1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.     Trình bày ngắn gọn về  đặc điểm quy hoạch kiến trúc về những  ngôi nhà  ở đồng bằng Sông Hồng, có hình vẽ minh họa

Nhà ở của người dân châu thổ sông Hồng thời xưa được xây cất đan xen với những luỹ tre làng hay dưới các tán cây xanh, bên cạnh sông suối, ao hồ. Nhìn tổng thể, kiến trúc những ngôi nhà ở nông thôn vùng ĐBBB xưa rất giống nhau, chúng là những ngôi nhà một tầng thô sơ, nền làm sát mặt đất, vật liệu chủ yếu là tre, nứa lá, rơm rạ. Tuy nhiên, chúng có sự khác nhau về diện tích khu đất làm nhà ở, cách tổ chức tổng mặt bằng, vật liệu dựng nhà và mái lợp, đặc biệt là khác nhau về giàu nghèo của người dân.

Quá trình quy hoạch phát triển kiến trúc nhà ở nông thôn giai đoạn này được quản lý chặt chẽ từ trung ương xuống địa phương. Nhà cửa đều được xây dựng trên cơ sở khuôn viên khu đất có diện tích bình quân từ 500 - 700 m2. Trong khuôn viên khu đất, người dân trồng cây dâm bụt xén tỉa hoặc xây bằng tường gạch đất nung, tường gạch đá ong làm hàng rào. Bên trong bố trí nhà chính từ 3 - 5 gian, tường xây gạch quét vôi trắng theo phong cách kiến trúc mới, mái lợp ngói hoặc tranh, đôi khi có nhà đổ mái bằng bê tông cốt thép hoặc đổ mái bằng một phần lồi và phần hiên. Nhà có sân rộng nhìn ra sân lát gạch, phía trước sân là ao rộng nuôi cá. Nhà phụ 2 - 3 gian, tường xây gạch, mái lợp ngói hoặc tranh. Các ngôi nhà ở đều được xây dựng một tầng cao ráo, thoáng mát, phù hợp với kiến trúc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.

Nhà ở thường nằm trong khuôn viên được bao bọc bởi tường gạch hoặc rào dâm bụt cắt tỉa, cổng ra vào có mái che lợp ngói, cánh bằng gỗ; khu đất có diện tích rộng từ 3 – 5 sào (1.000 – 3.000 m2) bên trong gồm có nhà chính, các nhà phụ, sân gạch, ao cá, vườn cây, các công trình chuồng trại, nhà vệ sinh... Nhà chính, nhà phụ được xây dựng giữa khuôn viên khu đất và quay mặt về hướng Nam hoặc Đông.

Nhà chính từ 5 đến 7 gian, nhà hai mái hoặc hai chái, hai chái lợp ngói mũi, bên dưới có ngói liệt (cách lợp mái 2 lớp theo phương pháp này cho ta hiệu quả thông gió rất tốt về mùa hè). Kết cấu vì kèo của ngôi nhà bằng gỗ, vách tường gỗ hoặc xây bằng gạch đất nung, nền lát gạch bát. Gian giữa của ngôi nhà bố trí bàn thờ tổ tiên và bàn ghế tiếp khách, hai gian bên đặt giường ngủ cho chủ nhà và con trai lớn; hai phòng phụ còn lại, một phòng để đồ đạc quý hoặc lúa thóc, phòng kia là phòng ngủ của phụ nữ và con gái, sau này khi con trai lớn xây dựng gia đình thì phòng ngủ này sẽ dành riêng cho gia đình mới. Nhà chính quay mặt về hướng Nam nhìn ra sân rộng trước nhà; phía trước sân là ao, vườn cây ăn quả, bể nước mưa, giếng nước khơi... Phía vườn trước trồng cây cau, giàn trầu. Cây cau vừa có giá trị thẩm mỹ về cảnh quan, vừa lấy bóng mát về mùa hè ở, tán cây cau có tác dụng như cái ô che nắng nhưng vẫn cho gió nồm hướng Nam thổi vào trong nhà ở phía phần thân gỗ của cây cau. Phía sau ngôi nhà chính là hướng Bắc, là hướng gió lạnh về mùa đông, nên được trồng cây chuối có lá to bản, cây lại thấp nên có thể che bớt gió lạnh. “Chuối sau, Cau trước” là câu lưu truyền nhắc nhở các thế hệ sau này lưu tâm đến tổ chức cảnh quan ngôi nhà và cách giải quyết vi khí hậu cho ngôi nhà ở. Phía sau của ngôi nhà ở là các công trình phụ trợ như: chuồng trại chăn nuôi gia súc, nhà để dụng cụ làm nông nghiệp, nhà kho và nhà vệ sinh...

Nhà phụ hay còn được gọi là nhà ngang kéo dài 3 – 5 gian (từ 1 – 2 nhà), nền nhà phụ thường thấp hơn nền nhà chính, chiều cao mái cũng thấp hơn, mái lợp ngói đối với nhà giàu có và lợp rạ, cói đối với nhà trung lưu lớp dưới. Nhà phụ là nơi nấu ăn, bếp, phòng ăn, nơi ngủ của phụ nữ, người giúp việc trong nhà. Ngoài ra, nhà phụ còn là nơi làm các công việc thủ công lúc nông nhàn như dệt vải, dệt cửi, đan lát, thêu thùa; một không gian trong nhà phụ đặt cối xay thóc, cối giã gạo...

Một không gian nữa cũng cần được lưu ý vì nó chiếm diện tích khá lớn trong khuôn viên của ngôi nhà đó là sân phơi, nhà giàu thường có sân phơi rất rộng lát gạch bát, là nơi phới sản phẩm nông nghiệp vào ngày mùa và là không gian tổ chức đám cưới, đám ma của gia chủ. Từ sân lên nhà ở có một không gian đệm gọi là hiên, hiên có chức năng đệm ngăn gió lạnh về mùa đông và bức xạ về mùa hè.    

2       Trình bày nhà rông ở tây nguyên ( nhà công cộng)

Trong những thành tố làm nên bản sắc văn hóa Tây Nguyên thì nhà Rông chứa một vai trò quan trọng. Quan trọng bởi bên cạnh giá trị vật chất, nó là nơi ẩn chứa những tầng văn hóa tâm linh rất bền vững của cư dân Tây Nguyên. Mà không chỉ là tâm linh, nó là máu, mồ hôi, nước mắt, là vinh quang kiêu hãnh, là dư ba những ước vọng cao cả của con người trước thiên nhiên, trước vũ trụ. Người ta thường đánh giá sự hùng mạnh trù phú của một làng Tây Nguyên qua nhà Rông. Nhà Rông chỉ gắn với làng, không có nhà rông cấp tỉnh cấp huyện hoặc nhà rông liên làng, là bởi nó gắn với sinh hoạt và tín ngưỡng của một cộng đồng cư dân nhất định.

Nhà Rông là nơi diễn ra các lễ hội dân gian, là nơi tiếp đón khách quí đến thăm buôn làng. Nhà Rông là nơi hội họp của các già làng, phân xử các vụ kiện tụng, tranh chấp liên quan đến cộng đồng.

Nhà Rông Tây Nguyên không khác biệt nhiều so với nhà rông của các dân tộc thiểu số dải Trường Sơn. Nóc nhà có 2 mái, nơi chỏm đầu dốc có một đôi sừng. Quan sát thật kỹ mới thấy những chi tiết khác với nhà ở: Chạy dọc trên sóng nóc nhà là một dải trang trí đặc biệt. Sàn nhà thường được ghép bằng những tấm đan bằng tre lồ ô, nứa hoặc cây giang. Giữa nhà có một hàng lan can chạy dọc. Hàng lan can này chính là chỗ dựa của những ché rượu cần khi làng tổ chức lễ hội. Hoa văn trang trí trên vách có 2 màu đỏ và xanh. Người Băhnar thường sử dụng cặp sừng trâu, cây cột ở gian chính giữa được chạm khắc tinh vi (s’drang mặt nar-mặt Trời) sao tám cánh, hình thoi, chim, người... Đây là công trình kiến trúc và nghệ thuật tập thể của cả cộng đồng dân làng.

Khi lập một làng mới, tức là sự kiện trọng đại nhất trong đời sống cộng đồng, những người già nhất trong làng, từng trải và hiền minh nhất, gắn bó và nhiều kinh nghiệm nhất về núi rừng, là pho sử sống của cộng đồng, thay mặt làng đi tìm đất, chọn vị trí đẹp nhất cho làng. Theo lưu truyền thì việc xây dựng nhà Rông phải tuân theo nghi thức trang trọng. Từ khi chuẩn bị làm nhà, già làng tụ tập tất cả những người tài giỏi nhất trong làng để hội bàn. Họ bỏ ra hàng tuần, thậm chí hàng tháng để chọn nơi dựng nhà Rông. Nơi dựng nhà Rông phải cao ráo, thoáng mát về mùa nắng, ấm áp về mùa mưa, nằm ở trung tâm của làng, đi từ các con đường về, từ xa phải nhìn thấy mái nhà Rông. Khu đất ấy phải bằng phẳng, rộng đủ để tập trung số người ít nhất là gấp ba lần số người của làng.

Nhà Rông thường dài khoảng 10m, rộng hơn 4m, cao 15 - 16m, nhưng có những ngôi chỉ cao 7-8m... Tính đa dạng trong kiến trúc của mỗi dân tộc ở Tây Nguyên còn là ở kết cấu của ngôi nhà. Nhà Rông của người Tây Nguyên  không dùng đến sắt thép. Các chỗ nối, chắp đều được chặt, đẽo cẩn thận rồi dùng mây, lạt tre để buộc.Từng mối buộc của các dân tộc cũng khác nhau. Cầu thang lên Nhà Rông, các dân tộc thường đẽo 7 đến 9 bậc. Trên đầu cầu thang của mỗi dân tộc khác nhau. Người Ba Na là hình ngọn cây rau dớn, người Ja Rai là hình quả bầu đựng nước, người Xê Đăng, Jẻ Triêng là hình núm chiêng hay mũi thuyền, có Nhà Rông  trên nút đầu của cầu thang lại tạo dáng hình ngực thiếu nữ... Kể từ ngày Nhà Rông được khánh thành, con trai làng chưa vợ đều phải đến đây ngủ để bảo vệ. Bởi vậy, kiến trúc dân gian của nhà Rông hết sức độc đáo và mỗi dân tộc mang một kiểu cách khác nhau. Tất cả được xây dựng bằng đôi tay tài hoa, bằng cả trí tuệ và sức lực của cộng đồng. Nhà Rông gắn chặt với tâm lý, tình cảm và sinh hoạt xã hội, tôn giáo của đồng bào Tây Nguyên. Xa nhà Rông thì nhớ, đến với nhà Rông thì vui. Nhà Rông là trái tim của buôn làng đời đời không thể nào xoá nhoà trong tâm trí người Tây Nguyên.

Hai loại nhà Rông xuất hiện ở Tây Nguyên gồm nhà Rông trống (đực) và nhà Rông mái (cái). Nhà Rông trống, tiếng Jrai gọi là Rông tơ nao, có mái to, cao chót vót. Có nhà cao đến 30m. Nhà Rông trống được trang trí rất công phu. Nhà Rông mái được gọi là Rông Ana, nhỏ hơn, có mái thấp. Hình thức bên ngoài và bên trong đơn giản hơn.Trên những vì kèo được trang trí những hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính tôn giáo thờ phụng, những sự tích huyền thoại của dũng sĩ thuở xưa, những thú vật được cách điệu, những vật, những cảnh sinh hoạt gần gũi với cuộc sống buôn làng. Nổi bật trong trang trí nhà rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng. Nhà rông càng to đẹp thì càng chứng tỏ buôn làng giàu có, mạnh mẽ.

Nhà Rông là một thiết chế văn hóa tiêu biểu, độc đáo có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần, trong đời sống xã hội và trong tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nó là một di sản quí cho hôm nay và mai sau. Giữ được nhà Rông, giữ được "trái tim" của làng, nơi cất giữ những huyền thoại trong sử thi cổ, cũng là nơi nhen nhóm lửa sáng tạo những "huyền thoại mới", đồng bào các dân tộc Tây Nguyên sẽ giữ được cho mình một đời sống tinh thần phong phú và đa dạng, bắt rễ sâu vào truyền thống nhưng cũng vươn tới những giá trị mới phù hợp với xu thế phát triển đi lên của xã hội.

3.Đặc điểm kiến trúc nhà ở đồng bằng sông cửu long, có hình vẽ

Nhà xếp đọi:     Kiểu nhà này cũng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long. Nó còn được gọi là nhà xếp đọi, nối đọi. Đây là loại nhà mà ngoài căn nhà trên ba gian, người ta còn nối thêm phía sau sát liền vách nhà trên một căn nhà dưới có đòn dông song song với đòn dông của nhà trên, theo kiểu nhà dưới sắp liền kề cùng chiều dài với nhà trên. Giữa hai nhà có chiếc máng xối chạy suốt từ đầu này tới nhà kia để hứng nước mưa. Nhà sắp đọi thường là nhà lá, cột bằng gỗ mù u, sầu đâu, so đũa, gỗ mít.

          Thông thường, chiều ngang của nhà dưới bằng chiều ngang của nhà trên, và muốn vào nhà dưới hẹp hơn nhà trên, và muốn vào nhà dưới thì phải đi qua cửa nhà trên. Chính vì nhược điểm này mà người ta cải tiến nhà sắp đọi thành một số kiểu nhà khác. Nhà sắp đọi nối dài là dạng nhà sắp đọi có nhà dưới ló dài ra hơn nhà trên và ở phần ló ra đó người ta trổ cửa sổ hoặc cửa cái để lấy ánh sáng cho nhà dưới. Nếu ở đây trổ cửa thì từ cửa đó sẽ có một lối đi riêng dọc theo hông nhà trên ra thẳng cửa ngõ, không cần phải đi ở nhà trong nhà trên. Nhà sắp đọi có sân trong là kiểu nhà mà phần nhà dưới được tách cách nhà trên độ hai, ba mét, có lối đi với mái che nối liền hai nhà. Sân trong vừa để lấy ánh sáng cho nhà dưới, vừa là chỗ để dãy lu chứa nước mưa.

Nhà ba gian:là loại nhà tương đối phổ biến ở đbscl, có bố trí đơn giản thông thường nhà chia thành 3 gian theo chiều dọc, chiều ngang lại chia thành 2 nửa

 nửa trên :gian giữa là nơi để tiếp khách,  2 gian 2 bên để bộ ván

nửa dưới: gian giữa để thờ cúng , ăn cơm, hai bên là giường ngủ..

Nhà bát dân:

-là loại nhà có kiểu mái xụ, bên ngoài có vẻ thấp cổ do thiết kế mái xụ, mái xà xuống thấp giống như chữ bát.

-bên ngoài nhìn vào kiểu mái “ xụ” này  thấy có vẻ thấp nhưng khi đi vào bên trong sẽ thấy hệ thống kèo cột và trần nhà rất cao làm cho nhà thoáng mát.

-kiểu mái này có tác dụng che mưa nắng rất tốt và hạn chế được tầm nhìn từ bên ngoài.

-cột nhà thường làm bằng gỗ sao, cẩm lai, gỗ mụn.

- có một thang để lên xuống bên trái nhà chính là kho và bếp ăn.,đằng sau là p.ngủ. nhà chính để tiếp khách và thờ.khu chăn nuôi và wc tách riêng.

Nhà chữ đinh:

-      Là kiểu nhà có 2 căn: căn nhà trên nằm ngang và căn nhà dưới nằm xuôi, đòn dông của 2 căn này thẳng góc giống hình chữ đinh (t)

-      Cửa cái của nhà trên trổ ở mặt trước ngôi nhà

-      Cửa cái của nhà dưới trổ ở hồi nhà nên 2 căn nhà có cửa mở cùng hướng.

-      Nhà trên là nơi thờ cúng tổ tiên, cao hơn nhà dưới, là nơi sinh hoạt của nam giới.

-      Nhà dưới là nơi shc của gia đình chủ yếu là phụ nữ.

-      Vật liệu sử dụng kiên cố hoặc bán kiên cố

-      Phần lớn có cầu nối , tức là phần nối mái nhà trên và nhà dưới.

-      Để xây được nhà chữ đinh cần diện tích khá rộng.

Nhà thảo bạt:

-      Có kiến trúc đơn giản mái lợp cỏ

-      Trước nhà có hành lang, 1 thang chính đi lên và 1 thang phụ ở gian sau nhà, 2 thang này ở 2 hướng vuông góc với nhau.

-      Một gian chính để ngủ và bàn thờ, gian phụ đằng sau là kho và bếp ăn, gian phụ có bề ngang hẹp nhưng chiều dài dài hơn gian chính và có một thang lên ở phần kéo dài, các cửa ở gian chính và gian phụ cùng hướng.

-      Khu chăn nuôi và vệ sinh tách rời.

4.Đặc điểm kiến trúc đình làng ở đồng bằng ( đình đình bảng và đình chu khuyến ở Ba vì – Hà Nội

Đình làng nguyên là nơi thờ thành hoàng theo phong tục tín ngưỡng trong xã hội Việt Nam cổ đại. Vì vậy nó thường được xếp vào thể loại công trình phục vụ cho tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, đình làng còn là một công trình thuộc thể loại kiến trúc công cộng dân dụng do tính chất phục vụ đa chức năng của nó. Ngoài là nơi thờ Thành hoàng làng, đình làng còn là trung tâm hành chính, quản trị phục vụ cho mọi hoạt động thuộc về cộng đồng làng xã; là nơi làm việc của Hội đồng kỳ mục trước đây (trong thời phong kiến); là nơi hội họp của dân làng... Đây cũng là nơi diễn ra các lễ hội làng truyền thống, nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của làng. Nói chung, với ba chức năng cơ bản trên (tín ngưỡng, hành chính, văn hóa-văn nghệ), đình làng là nơi diễn ra nhiều hoạt động của làng xã Việt Nam dưới thời phong kiến.

Phía trước đình làng thường có sân rộng, hồ nước cây xanh tạo cảnh quan. Kiến trúc đình làng có thể chỉ 5-7 gian, hoặc có thể có tới 7 gian hai chái như ở đình làng Đình Bảng. Đây cũng là số gian lớn nhất mà kiến trúc cổ Việt Nam có được. Đình làng thường phổ biến loại bốn mái, có khi cũng phát triển thêm loại tám mái (kiểu chồng diêm) do những ảnh hưởng của kiến trúc Trung Hoa về sau này. Mặt bằng đình có thể là kiểu chữ Nhất (一 )(kiểu này thường thấy ở các đình cổ, thế kỷ XVI); hoặc quy mô, phức tạp hơn với những bố cục mặt bằng có tên gọi theo dạng chữ Nho: chữ Đinh (丁), chữ Nhị (二), chữ Công (工), chữ Môn (門)... Đây là các dạng mặt bằng xuất hiện về sau, bổ sung cho sự phong phú của đình làng Việt Nam, đi liền với quá trình phát triển thêm về mặt chức năng của đình làng. Không gian cảnh quan, kiến trúc đình làng thường phát triển cả phía sau, phía trước và hai bên, với nhiều hạng mục: hậu cung, ống muỗng (ống muống), tường cánh gà, tiền tế, các dãy tả vu, hữu vu, tam quan, trụ biểu, hồ nước, thủy đình... Trong bố cục đó, không gian chủ yếu vẫn là tòa đại đình (đại bái), là nơi diễn ra các hoạt động hội họp, ăn khao, khao vọng, phạt vạ... của dân làng. Đại đình bao giờ cũng là tòa nhà lớn nhất trong quần thể, bề thế, trang trọng. Đại đình ở các đình cổ thường có sàn lát ván, cao từ 60 đến 80 cm, chia làm ba cốt cao độ, là sự phân chia thứ bậc cho những người ngồi ở Đại đình. Ở những tòa Đại đình của các ngôi đình chưa có hậu cung, bàn thờ Thành hoàng được đặt ở chính gian giữa đại đình; gian này không lát ván sàn và có tên là "Lòng thuyền".

Hậu cung là nơi đặt bàn thờ Thành hoàng. Trong hậu cung có cung cấm, là nơi đặt bài vị, sắc phong của vị thần làng. Xung quanh hậu cung thường được bít kín bằng ván gỗ, không trổ cửa sổ, tạo không khí uy nghiêm và linh thiêng.

Đình làng không những có giá trị về mặt kiến trúc cao, là kiến túc thuần Việt nhất của dân tộc, mà còn là kho tàng hết sức giá trị về mặt điêu khắc dân gian. Đây là thế giới cho nền nghệ thuật điêu khắc dân gian phát triển mạnh mẽ. Trên các vì kèo, tất cả các đầu bẩy, đầu dư, đố, xà kẻ, ván gió, ván nong (dong)... là nơi các nghệ sĩ điêu khắc dân gian chạm khắc các đề tài tái hiện cuộc sống và lao động của con người, cảnh sắc thiên nhiên giàu tính dân gian và phong phú, sinh động. Chính vì vậy, các điêu khắc đình làng còn có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu về cuộc sống vật chất, tinh thần của người Việt Nam trước đây. Nó có giá trị lịch sử sâu sắc.

Đình Bảng gồm tòa đại đình đồ sộ nối với hậu cung phía sau theo dạng mặt bằng hình chuôi vồ, còn gọi theo dạng chữ Nho là kiểu "chữ đinh" 丁. Toà đại đình dài 20 m, rộng 14 m, cao 8 m, phần mái rủ xuống đẹp đẽ chiếm tới 5,5 m tổng chiều cao.

Vẻ độc đáo của ngôi đình thể hiện ở không gian mái đình tỏa rộng, nét đồ sộ của những đầu đao, quy thức thích nghi với khí hậu gió mùa, và trang trí điêu khắc dày đặc.[1]

Đình Bảng có kết cấu hệ kèo chồng rường, gồm bảy gian hai chái (gian phụ). Đình được dựng trên nền cao có thềm bó bằng đá xanh. Đặc biệt, đình mang kiến trúc nhà sàn với sàn gỗ bề thế cao 0,7 m so với mặt nền, sáu hàng cột ngang và mười hàng cột dọc bằng gỗ lim có đường kính từ 0,55m (với cột con) đến 0,65m (với cột mẹ) được kê trên các tảng đá xanh.

Nóc đình cao tới 8 mét với tỷ lệ mặt đứng của phần mái lớn hơn phần thân (mái chiếm hai phần ba chiều cao của đình) tạo nên cảm giác bề thế. Đình lợp ngói mũi hài và có các đầu đao vươn xa nhất trong các các công trình kiến trúc gỗ cổ truyền tại Việt Nam. Đình có cửa bức bàn bao quanh.

Đình Chu Quyến có mặt bằng kiểu "chữ Nhất" (一), tức là hình chữ nhật chạy dài 30 m, với kiến trúc 3 gian 2 trái, diện tích 395 m2, kết cấu khung gỗ chồng rường truyền thống, với đầy đủ 6 hàng cột: 2 hàng cột cái (đường kính 60-81 cm), 2 hàng cột quân (50 cm), 2 hàng cột hiên (50 cm), đối xứng với nhau qua trục dọc nhà. Khung cột kiểu "Thượng thu hạ thách". Bốn cột cái lớn gian giữa (chính điện) có đường kính tới 81 cm. Hai đầu hồi cũng có 1 hàng cột hiên ở mỗi hồi, quay vuông góc với hàng cột cái, và các cột hiên này nằm cùng trục dọc với 6 hàng cột dọc. Hàng cột hiên đỡ hệ thốngkẻ bẩy ở 4 phía mặt đình. Các kẻ hiên được nối liền, gác lên các cột quân. Nối giữa các đỉnh cột quân với cột cái, là các rường cụt, và cột cái với nhau là hệ thống xà, vì kèo giá chiêng kiểu chồng rường con nhị (nhị, 二). Trên hệ kết cấu khung gỗ: kẻ bảy, rương cụt, ván nong (ván măng),... là những tác phẩm điêu khắc dân gian tinh xảo, miêu tả các cảnh chọi gà, gảy đàn, hát múa dân gian, người cưỡi hổ, cưỡi ngựa, các họa tiết trang trí linh vật như: phượng mẹ và đàn phượng con, rồng là đề tài chủ đạo ở đây và được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. Kết cấu nóc là kiểu 4 mái dốc (hai mái dốc chính và hai mái phụ vuông góc che 2 trái và 2 hiên đầu hồi), với 4 đầu đao vút cong thanh thoát ở 4 góc mái. Trên mái là hệ thống tượng điêu khắc bằng gốm thể hiện các linh vật: con xô, con kìm nóc (cá hóa rồng) trên các bờ nóc, góc mái, đầu đao.

Khác với đình Bảng xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, đình Chu Quyến là một không gian kiến trúc mở, không có hệ thống ván nong, cửa Bức bàn bao quanh 4 phía hàng cột hiên, thay vào đó là một hệ lan can thấp bao quanh hệ sàn gỗ. Sàn gỗ ở độ cao cách mặt đất 0,8 m, với 3 cấp để dân làng ngồi theo thứ bậc (thế thứ) chức sắc và tuổi tác, mỗi khi sinh hoạt cộng đồng làng xã. Hậu cung, nơi thờ thành hoàng làng là Nhã Lang, cũng không được làm tách riêng, mà nằm ngay trong gian giữa (chính điện), tại vị trí các cột cái và cột quân phía sau gian trung tâm tòa đại đình, và được quây kín cố định, tạo không khí thần bí và trang nghiêm[4] (Đình Bảng: hậu cung tách riêng đại bái, thành kiến trúc chữ Đinh, 丁).

5 Nhà truyền thống của dân tộc ng Thái( Thái trắng –đen)

Nhà sàn không chỉ là không gian sinh hoạt, còn là công trình kỳ công của cả cộng đồng người Thái (Nghệ An), ở đó tình đoàn kết của cộng đồng làng bản được thể hiện rõ nét nhất.

Nhà sàn nguyên bản của người Thái ở Nghệ An ngày xưa chỉ có 2 – 3 gian, cột chôn. Gian để bàn thờ phía ngoài là nơi cấm kị đàn bà con gái ngủ nghỉ hay ngồi ăn cơm. Gian trong vừa để sinh hoạt cũng là gian bếp, về sau nhà có điều kiện thường dựng nhà kê táng (cột nhà được dựng trên các trụ đá). Dưới gần sàn người ta nuôi gà vịt, gia súc, đặt cối giã gạo… Tùy điều kiện của từng gia đình, ngôi nhà sàn cũng dài, ngắn khác nhau, nhưng gian ngoài cùng phía cầu thang vẫn để bàn thờ và gian trong cùng thường đặt chiếc bếp hình vuông làm nơi nấu nướng.

Ngày nay, cấu trúc nhà sàn của người Thái thường làm 3 hoặc 5 gian. Gian ngoài để tiếp khách, ăn cơm, uống rượu cần. Nếu khách ở xa nghỉ lại, thì chủ nhà sắp xếp gối, chăn, nệm, màn ở gian ngoài. Nệm và gối được làm bằng bông lau và chất vải thổ cẩm do bàn tay khéo léo của người phụ  nữ Thái dệt nên.

Nhà sàn được làm bằng gỗ các loại như: săng lẻ, lim, chò chỉ… mái lợp có thể bằng gỗ, lá cọ, ngói hoặc tôn…. tùy vào hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình mà định liệu cách làm nhà 3 hay 5 gian, lợp tranh hay ngói, gỗ xẻ hay gỗ tròn.

Để có được ngôi nhà sàn đòi hỏi sự góp công sức của cả cộng đồng. Những ngôi nhà bề thế càng cần sự giúp sức của nhiều người. Trong kế hoạch dựng nhà sàn, trước hết phải họp bàn với anh em họ tộc, sau đó người đàn ông trụ cột trong gia đình lên rừng chọn gỗ dựng nhà. Việc khó khăn đầu tiên là lựa gỗ làm cột, rồi đến các bộ phận khác của ngôi nhà.

Trong công đoạn dựng nhà, người ta phải dùng đến 2 chiếc tời và hàng chục, thậm chí hàng trăm người kéo mới có thể dựng xong một vì nhà. Sau đó là việc lắp những bộ phận khác như kèo, xà thượng ốc đều là những thanh gỗ rất nặng nề, lại lắp đặt trên cao đòi hỏi sự khéo léo cũng như kinh nghiệm của người thợ làm nhà. Đến khi lợp nhà lại cần một lượng nhân lực rất lớn để vận chuyển vật liệu.

Sau khi hoàn thành việc dựng nhà, người Thái thường tổ chức lễ mừng nhà mới. Ngoài gia chủ còn có những người đã góp phần làm nên căn nhà, vì thế, những cuộc mừng nhà mới thường kéo dài thâu đêm suốt sáng.

Nhà sàn của người Thái không chỉ là một không gian sinh hoạt, nó là kỳ công của cả cộng đồng, ở đó tình đoàn kết của cộng đồng làng bản được thể hiện rõ nét nhất. Có thể nói, ngôi nhà sàn là mối dây làm nên những buôn, những bản mường, còn là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái.

6 Nhà ở dân tộc người Tày – Nùng

Nhà sàn không chỉ thể hiện nét độc đáo trong văn hóa kiến trúc, còn là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Tày (Lào Cai).

Không giống với phương cách sống du canh du cư của nhiều dân tộc thiểu số khác, người Tày sinh sống vùng đất Lào Cai luôn có tư tưởng ổn định về nơi ở, từ quan niệm đó đã hình thành nên nét độc đáo trong văn hóa kiến trúc nhà sàn. Ngôi nhà sàn không chỉ là nơi cư ngụ truyền đời của gia đình, dòng họ người Tày mà còn là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa truyền thống.

Nét độc đáo trong kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày trước hết thể hiện ở những kiểu nhà. Kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày nơi đây tồn tại bốn kiểu khác nhau gồm: nhà Lều – là loại nhà có kết cấu đơn giản và sơ khai nhất của người Tày; nhà Quan ma là loại nhà sàn thường có 4 gian với đặc điểm cột được chôn sâu xuống đât, được biến thể từ kiểu nhà lều nhằm bảo vệ con người và vật nuôi khỏi thú dữ; nhà Cai tư là kiểu nhà biến thể tiếp của nhà Quan ma với đặc điểm thường có 5 gian (3 gian chính và 2 gian trái), cột nhà được kê bằng đá tảng; Nhà Con thong là loại nhà phổ biến nhất hiện nay.

Việc dựng ngôi nhà sàn cần rất nhiều công phu. Để chuần bị đủ nguyên liệu: cột, ván, sàn, cọ,… người ta phải vào tận rừng sâu, núi cao để kiếm tìm loại gỗ tốt lâu năm, thời gian lo nguyên liệu có thể vài ba tháng nhưng cũng khi tới cả vài năm. Nhà sàn có diện tích sử dụng rất lớn, chia thành các gian và mỗi gian đều có chức năng riêng: gian giữa dùng làm bàn thờ, để cầu nguyện ông bà tổ tiên phù hộ cho gia đình an lành, ấm no và hạnh phúc. Còn các gian phụ được dùng để sinh hoạt, để đồ đạc… Cầu thang lên nhà sàn làm bằng gỗ và thường có 9 bậc, mỗi bậc tượng trưng cho một vía của người phụ nữ Tày. Gầm sàn là nơi để dụng cụ sản xuất như cuốc xẻng, cày, bừa, nhốt gia súc, gia cầm. Trong ngôi nhà sàn, từ cách bố trí không gian thờ cúng tổ tiên, nơi tiếp khách, bếp núc cho tới buồng ngủ của mỗi thành viên trong gia đình đều thể hiện rõ phong tục, tập quán, nền nếp của đồng bào Tày.

Trong ngôi nhà Sàn phải kể đến nghệ thuật bài trí. Người Tày thường đặt 3 bếp: một bếp đặt ở gian chính giữa ngôi nhà, đây là bếp chính dùng để tiếp khách và là nơi giữ lửa cho tất cả các bếp khác cũng như sưởi ấm cho cả gia đình; bếp thứ hai được đặt cạnh giường của người già với mục đích giữ ấm trong mùa đông; bếp cuối cùng dùng để chế biến thức ăn, bếp này thường được dựng ở một gian riêng.

Một nét độc đáo nữa trong cấu trúc ngôi nhà sàn người Tày nơi đây là phong tục dựng nhà theo thỏi (tức dòng dõi, nguồn gốc xuất xứ). Họ đặt ra một quy định là nhà ở chỉ có một cửa ra vào ở đầu cầu thang lên xuống. Đi lên hết cầu thang bước vào cửa nhà, đi sâu vào trong nhà để ở. Từ đấy tất cả vật liệu để làm nhà bằng tre, nứa, gỗ… đều lấy đầu ngọn quay về cửa ra vào (vào ngọn, ở gốc). Đặc điểm này làm nên nét đặc trưng rất riêng biệt trong văn hóa dựng nhà của người Tày nơi đây với các dân tộc khác.

7 Nhà truyền thống của người dân tộc Ba na

Nhà sàn của người Ba na luôn được gọi bằng một tên gọi rất độc đáo: nhà dài. Đó là những ngôi nhà không chỉ dài về mặt đo lường (độ dài trung bình 10m) mà ở đó còn chứa đựng độ dài truyền thống của nhiều thế hệ sống chung trong ngôi nhà.

Người Ba na sống chủ yếu trên các vùng đồi núi, chính vì thế, những nét kiến trúc, chất liệu làm nhà cuat họ luôn gắn liền với thiên nhiên, tiện lợi với cuộc sống hàng ngày. Nhà sàn của người Ba na dựng cao, thẳng, cách mặt đất 1 đến 2 m. Toàn bộ nhà sàn được làm bằng gỗ, tre, nứa hoặc lô ô.

Nhà sàn của đồng bào Ba na có hình chữ nhật với chiều dài trung bình khoảng 10m. Mỗi căn nhà gồm 12 cây cột được chia đều mỗi bên 6 cây để tạo nên sự vững chãi, cân bằng cho ngôi nhà. Để làm cột, người Ba na thường chọn cây cà chít – một loại gỗ có vị đắng và cứng chắc, ít mối ăn để đảm bảo độ bền cho khung nhà.

Cột nhà được đẽo tròn, gốc có đường kính độ 30cm và ngọn khoảng 20cm được đục một lỗ hình vuông để kết nối giữa cột và cây trính thượng. Cách trính thượng khoảng 2m là trính hạ. Trính thượng và trính hạ được đẽo thành khối hình chữ nhật. Hai cây đà được gác lên hai hàng trên đầu cây cột. Ở chính giữa trính thượng có một trụ lỏng để chống đỡ đòn giông. Các rui gác lên, đòn giông xưa kia người ta dùng các loại cây tròn thẳng, dài và cứng chắc. Ngày nay, người ta dùng cây xẻ vuông hoặc hình chữ nhật với kích thước 5cm x 5cm hoặc 4cm x 6cm. Cây mè chọn từ cây tre hoặc lồ ô chẻ ra. Với cách làm khéo léo, cẩn thận cộng với nguyên liệu tốt đã làm nên sự bền, chắc của những ngôi nhà sàn Ba na.

Một ngôi nhà sàn bao giờ cũng có hai mái chính với hai mái phụ ở hai đầu gọi là chái. Vách nhà chính thường đan bằng nứa hoặc lồ ô. Có khi vách lại được trét bằng đất trộn với rơm. Nhà có 6 gian, nhưng chỉ một gian đầu cùng hoặc gian cuối có vách ngăn phòng dành cho cha mẹ. Người Ba Na có tập quán xây nhà theo hướng nam, cửa chính ngay ở gian giữa

Ở vùng người Bana còn có một loại phên dùng để lót sàn nhà rất đặc biệt. Đó là những thỏi gỗ hoặc mảnh nứa dày nhỏ như đầu ngón chân cái được nối với nhau thành tấm theo cách khớp từng mảnh lại, gác lên các thanh dầm gỗ sàn nhà. Trên sàn có trải chiếu ở chỗ mời khách ngồi, hoặc chỗ nghỉ ngơi của chủ nhà…

Người Ba na rất mến khách. Chính vì vậy, họ luôn dành gian giữa – một vị trí trang trọng cho nhũng người khách ghé thắm nhà mình. Đối với khách quý, chủ nhà trải chiếc chiếu mới, mời khách ngồi và mang một bầu nước đầy, mời khách uống. Bên cạnh đó, một bếp lửa để cho khách sưởi ấm khi gặp những ngày giá lạnh.

Một phần quan trọng không thể thiếu trong ngôi nhà dài của người Ba na chính là nhà chồ hnam pra. Nhà chồ hnam pra có hai mái lợp bằng tranh hoặc ngói. Để bước lên nhà chồ người ta bắc một chiếc cầu thang bằng gỗ hương, trắc cao to từ đất lên. Sàn nhà chồ làm bằng gỗ ván to, dày. Đó là nơi dành cho phụ nữ giã gạo vào những buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tối đi làm về. Nhà chồ cũng là nơi gia đình ra ngồi chơi hóng mát trong những đêm hè nóng nực.

Bên cạnh những nét độc đáo về cách dưng nhà, các họa tiết trang trí ngôi nhà của người Ba na cũng rất đặc biệt. Ở các bức vách, cửa, cầu thang… Đều có những nét chạm khắc của những người thợ bản địa. Họa tiết thường là các hình khối mang tính tượng hình thể hiện cuộc sống của họ hàng ngày và tính cách của gia chủ. Trong những ngôi nhà dài, có ba đến bốn đời người Ba na sinh sống với nhau. Đó là sự gắn kết cộng đồng dân tộc.

8 Nhà ở truyền thống của ng dân tộc Ê Đê

Nhà dài truyền thống của người Ê-đê, Đắk Lắk là một phức hợp không gian kiến trúc độc đáo, thể hiện nét đặc trưng trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng – tâm linh, một công trình sáng tạo văn hóa vật chất ấn tượng.

Theo quan niệm cổ truyền người Ê-đê, nhà dài là nơi chung sống của đại gia đình theo chế độ mẫu hệ. Ngôi nhà thường xuyên được nối dài mỗi khi một thành viên nữ trong đại gia đình xây dựng gia thất. Người con trai lấy vợ sẽ đến ở nhà vợ và không có quyền hành gì.

Thông thường ngôi nhà dài của đồng bào dân tộc Ê-đê có từ 7 đếm 9 cặp vợ chồng chung sống. Trong ngôi nhà dài truyền thống các giá trị điêu khắc, trang trí, tạo hình đều phỏng theo mô típ chế độ mẫu hệ, tín ngưỡng phồn thực.

Không gian nhà dài bố trí ghế Kpan ngồi đánh chiêng, bếp lửa sinh hoạt; bài trí các sản vật trên rừng dưới nước thể hiện sự giàu có: chiêng, ché, sừng trâu, ba ba, kỳ đà, rau dớn…

Nguyên vật liệu để dựng nên ngôi nhà dài truyền thống của người Ê-đê chủ yếu bằng gỗ, tre, nứa, mái tranh. Kết cấu của nhà là cột kèo bằng gỗ tốt có độ bền cao. Nhà được thưng vách và lót sàn bằng phên nứa, mái lợp cỏ tranh, đỉnh mái cách sàn nhà khoảng 4 – 5m, lòng nhà rộng khoảng 4,5m – 5,5m, ngôi nhà tọa lạc hướng Bắc – Nam.

Bố cục nhà dài chia làm 2 phần: nửa phía trước gọi là “Gah” chứa các vật dụng như: ghế chủ, ghế khách, bếp chủ, ghế dài Kpan, cồng chiêng và là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung trong gia đình. Nửa phía sau là “Ôk” là chỗ ở của các đôi vợ chồng, đặt bếp nấu ăn chung.

Mái nhà được lợp bằng cỏ tranh rất dày (nay có thể lợp bằng ngói), vách và sàn nhà ghép bằng phên thân cây nứa bổ đôi đập giập. Các thanh đòn tay của mái nhà hầu hết được đẽo bằng tay từ những thân gỗ nguyên cây dài cả chục mét. Vì vậy, dựa vào số lần nối đòn tay, người ta có thể biết ngôi nhà đó đã được nối dài bao nhiêu lần. Và thông thường, mỗi lần người Ê Đê nối dài thêm nhà là khi trong nhà có một thành viên nữ xây dựng gia thất.

Từ xa xưa, chiếc cầu thang là niềm tự hào của gia đình và cộng đồng. Nó là vật có hình khối cân đối làm bằng gỗ, có các bậc thang được đẽo vát nối tiếp nhau từ dưới đất lên đến sàn nhà. Mặt phẳng của các bậc thang thường nghiêng về bên trong và số bậc thang bao giờ cũng mang số lẻ, vì đây là con số lí tưởng theo quan niệm của người Ê Đê. Đáng chú ý, mỗi ngôi nhà dài bao giờ cũng có hai cầu thang, một dành cho khách và một dành cho người nhà khi lên xuống.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro