1. Nhận xét tư tưởng của phái Âm Dương gia ?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Âm Dương gia là trường phái tư tưởng ra đời vào thời Chiến Quốc, tư tưởng của họ chủ yếu là dựa vào thuyết Âm Dương , thuyết Bát Quái và thuyết Ngũ Hành để giải thích sự biến hóa trong giới tự nhiên và sự phát triển của xã hội.

Về thuyết Âm Dương, phái  Âm Dương gia cho rằng sự hình thành và biến hóa của vạn vật là sự tác động của 2 thế lực Âm và Dương. Âm và Dương tác động với nhau tạo thành vạn vật. Họ đưa ra thuyết Bát Quái, 8 quẻ tượng trưng cho 8 yếu tố vật chất tạo thành thế giới (Càn-Khôn-Chấn-Tốn-Khảm-Ly-Cấn-Đoài). Thuyết Ngũ hành cho rằng vũ trụ được tạo thành từ 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đây là 5 tác nhân, 5 yếu tố đầu tiên cơ bản tạo nên vũ trụ.

Từ đó, ADG cho rằng thế giới vận động vĩnh viễn và đưa ra quan niệm “ngày càng mới” . Họ đưa ra lý luận vạn vật biến hóa luôn theo chiều hướng mới và theo 1 quy luật nhất định. Căn cứ vào tính biến đổi của SV-HT do tác động của “âm”  và “dương” họ phủ nhận quan điểm siêu hình cho sự vật cũ là vĩnh viễn không thay đổi đồng thời đưa ra lý luận “cách mạng Thang, Vũ” cho rằng có thể thay đổi bộ máy chính quyền của bọn thống trị.

 => Với quan niệm này ADG đã biểu hiện rõ tính duy vật biện chứng tự phát khi giải thích về sự vận động chung của thế giới là quá trình tuần hoàn, quy luật biến hóa cơ bản của sự vật “ngày càng mới” và sự biến đổi chỉ là 1 giai đoạn trong quá trình tuần hoàn chung mà thôi

Từ 5 yếu tố tạo thành vũ trụ, phái ADG đưa ra thuyết “ Ngũ hành tương sinh” và “Ngũ hành tương thắng”  - Các yếu tố trong Ngũ hành tác động với nhau, sinh ra và khắc chế, ràng buộc lẫn nhau, để giải thích sự biến đổi của sự vật.

=> Đây là kết quả khái quát những kinh nghiệm thực tiễn lâu dài của  người dân Trung Quốc cổ đại. Do vậy tư tưởng về nguồn gốc, cấu tạo của vạn vật trong học thuyết Ngũ hành tuy mang tính chất trực quan, chất phát nhưng đã bộc lộ rõ khuynh hướng duy vật.Quan điểm về “Ngũ hành tương sinh, tương khắc” là 1 cống hiến quan trọng đối với việc phát triển tư tưởng biện chứng của triết học Trung Hoa cổ đại. Tuy còn mang tính tự phát, dừng lại ở việc miêu tả sự biến đổi bề ngoài của sự vật và quan niệm quá trình vận động của sự vật là sự lặp lại, tuần hoàn khép kín, song học thuyết Ngũ hành đã vẽ nên 1 bức tranh sinh động, đa dạng trong đó vạn vật luôn tương tác, chuyển hóa chon hau và biến đổi không ngừng.

Khi vận dụng học thuyết Ngũ hành vào giải thích sự vận động của lịch sử xã hội tuy họ đã nhìn thấy tính tất yếu của biến động lịch sử nhưng các Âm Dương gia lại rơi vào khuynh hướng duy tâm thần bí và thuyết lịch sử tuần hoàn => Do vậy nó đã không chỉ ra được động lực thực sự của sự phát triển xã hội và nó đã bị nhiều thế lực thống trị trong các triều đại phong kiến Trung Quốc khai thác, sử dụng như 1 công cụ để duy trì và củng cố địa vị thống trị của mình

Tóm lại, học thuyết Âm Dương, Ngũ hành thể hiện quan điểm duy vật thô sơ và tư tưởng biện chứng tự phát trong việc giải thích các sự vật hiện tượng, quá trình vũ trụ. Đây là vũ trụ quan duy tâm quan trọng nhất, chi phối hầu hết thế giới quan của các trào lưu Trung Quốc cổ đại, ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực đời sống xã hội của nhân dân Trung Quốc và các dân tộc khác ở phương Đông từ xưa cho đến ngày nay.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro