1.duong loi doi ngoai 333 -lpk

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Thành tựu: hơn 20 năm thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta đã đạt được những kết quả:

Ø  Một là, phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Việc tham gia ký Hiệp định Pari (1991) về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia, đã mở ra tiền đề để Việt Nam thúc đẩy quan hệ với khu vực và cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1991), với Hoa Kỳ (ngày 11-7-1995).; tháng 11-1992 Chính phủ Nhật Bản quyết định nối lại viên trợ ODA cho Việt Nam;Tháng 7-1995 Việt Nam ra nhập ASEAN, đánh dấu sự hội nhập của nước ta với khu vực Đông Nam Á.

Ø  Hai là, giải quyết hoà bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan: Đàm phán thành công với Malaixia về giải pháp “gác tranh chấp, cùng khai thác” ở vùng biển chồng lấn giữa hai nước. Thu hẹp diện tranh chấp vùng biển giữa ta và các nước ASEAN. Đã ký với Trung Quốc. Hiệp ước về phân định biên giới trên bộ, Hiệp định phân Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác về nghề cá.

Ø  Ba là, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá: Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ chính thức với tất cả các nước lớn, kể cả 5 nước Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; tất cả các nước lớn đều coi trọng vai trò của Việt Nam ở Đông Nam Á.

Ø  Bốn là, tham gia các tổ chức quốc tế. Đặc biệt tháng 11-1998, gia nhập tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); 2007, Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Ø  Năm là, thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiêp thu khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý. Về mở rộng thị trường : Nước ta đã tạo dựng được quan hệ kinh tế thương mại với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 74 nước áp dụng qui chế tối huệ quốc ; thiết lập và ký kết hiệp định thương mại hai chiều với gần 90 nước và vùng lãnh thổ.Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội để nước ta tiếp cận những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới và đã tiếp nhận được nhiều kinh nghiệm quản lý sản xuất hiện đại.

Ø  Sáu là: từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh. Trong quá trình hội nhập, nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng, không ngừng vươn lên trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Tư duy làm ăn mới, láy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm thước đo và đội ngũ các doanh nghiệp mới năng động, sáng tạo, có kiến thức quản lý đang hình thành. Những kết quả trên đây có ý nghĩa rất quan trọng: đã tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài kết hợp với các nguồn lực trong nước hình thành sức mạnh tổng hợp, góp phần đưa đến những thành tựu to lớn. Góp phần giữ vững và củng cố độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc; nâng cao vị thế và phát huy vai trò nước ta trên trường quốc tế.

2. Đánh giá.

Ø  Có được những thành tựu ấy một phần quan trọng là nhờ ở sự đổi mới tư duy rất sâu sắc về cục diện thế giới cũng như trong đường lối, chính sách và phương châm hành động trên mặt trận đối ngoại.

Ø  Nước ta tiến hành công cuộc đổi mới trong bối cảnh quốc tế có những biến động hết sức phức tạp, nhất là sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở các nước Ðông Âu, Liên Xô tan rã, làm cho phong trào cách mạng thế giới tạm thời thoái trào. Trong hoàn cảnh ấy, không dễ gì nhận diện được chuẩn xác những chiều hướng phát triển của thế giới, song Ðảng ta đã bình tĩnh phân tích cục diện thế giới, vận dụng phương pháp luận khoa học để lần tìm những dòng chảy cơ bản của thời cuộc, hoạch định đường lối, chính sách và những phương châm đối ngoại sáng tạo, được thực tế chứng minh là đúng đắn.

Những sự đổi mới trong đường lối, chính sách đối ngoại

Ø  Xuất phát từ những nhận thức mới về thời đại và những xu thế chủ yếu trong thế giới ngày nay, từ yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Ðảng ta đã có những sự đổi mới rất sâu sắc về đường lối và chính sách đối ngoại.

Ø  Ðiều có tầm quan trọng hàng đầu là xác định chuẩn xác mục tiêu của đường lối, chính sách đối ngoại. Ðối với nước nào cũng vậy, hoạt động đối ngoại không theo đuổi những mục đích tự thân mà là sự nối tiếp của chính sách đối nội, phục vụ ba yêu cầu gắn bó mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau là "an ninh", "phát triển" và "vị thế quốc tế" của đất nước. Ðối với nước ta sau ngày thống nhất đất nước, mục tiêu của đường lối đối ngoại luôn luôn được xác định là phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nói một cách khác, mục tiêu của đường lối đối ngoại bao gồm hai vế: nghĩa vụ dân tộc và nghĩa vụ quốc tế.

Ø  Cái mới là khi bước vào thời kỳ đổi mới, Ðảng ta coi việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc. Ðiều đó cũng dễ hiểu vì một khi đất nước đã giành được độc lập, thống nhất đồng thời lại đứng trước nguy cơ tụt hậu về trình độ phát triển kinh tế so với nhiều nước khác thì nhiệm vụ trung tâm của nước ta là phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách đối ngoại tất yếu phải phục vụ cho nhiệm vụ trung tâm này.

Ø  Ở đây cần nhấn mạnh rằng, hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn luôn gắn bó mật thiết với nhau; nước không mạnh thì khó bề củng cố lực lượng vũ trang về mặt trang bị kỹ thuật để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, nhất là trong hoàn cảnh ngày nay không thể trông mong vào sự tài trợ vật chất từ bên ngoài cho sự nghiệp này, mặt khác không bảo vệ được an ninh cho Tổ quốc thì cũng không thể có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế.

Ø  Trong quan hệ quốc tế luôn luôn có hai mặt hợp tác và đấu tranh. Về phần mình chúng ta luôn luôn mong muốn và ra sức thúc đẩy mặt hợp tác bình đẳng cùng có lợi song cũng không chấp nhận và kiên quyết đấu tranh với những hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của nước ta. Chúng ta tiến hành cuộc đấu tranh này không để phá vỡ sự hợp tác mà nhằm làm cho sự hợp tác lành mạnh hơn.

Ø  Về hình thức quan hệ, ngoại giao ngày nay không chỉ tập trung vào quan hệ chính trị mà các nội dung kinh tế, văn hóa và quốc phòng - an ninh chiếm vị trí ngày càng quan trọng. Các mối quan hệ này gắn quyện với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ chính trị (bao gồm cả quốc phòng - an ninh) là tiền đề, quan hệ kinh tế, là cơ sở, quan hệ văn hóa là nhân tố góp phần gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

4. Hạn chế.

Ø  Trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn, chúng ta còn lúng túng, bị động. Chưa xây dựng được quan hệ lợi ích đan xen, tuỳ thuộc lẫn nhau với các nước.

Ø  Một số chủ trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới so với yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, không đồng bộ, gây khó khăn trong việc thực hiện các cam kết của các tổ chức kinh tế quốc tế.

Ø  Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết.

Ø  Doanh nghiệp nước ta hầu hết qui mô nhỏ, yếu kém cả về quản lý và công nghệ; trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trình độ, trang thiết bị lạc hậu; kết cấu hạ tầng và các ngành dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất kinh doanh đều kém phát triển và có chi phí cao hơn các nước khác trong khu vực.

Ø  Đội ngũ cán bộ lĩnh vực đối ngoại nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng; cán bộ doanh nghiệp ít hiểu biết về pháp luật quốc tế, về kỹ thuật kinh doanh.

Ø  Quá trình thực hiện đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 1986 đến năm 2008 mặc dù còn những hạn chế, nhưng thành tựu là cơ bản, có ý nghĩa rất quan trọng: góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng khoảng kinh tế – xã hội, nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới; thế và lực của Việt Nam được nâng cao trên thương trường và chính trường quốc tế. Các thành tựu đối ngoại trong hơn 20 năm qua đã chứng minh đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới là đúng đắn và sáng tạo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#boboca