rồi. Mấy người trẻ tuổi mà kiêu như anh tôi gặp đầy, nhưng kiêu thì cũng giữ lấy mạng của mình đi, cứ lao chân vào bom. Ở đây tôi là người giỏi hơn."

Sau cái sự suýt chết ấy, mấy lời Thuân nói cứ ong ong bên tai Bân.

"Anh hiểu thế này nhé, bằng mọi giá ta phải chuyển mật lệnh của cấp trên đến đơn vị quân giải phóng đang bị địch bao vây. Chúng ta cách họ đến vài ngày đường, nếu lệnh mà đến chậm hoặc không đến được thì cả đơn vị 861 có nguy cơ bị tiêu diệu. Giờ anh hiểu không Bân, chúng ta có nhiệm vụ quan trọng không khác gì những tưởng tượng của anh về một chàng lính."

Chiều hôm sau hai người gặp một toán biệt kích Việt Nam Cộng Hòa, Họ đuổi bắt nhau, Bân bắn trúng một tên trong số đó nhưng Thuân cũng trúng đạn ngay bắp chân. Hai người dìu nhau đến một công trường cũ. Tiết trời tháng một buốt óc, Bân với Thuân phải chui tạm lên một chiếc xe bán tải con con để giữ ấm và băng bó. Gương mặt Thuân đẫm mồ hôi, cái chân thì không ngừng rỉ máu. Bân luống cuống mãi không băng bó được cho y, lỏng quá thì sợ không cầm máu được mà chặt quá sợ y đau. Ấy vậy mà khi anh ngước lên nhìn y, Thuân vẫn cười, một nụ cười mà Bân hiếm hoi thấy được ở người con trai có đôi mắt nam chẩm ấy.

"Kìa Bân, hoa mai rừng kìa."

Khắc ấy, đôi mắt Thuân hình như trong hơn. Và Bân hôn lên gò má mềm của Thuân, rám đỏ, như sắc mai rừng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro