1.2 PTTHKTDN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.2 Trình bày phương pháp so sánh, phương pháp thay thé liên hoàn, phương pháp số chênh lệch. Cho VD minh họa ?

TL:

* Phương pháp so sánh:

-Được dùng trong PTKT để đánh giá kết quả, xác địch vị trí và xu hướng động thái của các chỉ tiêu phân tích.

-Có nhiều dạng so sánh. Phải căn cứ vào mục đích và yêu cầu của việc phân tích để lựa chọn dạng so sánh. Qua so sánh, ta biết được kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, biết được tốc độ phát triển của các hiện tượng kinh tế đồng thời biết được mức độ cụ thể của từng bộ phận cấu thành hệ thống chỉ tiêu cần phân tích.

-Điều kiện để sử dụng phương pháp so sánh là phải có 2 chỉ tiêu hoặc 2 đại lượng dùng để so sán. Hai chỉ tiêu hoặc đại lượng đem so sánh phải thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian và đơn vị tính.

-Nhằm thực hiện các nhiệm vụ phân tích, người ta thường so sánh giữa chỉ tiêu thực hiện với kế hoạch đặt ra, so sánh giữa các chỉ tiêu cùng loại theo thời gian, không gian...Mỗi dạng so sánh đều có ý nghĩa kinh tế riêng của nó, giúp cho DN biết được sự vận động của các hoạt động kinh tế trên mọi góc độ khác nhau, từ đó có những phương pháp khai thác tiềm năng của bản thân DN và tiềm năng của XH mà DN có thể khai thác được.

- Phương pháp so sánh:

+ So sánh bằng số tuyệt đối (+,-), phản ánh về uy mô biến động

+ So sánh bằng số tương đối (%), phản ánh về tốc độ biến động

Số tương đối nhiệm vụ KH = [Mức độ cần đạt theo KH/Mức độ thực tế đạt theo KH kỳ trước]x100%

Số tương đối hoàn thành KH = [Mức độ thực tế đạt được trong kỳ/Mức độ cần đạt theo KH đề ra trong kỳ]x100%

*Phương pháp thay thế liên hoàn:

-Đây là phương pháp loại trừ, vì theo phương pháp này muốn phân tích tính toán ảnh hưởng của nhân tố nào đó phải loại trừ các nhân tố khác.

-Là phương pháp xác định ảnh hưởng cả các nhân tố có quan hệ tích số, là phương pháp thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ kỳ gốc (hoặc KH) thay thế các nhan tố của kỳ báo cáo (hoặc TH) để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi.

-Trình tự sử dụng:

+Xác định phương trình kinh tế có mối quan hệ tích số với nhau

+Sắp xếp thứ tự các nhân tố theo trình tự: Số lượng - Chất lượng. Nếu trong 1 PTKT có nhiều nhân tố số lượng, chất lượng phải dựa vào ý nghĩa kinh tế, tính lô-gic của toán học để sắp xếp.

+Lần lượt thay thế từng nhân tố theo trình tự đã sắp xếp: nhân tố nào được thay thế thì lấy số liệu của chỉ tiêu thực tế thay vào số liệu chỉ tiêu gốc (KH,ĐM). Thay thế xong một nhân tố nào phải tính ra kết quả của nhân tố ảnh hưởng bằng cách lấy kết quả thay thế trừ đi kết quả của lần thay thế liền kề trước đó. Số chênh lệch giữa các lần thay thế chính là mức độ ảnh hưởng của nhân tố được thay thế.

+Sau khi thay hết các nhân tố của PTKT (có quan hệ tích số) phải tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bằng tổng số chênh lệch của đối tượng phân tích.

-Mô hình tổng quát:

Có chỉ tiêu : Q = a.b.c.d

KH: Q0=a0.b0.c0.d0

TH: Q1=a1.b1.c1.d1

Đối tượng PT (Chênh lệch): Q=Q1-Q0=Qa+Qb+Qc+Qd

Xác định mức ảnh hưởng của nhân tố:

Từ Q0=a0.b0.c0.d0 thay a0 bằng a1 rồi tính Q'=a1.b0.c0.d0. Lấy Q'-Q0 ta xác định được mức độ ảnh hưởng của biến động nhân tố a đến chỉ tiêu Q:

Qa=a1.b0.c0.d0-a0.b0.c0.d0

Làm tương tự cho các nhân tố còn lại, ta có:

Qb=a1.b1.c0.d0-a1.b0.c0.d0

Qc=a1.b1.c1.d0-a1.b1.c0.d0

Qd=a1.b1.c1.d1-a1.b1.c1.d0

* Phương pháp số chênh lệch

- Là phương pháp đơn giản của phương pháp thay thế liên hoàn.

- Khi muốn tính mức độ chênh lệch ảnh hưởng của nhân tố nào, ta lấy mước độ chênh lệch của nhân tố ấy nhân với các nhân tố khác với nguyên tắc: (x) với số KH (gốc) của nhân tố đứng sau nó, (x) với số thực tế(báo cáo) của các nhân tố đứng trước nó

Qa = (a1 - a0)b0c0d0

Qb = (b1 - b0)a1c0d0

Qc = (c1 - c0)a1b1d0

Qd = (d1 - d0)a1b1c1

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro