1.qt đmới tư duy về CNH 2.Mtiêu, qđiểm CNH,HĐH 3.ND và ĐH CNH,HĐH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.      Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hoá: - Căn cứ vào đường lối đổi mới. - Căn cứ vào những yếu kém tồn tại của thời kỳ 10 năm đầu. - Căn cứ vào những hậu quả của tình trạng khủng hoảng kinh tế.

* ĐH6 (12-1986): Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật và đánh giá đúng sự thật một cach khách quan cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư => xác định mục tiêu thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn: Chương trình lương thực thực phẩm, chương trình hàng tiêu dùng và chương trình hàng xuất khẩu. * ĐH7 (1-1994): Đã có bước đột phá về quan niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

* ĐH8 (6-1996): Sau 10 năm đổi mới đã nhận định: Nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ do ĐH6 đề ra là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá cơ bản đã hoàn thành và cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất Nước. * ĐH 9, 10: Đảng ta tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh 1 số mục tiêu và con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá có thể rút ngắn thời gian, công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với kinh tế tri thức. * ĐH11 (1-2001): Đảng đã xác định nội dung phát triển nhanh và bền vững với 4 quan điểm.

2.      Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá: a. Mục tiêu: Xây dựng nước ta thành 1 nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng – an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. 

b.Quan điểm: - Công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá và công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức. - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. - Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. - Coi việc phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

1.      Nội dung và định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức: a.Nội dung: - Phát triển mạnh các nghành và sản phẩm có giá trị gia tăng cao dựa trên sự phát triển kinh tế tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. - Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của Đất Nước, ở từng vùng, từng địa phương, từ dự án kinh tế xã hội. - Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo nghành, lĩnh vực và lãnh thổ. - Giảm chỉ phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các nghành lĩnh vực, nhất là các nghành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.

b.Định hướng: - Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn giải quyết đồng bộ các vấn để nông nghiệp, nông thôn, nông dân. - Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.- Phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển. - Dịch chuyên cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ. - Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro