1,5,7,9

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1:

Các khái niệm về môi trường :

- "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).

- Môi trường là tập hợp các vật thể, hoàn cảnh và ảnh hưởng bao quanh 1 đối tượng nào đó.

- Môi trường theo nghĩa rộng nhất là tổng thể các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ một vật thể, sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường.

- Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật:

+Môi trường tự nhiên:Đất,nước,không khí,ánh sáng,sinh vật.

+Môi trường kiến tạo:Những cảnh quan do con người tạo ra.

+Môi trường không gian:Địa điểm khoảng cách…

+Môi trường xã hội:Cá nhân,nhóm xã hội,công nghệ,tôn giáo,định chế,kinh tế  học…

- Môi trường là một phần của ngoại cảnh bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên mà ở đó cá thể, quần thể, loài có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phản ứng thích nghi của mình.

Mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển :

Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.

Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo.

Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực.

Câu 5:

Khái niệm tài nguyên :

Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng.

Phân loại tài nguyên :

-         Theo quan hệ với con người: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội.

-         Theo phương thức và khả năng tái tạo: Tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo.

-         Theo bản chất tự nhiên: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnh quan, di sản văn hóa kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin.

Tài nguyên thiên nhiên chia làm 2 loại: Tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo.

Tài nguyên con người (tài nguyên xã hội) là một dạng tài nguyên đặc biệt, thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xã hội, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người.

Câu 7:

Thành phần của thạch quyển :

- Phần đất từ bề mặt ngoài của Trái đất tới phần bề mặt đã bị phong hóa.

- Phần cứng gồm chủ yếu là Silicat và Alumium Silicat.

Đất đá và các khoáng vật tự nhiên được tạo ra trên Trái đất nhờ 3 quá trình địa chất: macma, trầm tích và biến chất. Các loại đá hình thành từ quá trình phun trào  vật liệu từ lớp mantia trên lớp vỏ Trái đất.

Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các      

loại sinh vật từ sinh vật côn trùng, chân đốt …

-         Các hạt khoáng chất        : 40%

-         Nước                                : 35%

-         Không khí                         : 20%

-         Humic (hợp chất hữu cơ) :   5%

Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét 1 phẫu diện đất có thể thấy sự phân tầng cấu trúc

+ Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân hủy ở mức độ khác nhau.

+ Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng đất.

+ Tầng rửa trôi do 1 phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới.

+ Tầng tích tụ chứa các chất hòa tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên.

+ Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá.

+ Tầng đá gốc chưa bị phong hóa hoặc biến đổi.

Các nguyên tố hóa học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ có nguồn gốc chủ yếu từ đá mẹ. Hàm lượng các nguyên tố hóa học của đất biến động rộng và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất.

Câu 9:

Cấu trúc của khí quyển :

Tầng đối lưu: từ bề mặt trái đất tới độ cao 7-17 km, phụ thuộc theo vĩ độ (ở 2 vùng cực là 7-10km) và các yếu tố thời tiết, nhiệt độ giảm dần theo độ cao đạt đến -50 °C. Không khí trong tầng đối lưu chuyển động theo chiều thẳng đứng và nằm ngang rất mạnh làm cho nước thay đổi cả 3 trạng thái, gây ra hàng loạt quá trình thay đổi vật lý. Những hiện tượng mưa, mưa đá, gió, tuyết, sương giá, sương mù,... đều diễn ra ở tầng đối lưu.

Tầng bình lưu: từ độ cao trên tầng đối lưu đến khoảng 50 km, nhiệt độ tăng theo độ cao đạt đến 0 °C. Ở đây không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định.

Tầng trung lưu: từ khoảng 50 km đến 80-85 km, nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến -75 °C. Phần đỉnh tầng có một ít hơi nước, thỉnh thoảng có một vài vệt mây bạc gọi là mây dạ quang.

Tầng điện li: từ 80–85 km đến khoảng 640 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.000 °C hoặc hơn. Ôxy và nitơ ở tầng này ở trạng thái ion, vì thế gọi là tầng điện li. Sóng vô tuyến phát ra từ một nơi nào đó trên vùng bề mặt Trái đất phải qua sự phản xạ của tầng điện li mới truyền đến các nơi trên thế giới. Tại đây, do bức xạ môi trường, nhiều phản ứng hóa học xảy ra đối với ôxy, nitơ, hơi nước, CO2...chúng bị phân tách thành các nguyên tử và sau đó ion hóa thành các ion như NO+, O+, O2+, NO3-, NO2-...và nhiều hạt bị ion hóa phát xạ sóng điện từ khi hấp thụ các tia mặt trời vùng tử ngoại xa.

Tầng ngoài: từ 500–1.000 km đến 10.000 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.500 °C. Đây là vùng quá độ giữa khí quyển Trái Đất với khoảng không vũ trụ. Vì không khí ở đây rất loãng, nhiệt độ lại rất cao, một số phân tử và nguyên tử chuyển động với tốc độ cao cố "vùng vẫy" thoát ra khỏi sự trói buộc của sức hút Trái đất lao ra khoảng không vũ trụ. Do đó tầng này còn gọi là tầng thoát ly. Tuy nhiêt, các nhiệt kế, nếu có thể, lại chỉ các nhiệt độ thấp dưới 0 °C do mật độ khí là cực kỳ thấp nên sự truyền nhiệt ở mức độ có thể đo đạc được là rất khó xảy ra.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro