1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Mầu sắc và sắc độ có khác nhau không? Trình bày các cách phối mầu cơ bản?

Màu sắc là cảm giác mang đến cho hệ thần kinh của người từ sự kết hợp tín hiệu của ba loại tế bào cảm thụ màu ở mắt người. Cảm giác này cũng bị ảnh hưởng "dài hạn" từ trí nhớ lưu lại quá trình học hỏi từ khi lớn lên trong xã hội, và "ngắn hạn" bởi các hiệu ứng ánh sáng của phông nền.

Màu sắc của một tia ánh sáng là cảm giác màu mà tia sáng đó gây nên ở mắt người. Màu sắc của các vật thể là màu sắc của ánh sáng xuất phát từ chúng.

Màu sắc có những thuộc tính rất dễ nhận ra (nh­ư: sắc tố, màu cơ bản, màu gốc) và có tên gọi rõ ràng (như: xanh, đỏ, trắng, tím, vàng, đen…). Tuy nhiên trong hội hoạ, đôi khi ngư­ời ta vẫn dùng những sắc tố này nhưng không hoàn toàn thuần chất. Vì vậy những tên gọi đó (xanh, đỏ, vàng, trắng…) thường chỉ mang tính quy ­ước hoặc lý thuyết, là khái niệm trừu tượng (ba màu cơ bản: lam, vàng, đỏ) hay theo quan điểm của triết học phương đông (ngũ sắc: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen) mà thôi. Chúng ta có thể kể tới một số khái niệm liên quan sau:

Sắc (teint): là những vẻ tư­ơi sáng hoặc u trầm của màu sắc. (Ví dụ: như ta nói cô gái có nét mặt rạng người, hớn hở, phấn chấn hoặc có vẻ xanh xao, tối sầm v.v…). Mỗi màu sắc đều mang những vẻ riêng có thể biểu hiện đư­ợc những tính cách mà ng­ười ta chỉ có thể cảm thấy đ­ược nhưng khó thể diễn đạt thành lời. Tuy nhiên, ngư­ời ta vẫn hiểu đ­ược độ hửng, độ trầm của màu đó khi phối hợp nó với những màu khác.

Sắc thái: là những màu th­ường gặp trong thiên nhiên và cuộc sống hàng ngày. Một số từ điển định nghĩa rằng, sắc thái là màu gốc đư­ợc gia thêm đen và trắng để tạo thành những độ đậm nhạt khác nhau của màu đó. Nh­ưng theo cách suy nghĩ của ng­ười Việt thì chúng là những màu có cùng một gốc như­ng khi nhìn vào thì có nhiều chuyển hoá khác nhau. Ví như: lá cây, lá mạ, nõn chuối, ngọc bích, cẩm thạch, biếc, rêu, cổ vịt, cánh chả… đều cho cảm nghĩ chúng là màu lục. Nh­ưng không phải do gia thêm đen hoặc trắng mà do chúng có ý nghĩa tự thân. Bởi vậy, chúng ta không thể thêm trắng vào lục để thành nõn chuối, không thể thêm đen và lục để thành cẩm thạch hay rêu…

Sắc điệu (ton): có nhiều ng­ười gọi là tông màu hoặc sắc độ, như vậy thiết nghĩ chưa thực sự chính xác, nên chăng gọi là sắc điệu thì hợp lý hơn. Nếu như­ âm điệu của âm nhạc là những âm trầm bổng tuỳ theo giọng hát trầm bổng, cao thấp thì màu sắc cũng vậy, một màu có thể có rất nhiều sắc điệu khác nhau. Chẳng hạn, riêng một màu trắng thì có các sắc điệu: trắng xoá, trắng toát, trắng bong, trắng muốt, trắng phau…; đỏ thì có: đỏ hoe, đỏ lòm, đỏ rực, đỏ chót, đỏ chói, đỏ ửng, đỏ gay…

Độ nóng lạnh: là màu sắc đ­ược phân loại theo cảm giác. Những màu thiên về đỏ và vàng đ­ược gọi là màu nóng, những màu thiên về lục và lam được gọi là màu lạnh. Tuy nhiên, trong một tổ hợp màu sắc thì khái niệm nóng lạnh chỉ mang ý nghĩa tư­ơng đối: Màu trắng có thể trắng hồng hoặc trắng xanh, màu đen cũng có đen nóng, đen lạnh (đen hung và đen than)… Sự phân biệt này thực ra rất tế nhị nhưng sự phối hợp giữa chúng với nhau có thể đem lại những hiệu quả bất ngờ.

Độ no: còn gọi là độ bão hoà, độ đậm đặc hay độ loãng của một màu.

Với các mầu, bạn có thể xác lập một tâm trạng, thu hút sự chú ý, hay tạo đưa ra một tuyên bố. Bạn có thể sử dụng mầu sắc để tăng thêm sinh lực, hay làm nguôi sự nhiệt tình. Bằng cách chọn sự phối mầu đúng đắn, bạn có thể tạo một môi trường tao nhã, ấm áp hay yên bình, hoặc bạn cũng có thể truyền tải một hình ảnh đầy trẻ trung. Mầu sắc có thể trở thành phần tử thiết kế mạnh nhất của bạn nếu bắt đầu học cách sử dụng chúng hiệu quả.

Nội dung:

Bánh xe mầu sắc

Mầu sơ cấp, thứ cấp và tam cấp

Mầu ấm và mầu lạnh

Mầu nhẹ (tô, phủ mầu – tints), bóng (tô bóng-shades), và tông mầu(tones)

Phối mầu – những kỹ thuật cơ bản tạo nên sự phối hợp mầu

- Bù mầu (complementary)

- Tương tự (Analogous)

- Triadic

- Tách bù mầu (Split-Complementary)

- Chữ nhật (tứ giác)(Rectangle – tetradic)

- Hình vuông

Mầu sắc ảnh hưởng chúng ta theo nhiều cách, cả về tinh thần và thể chất. Mầu đỏ mạnh được chứng tỏ rằng nó làm tăng huyết áp, trong khi mầu xanh dương (blue) có hiệu quả giúp bình tĩnh, thanh thản và giảm đau.

Khả năng sử dụng mầu hài hòa và chủ ý có thể giúp bạn tạo ra những kết quả ngoạn mục.

Bánh xe mầu hay vòng tròn mầu là công cụ cơ bản cho việc phối hợp mầu. Sơ đồ vòng tròn mầu đầu tiên được thiết kế bởi Isaac Newton vào năm 1666.

Bánh xe mầu được thiết kế để có thể với hầu như với bất kỳ mầu nào bạn chọn từ nó sẽ phối hợp tốt với nhau. Qua nhiều năm, các biến thể của thiết kế cơ bản này đã được tạo ra, nhưng phiên bản phổ biến nhất là bánh xe 12 mầu trên cơ sở mô hình mầu RYB (đỏ-vàng-xanh hay mỹ thuật)

Theo truyền thống, có một số tổ hợp mầu được xem là đặc biệt dễ chịu. Những mầy này được gọi là mầu hài hòa hay mầu điều hợp (chords color) và chúng gồm hai hay nhiều mầu với một mối quan hệ cố định trên trục bánh xe mầu.

Với phần mềm ColorImpact được thiết kế để bạn chủ động tạo ra một bánh xe mầu sắc phù hợp với mầu cơ bản của bạn.

Mầu sơ cấp, thứ cấp và tam cấp

Trong mô hình mầu cơ bản Đỏ-Vàng-Xanh (hay subtractive), các mầu cơ bản là mầu đỏ, mầu vàng và mầu xanh dương

Ba mầu thứ cấp (mầu xanh lá cây, da cam và tím) được tạo ra bằng việc trộn hai mầu cơ bản.

Sáu mầu tam cấp khác được tạo ra bằng cách trộn các mầu sơ cấp với mầu thứ cấp.

Hình trên minh họa vòng tròn mầu với các mầu cơ bản, thứ cấp, và tam cấp. Bấm lên mỗi nhãn để bật/tắt mầu tương ứng.

Vòng tròn mầu có thể chia thành các mầu ấm và các mầu lạnh.

Các mầu ấm sống động và mạnh mẽ, có xu hướng mở rộng không gian.

Mầu lạnh đem lại cảm giác bình tĩnh, tạo một cảm giác êm dịu, dễ chịu

Mầu trắc, đen và xám được xem là các mầu trung lập.

Phủ mầu, tô bóng, và tông mầu

Những thuật ngữ này thường được dùng không chính xác, mặc dù chúng khá đơn giản về khái niệm. Nếu một mầu được làm sáng hơn bằng cách thêm mầu trắng, kết quả được gọi làm tint. Nếu thêm mầu đen, phiên bản mầu tối hơn được gọi là một shade. Và nếu thêm mầu xám, kết quả là một tông mầu khác

Dưới đây biểu diễn các phối mầu cơ bản dựa trên bánh xe mầu

Phối bù mầu

Những mầu đối ngược trên bánh xe mầu sắc được xem là các mầu bù (ví dụ : cặp mầu đỏ và mầu xanh lá cây)

Độ tương phản cao của mầu bù tạo ra một cái nhìn đặc biệt rực rỡ khi dùng với mức bão hòa hoàn toàn. Sự phối mầu này cần được quản lý tốt để nó không chói nghịc gây khó chịu.

Phối mầu đòi hỏi sự khéo léo khi sử dụng với liều lượng lớn, nhưng sẽ tốt khi bạn muốn một điều gì đó nổi bật.

Phối mầu tương tự là sử dụng những mầu kế tiếp nhau trên bánh xe mầu. Chúng thường thích ứng tốt với nhau và tạo ra những thiết kế trong sáng và ấm cúng.

Phối các mầu tương tự thường có trong tự nhiên và được hài hòa và bắt mắt.

Hãy đảm bảo bạn có đủ độ tương phản khi chọn phối mầu tương tự.

Chọn một mầu chủ đạo, và mầu thứ 2 để hỗ trợ. Mầu thứ 3 được dùng (cùng với sắc đen, trắng hay xám) như một nhét nhấn. Phối mầu tam giác là sử dụng các mầu cách đều nhau xung quanh trục bánh xe mầu sắc.

Phối mầu tam giác có khuynh hướng khá rực rỡ, thậm chí cả khi bạn dùng các phiên bản làm nhợt hoặc chưa bão hòa mầu của bạn

Để sử dụng phối mầu tam giác thành công, các mầu nên được cân bằng cẩn thận – để một mầu chủ đạo và dùng 2 mầu khác để nhấn. Phối tách bù mầu là biến thể của phối bù mầu. Ngoài những mầu cơ bản, nó sử dụng hai mầu sắc liền kề mầu cơ bản để bù.

Phối mầu này cũng có độ tương phản thị giác mạnh mẽ như phối bù mầu nhưng ít căng thẳng hơn (tension)

Phối tách bù mầu thường là lựa chọn tốt cho những người mới bắt đầu, bởi vì nó khó bị rối hơn (mess up) Phối mầu chữ nhật hay tứ giác dùng 4 mầu sắp xếp thành hai cặp bù nhau

Phép phối giàu mầu sắc đem lại nhiều khả năng cho các biến thể

Phối mầu tứ giác hoạt động tốt nhất nếu bạn để cho một mầu làm chủ đạo

Bạn cũng nên chú ý đến việc cân bằng giữa các mầu ấm và mầu lạnh trong thiết kế của bạn. Phối mầu vuông tương tự như phối mầu chữ nhật, nhưng với bốn mầu cách khoảng bằng nhau quanh hình tròn mầu sắc

Phối mầu vuông hoạt động tốt nhất nếu bạn để một mầu làm chủ đạo. Bạn cũng cần chú ý vào việc cân bằng giữa các mầu ấm và lạnh trong thiết kế của bạn.

 Câu 2: Liệt kê danh sách bản vẽ trong một hồ sơ thiết kế thi công nội thất?.

4. Hồ sơ thiết kế nội thất ( bản vẽ thi công ):

Phần hiện trạng (đối với công trình thiết kế cải tạo)

Phần bố trí nội thất:

- Mặt bằng nội thất văn phòng

- Mặt đứng triển khai nội thất các phòng

- Mặt bằng trần các phòng

- Mặt bằng lát sàn các phòng

- Chỉ định hoàn thiện nội thất

Phần đồ và chi tiết nội thất:

- Chi tiết đồ đạc các phòng( giường, tủ, bàn ghế….)

- Các chi tiết nội thất

- Thống kê, chỉ định hoàn thiện đồ và chi tiết nội thất

Phần kỹ thuật và thiết bị nội thất:

Hệ thống chiếu sáng, trang trí

Hệ thống thông tin bảo vệ

Hệ thống cấp, thoát nước

Thống kê, chỉ định thông số kỹ thuật các thiết bị lắp đặt (ổ cắm, công tắc điện, đèn quạt, điều hoà….)

* Không bao gồm thiết kế các hạng mục chính( thuộc hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công)

Dự toán thi công xây dựng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro