1. Khái niệm và cơ sở khoa học thanh tra giáo dục

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1. Trình bày khái niệm thanh tra giáo dục.

Thanh tra Giáo dục là thanh tra chuyên ngành về GD, là sự kiểm tra có tính chất Nhà nước của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân cấp dưới do tổ chức thanh tra tiến hành với các chức năng: đánh giá, phát hiện, điều chỉnh và giúp đỡ đối tượng thanh tra nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, giúp đỡ đối tượng hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực GD. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo.

Thanh tra là sự kiểm tra có tính chất Nhà nước của cơ quan quản lý cấp trên đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân cấp dưới do tổ chức thanh tra thực hiện. Có trách nhiệm thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Câu 2. Phân tích cơ sở khoa học của thanh tra giáo dục.

1. Cơ sở lí luận:

- Thanh tra là quá trình tạo lập kênh thông tin phản hồi trong quản lí giáo dục, giúp nhà quản lí điều chỉnh có hiệu quả.

- Theo điều khiển học thì quản lí là một quá trình điều khiển và điều chỉnh bao gồm những mối liên hệ thông tin thuận, ngược.

Sơ đồ 2: Các mối liên hệ thôngtin trong quản lý

+ Mối liên hệ thông tin thuận a (thông tin từ chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí) chủ yếu là truyền đạt thông tin về các CS, PL, mục tiêu, kế hoạch, quyết định quản lí, phân công, hướng dẫn nhiệm vụ, thông ti điều hành....đến người thực hiện.

+ Mối liên hệ thông tin ngược bên ngoài b (thông tin từ hệ bị quản lí đến hệ quản lí), phản ánh: sự tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ, khó khăn, thuận lợi, tâm tư, nguyên vọng, đề xuất, kiến nghị....của những người thực hiện đến ngươi quản lí.

+ Mối liên hệ thông tin ngược bên trong b’(Thông tin từ hệ bị quản lí trở lại chính hệ bị quản lí) phản ảnh: sự tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, đối tượng tự so sánh, đối chiếu hoạt động của mình với các văn bản pháp quy… để tự đánh giá, tự điều chỉnh để phát triển chính mình.

+ Các mối liên hệ thông tin ngược ( trong, ngoài) là nền tảng của sự điều chỉnh gồm hai quá trình: điều chỉnh ( của hệ quản lí) và tự điều chỉnh ( của hệ bị quản lí) chúng liên quan mật thiết và thống nhất với nhau.

- Chính Thanh tra giáo dục đã tạo lập mối liên hệ ngược ( trong, ngoài) trong quản lí giáo dục. Thanh tra cung cấp những thông tin đã được xử lí, đánh giá chính xác - đó là nguồn thông tin cần thiết, cực kì quan trọng để hệ quản líđiều khiển, điều chỉnhhoạt động quản lí có hiệu quả hơn, đồng thời đối tượng quản lítự điều chỉnh ý thức hành vi và hoạt động của mình càng tốt hơn.

- Song để có được thông tin đúng, đủ, chính xác và kịp thời, hoạt động Thanh tra giáo dục cần dựa vào các cơ sở khoa học khác như: Tâm lí học quản lí, giáo dục học, xã hội học giáo dục, kinh tế học giáo dục, khoa học quản lí giáo dục, pháp luật trong giáo dục, mục tiêu đào tạo các cấp học, bậc học, mục tiêu môn học, yêu cầu của chương trình, hướng dẫn giảng dạy các bộ môn, công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên, của giờ lên lớp... sẽ giúp hiệu trưởng có được cơ sở khoa học để kiểm tra đánh giá một cách chính xác.

2. Cơ sở thực tiễn:

- Do yêu cầu của thực tiễn Giáo dục và Đào tạo, hệ thống giáo dục quốc dân rộng lớn gồm nhiều tổ chức, cơ quan, cơ sở giáo dục ở những tầng bậc khác nhau với những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,... khác nhau và hệ thống các loại hình trường học: hệ thống giáo dục chính quy (mần non, phổ thông, chuyên nghiệp dạy nghề, đại học) và hê thống giáo dục không chính quy, rất đa dạngvới những mục tiêu, kế hoạch đào tạo, phương pháp đào tạo khác nhau... Do đó, lãnh đạo và quản lí phải kiểm tra, thanh tra để đánh giá,phát hiện, điều chỉnh, giúp đỡ và phòng ngừa, trên cơ sở dó để rút kinh nghiệm cải tiến cơ chế quản lí và hoàn thiện chu trình quản líphù hợp và có hiệu quả hơn.

3. Cơ sở pháp lý

- Thanh tra GD là hoạt động tuân theo pháp luật, do cơ quan QLNN về GD (được thành lập theo luật định) tiến hành.

Thanh tra GD phải tuân thủ các văn bản pháp quy của NN và Bộ GD&ĐT như:

- Luật thanh tra

- Luật GD

- Nghị định của chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra GD

- Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra GD

- Thông tư hướng dẫn thanh tra trường học, giáo viên

- Hoạt động thanh tra cần dựa vào các văn bản như Điều lệ trường học, chuẩn GV, HTr… để làm căn cứ so sánh đối chiếu…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro