1 So Truyen Ma Suu Tam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lang Ma

Tôi đã định về sớm nhưng sa đà chén rượu, câu chuyện, dứt không nổi, ba giờ chiều mới lên xe. Trên con đê ven sông Hồng thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, nhẩm tính 70 km vẫn kịp tới Hà Nội trước khi trời tối. Bất ngờ mây đen ập đến. Trời như trút nước, tôi ướt lướt thướt, người ớn lạnh. May có cái điếm canh đê vào trú. Mưa dai dẳng gần hai tiếng đồng hồ. Đường xấu lại sũng nước, cái xe Honda cà khổ đời 78 không bốc lên được. Ra đến đường I Phủ Lý chắc tối mất.

Lối rẽ. Trên đê tôi phi xe xuống. Sau mưa, ráng chiều đỏ ối. Bất thần trên nền trời trước mặt sừng sững cây đa ba đầu. Tôi nổi da gà, xung quanh tối sầm, người hẫng đi, rơi vào chốn mung lung. Cảm giác ấy diễn ra chẳng biết bao lâu. Rồi tôi nghe tiếng người lao xao, đầu nhức như búa bổ. Hình ảnh cây đa ba đầu ở cái làng Ma chập chờn. Sao nó ở đây nhỉ? Mình đang ở Hà Nam cơ mà? Loáng thoáng tôi nghe tiếng ai nói xa gần:

- Người nóng quá... Chắc gặp mưa cảm lạnh...

Tôi gượng lầm bầm hỏi:

- Đây... là... đâu? Sao có... cây đa ba đầu? Làng Ma...?

- Anh ta nói gì...? Làng Ma! Ô hay, anh ta gốc ở đây?

- Thế... thế cụ Tĩn?

- Kìa... anh ta biết cụ Tĩn à, ông lão ở làng Ma...

Sao lại là làng Ma? Đây đất Hà Nam, đâu phải Hải Dương? Đầu óc tôi lùng nhùng những câu hỏi.

* * * Hồi ấy, đang thời chiến tranh đánh phá miền Bắc ác liệt của không quân Mỹ, những năm sáu bảy sáu tám. Lúc đó tôi tròn mười tuổi. Mẹ gửi tôi sơ tán ở nhà người họ hàng với bác cùng cơ quan mẹ. Làng thuộc huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Mẹ tính đấy là vùng xa quốc lộ, không nhà máy xí nghiệp, máy bay ít oanh tạc. Cứ chủ nhật cuối tháng, từ cơ quan ở Hà Nội, mẹ lóc cóc đạp hơn bảy chục cây số theo đường tắt đèo những thức cần thiết cho tôi. Những ngày đầu một mình chốn lạ, tôi nhớ nhà, nhớ mẹ, thường ra đầu làng ngóng hay lủi vào góc kín thút thít khóc. Dần dà tôi cũng quen với cuộc sống mới. Có lẽ bởi nông thôn nhiều trò lạ trước đứa trẻ thành phố như tôi. Trò trèo cây xem ổ chim non, mấy con chim ra ràng đỏ hỏn, nghển cổ chiêm chiếp đòi ăn; xem trận kịch chiến giữa bầy ong vàng và tên hung thần ong đen đến đánh cướp ong non; theo lũ trẻ ra bờ sông câu cá lác, loại cá mắt thố lố như cái đèn pha, vắt vẻo trên đầu... Thú nhất vẫn là đi câu. Cũng vì trò ấy tôi quen cụ Tĩn, ông già cất vó ở rìa cống, giáp sông. Chẳng rõ cụ Tĩn có người thân nào không, chỉ thấy cụ thui thủi một mình ở cái chòi cất vó. Một bận tò mò tôi hỏi, nhà cụ ở đâu, cụ Tĩn chỉ vào trong đê, nơi bọn trẻ bảo đấy là làng Ma. Trước có cái chợ họp ở đó. Năm đói người dồn về, chết, xác chôn chung nên có gò gọi là mả Chung, Những đêm trở trời, ma đói tụ tập họp chợ dưới gốc đa. Sợ thì sợ, nhưng học xong chiều nào tôi cũng ra bằng được. Không biết ham câu hay vì những câu chuyện cụ Tĩn kể. Phải nói cụ Tĩn là kho chuyện cổ tích. Cụ kiên nhẫn trả lời, giải thích các câu hỏi dường như vô tận của tôi, một đứa trẻ lên mười.

Trưa ấy đi học về, ăn vội vàng, rồi cầm chiếc cần, câu tôi phóng ra bờ sông. Vào chòi chẳng thấy cụ Tĩn đâu, chỉ thấy bốn gọng vó không lưới đung đưa trên mặt nước. Tôi dáo dác tìm quanh. Cụ ở đâu nhỉ? Hay ốm nằm nhà? Mà từ trước đến giờ chưa thấy người thân nào của cụ. Thử vào nhà xem sao. Phân vân một lúc vì sợ, nhưng nghĩ cụ Tĩn ốm, tôi đánh liều vào làng Ma. Lâu rồi làng Ma thành vườn cây các cụ. Tuy lần đầu vào đấy tôi vẫn tìm được nhà cụ Tĩn ngay. Khu vườn có ngôi nhà cụ là duy nhất, ba gian lợp rạ, ọp ẹp cũ.

- Ông ơi... !

Tiếng vòng vọng trong vườn cây. Nghe, tôi rờn rợn, hốt hoảng gọi liên tiếp. Từ chái nhà có tiếng cụ:

- Thằng cháu đấy à?... Ông đây, ông ở đây.

Xộc vào, tôi thấy cụ Tĩn đang lúi húi trong bếp. Một nồi mười cháo to vật, đang sùng sục khói trên cái bếp, kê bằng mấy ông bù rau. Tôi vội hỏi:

- Ông ốm à? Sao ông nấu nhiều cháo thế?

- ồ không (cụ Tĩn trả lời). Hôm qua ông quên mời thằng cháu. Chiều nay ở đây ăn cơm, à... ăn cỗ với ông. Hôm nay rằm tháng bảy, lễ xá tội vong nhân.

Nói rồi cụ Tĩn nhờ tôi ra vườn hái lá mít, cụ thì rọc những tàu chuối. Hai ông cháu mang đám lá xuống cầu ao rửa, cả đám lá đa, chắc cụ Tĩn nhặt dưới gốc cây đa ba đầu từ trước. Rửa xong, ông cháu tôi bê rổ lá vào nhà lau cẩn thận. Tôi chẳng biết đám lá để làm gì. Lúc này tôi mới có dịp quan sát nhà cụ Tĩn. Ngôi nhà tềnh toàng, ngoài ban thờ ám khói, đầy tan nhang và chiếc chõng tre cũ, đồ đạc chẳng còn gì nữa. Tôi tò mò hỏi:

- Ông ơi, thế bà đâu? Các cô chú đâu?

Mải lau lá hay suy nghĩ gì, cụ lơ đễnh trả lời:

- ờ... ờ... bà và các cô chú... Kìa, nhanh tay lên cháu... Họ đang chờ... Đói, ma đói mà!

Tôi lạ quá và cảm thấy sờ sợ, lấm lét nhìn quanh. Chẳng có ai. Cụ Tĩn bước lại ban thờ, bày mấy gói bỏng ngô và thắp nén hương, rồi bảo tôi rải những chiếc lá mít, lá đa đã lau sạch ra sân và cụ bê nồi cháo theo. Tôi trố mắt ngạc nhiên khi cụ Tĩn cầm muôi múc cháo đổ vào từng chiếc lá. Xong rồi cụ lại sai tôi bê rổ lá không ra vườn rải tiếp. Vườn cây um tùm rậm rạp. Đến lúc này tôi mới thấy mấy mô đất cụ Tĩn chỉ cho, cỏ mọc xanh rờn: - "Hai đống liền kề kia là nhà đĩ... à nhà cô Mít, cô Na; đống cuối vườn là nhà bà; đống..." Rồi giọng cụ nghèn nghẹn: -"Thày bu ơi, các con ơi, mẹ... mẹ cái đĩ... về nhà mà ăn cháo, cháo trắng bố Tĩn nấu". Tiếng cụ nức nở. Chiều ấy tôi nghe câu chuyện cụ Tĩn kể về làng Ma, về chuyện đói, về những người thân của cụ.

Trước, đây có tên là xóm Trại, không phải tên làng Ma như người ta gọi. Xóm Trại đông đúc, gần hai chục nóc nhà, ngót nghét trăm rưởi khẩu. Nhà cụ Tĩn có chín người (lúc đó dân Trại gọi cụ là bố Tĩn), gồm ông bà Nhiêu, vợ chồng bố Tĩn và năm đứa con, cả trai lẫn gái. Đĩ lớn chưa đầy mười ba, cu bé đang bú. Nhà bố Tĩn có năm sào công điền. Vụ mùa ấy lúa bị bệnh, gọi là hoàng trùng. Năm sào ruộng, thóc gặt về, trừ sưu thuế và các khoản, còn chưa đầy mười thùng thóc. Mười thùng thóc, nhà chín miệng ăn, từ tháng mười đến tháng tư vụ chiêm, đói là cái chắc. Đã thế thóc lại lép, xay giã đớn như kê, nấu ăn đắng ngắt. Trong làng ra đến xóm Trại nhao nhác, chuyến này đói to. Ngày mùa mà nhiều nhà cháo cám hay cơm độn rau. Gạo ở chợ giá tăng vòn vọt, từ 15, 20, 30 rồi lên tới 80 đồng một thùng. Cái chợ toen hoẻn đầu đê cũng có người phủ Ninh Giang đến đong thóc. Nghe nói cân thóc tạ cho Nhật. Mẹ Tĩn vốn dân hàng xáo, trước quen biết họ nên nhận được phần xay giã. Nhờ thế nhà cũng đỡ, kiếm chút cám bổi.

Xóm Trại mới giữa tháng chạp nhiều nhà đứt bữa, nhưng chưa ai chết. Kẻ chết đói đầu tiên là người thiên hạ, chết ở cái chợ đầu đê và cái chết thật hãi hùng. Chợ họp hai hôm một phiên, chớp nhoáng buổi sớm, vậy mà người đói cứ ùn ùn kéo đến. Có người đàn bà chửa không biết từ đâu tới. Chị ta trở dạ tầm xế trưa. Người đàn bà chẳng còn sức vật vã. Dân đói ở chợ chỉ lơ ngơ nhìn. Đói làm người ta thờ ơ mọi chuyện, vô cảm dửng dưng trước đồng loại. Chẳng ai biết chị ta đẻ lúc nào. Tận khi nghe tiếng trẻ khóc và tiếng chó ăng ẳng, mấy con giằng cướp lằng nhằng đám nhau thai chạy... Qua tết, trong làng ngoài trại lác đác người chết. Nhà bố Tĩn còn cầm cự được nhờ nguồn cám bổi xay giã thuê, rồi bố đánh dậm, gái lớn kiếm rau, lại khoản tiền công chôn xác đói. Lúc đầu công chôn đồng một xác. Khi chết rộ, giá xuống một hào. Sau chỉ mấy xu. Cuối cùng không công. Không đi không xong. Trương tuần đốc, lôi thôi ăn gậy ngay. Buổi đầu còn sức, lại hai ba trai đinh, nên xác được khiêng ra đồng, có quan tài hoặc ghép cánh cửa, không thì bọc chiếu, bọc dát giường. Sau nhiều quá, cứ chôn đại. Trong làng ngoài Trại chôn cánh đồng gần đấy, đào huyệt lấp đất qua loa; xác ở chợ hất xuống hố chung, phủ đất. Đã chôn nhiều người, vậy mà bố Tĩn vẫn hết hồn bởi một lần bị nã đi. Người ấy chết mấy hôm, bụng trương to. Cái xác nằm còng queo giữa nhà. Bố Tĩn định kiếm tấm dát giường, ngó thấy cái chiếu nằm lồng bồng trên giường, bố Tĩn kéo. Động, từ trong ấy rinh rích nhảy ra mấy con chuột. Bố Tĩn giật mình, chiếc chiếu vừa kéo ra, để lộ đứa trẻ hai hố mắt sâu hoắm, dòi trắng lổm ngổm bò trên mặt...

Nhà bố Tĩn, bà mẹ là người chết đầu tiên. Cháo cám lâu ngày, cụ mắc bệnh kiết lỵ. Rồi đến cháo cám cũng không có, chỉ mỗi thứ ốc tép nấu rau. Hết thóc, hết người đến cân thóc tạ, nhà bố Tĩn mất nguồn xay giã. Không còn sức đưa xác mẹ ra đồng, bố Tĩn đành chôn mẹ ngay trong vườn. Bố Tĩn cố đào cái huyệt sâu. Lúc đào gắng sao khỏi quỵ, người đi chôn mà quỵ sẽ không đứng lên được, chính bố Tĩn đã nhìn thấy cảnh đó. Ghê quá, đi chôn người mà người ta phải chôn luôn mình. Sau cái chết của bà mẹ, đến lượt vợ và đứa con út. Bố Tĩn biết trước vợ sắp chết. Buổi sáng thằng bé lóp chóp mút vú, mẹ nó thì lã chã nước mắt. Lúc sau thấy vợ lủi vào góc nhà. Thường người sắp chết đói hay lảng vào chỗ khuất, giấu mặt, họ buồn và lo sợ. Chết đói khác chết bệnh, cứ từ từ, thoi thóp. Bố Tĩn nhoài đến lay vợ, lần đầu người còn ấm, lần sau thì lạnh rồi. Nghe tin mẹ chết, có cái đĩ lớn phều phào khóc, còn mấy đứa nhỏ ngơ ngơ đứng, ngó theo chị và bố đưa xác mẹ cùng em ra vườn. Trừ bố Tĩn, liên tiếp mấy hôm ấy, ông cụ nhiêu và lũ cháu lần lượt ra đi... Nghĩ sắp đến lượt mình, nên đói mà bố Tĩn cũng chẳng thiết kiếm gì nhét vào bụng. Người ta bảo ăn độc rau má thôi, ăn linh tinh là chết. Nhà bố Tĩn đã gắng kiếm rau má, vậy mà vẫn "đi" hết.

Mưa rả rích mấy hôm. Sáng đó khát quá, bố Tĩn lảo đảo ra sân kiếm chút nước. Đói làm bố Tĩn sa sẩm, nhìn mọi thứ hoa hoa. Bất chợt bố Tĩn thấy mảnh đất gơ rau lang rìa bờ ao có mậm khoai đỏ tía, mưa làm trồi mỏm củ khoai lên mặt đất. Lạ, đám đất đào bới bao lần, vẫn sót củ khoai. Bố Tĩn sà xuống, hai tay bới móc. Không kịp rửa ráy, cứ thế tống vào mồm, ngấu nghiến nhai. Củ khoai nhãi giúp cơ thể đói hồi sức. Lúc này người đàn ông mới thấy lạ: Sao mấy hôm rồi trương tuần không đến nã đi chôn xác đói. Mà xóm trại vắng lặng quá. Chết hết rồi sao? Bố Tĩn khật khưỡng ra khỏi nhà. Chả gặp ai. Ra đến cánh đồng đầu xóm, cũng không thấy ai be tát, đánh dậm. Bố Tĩn trố mắt nhìn thửa ruộng trước mặt, lúa đã ngậm sữa. Không còn sợ hãi và chẳng biết ruộng ấy của ai, bố Tĩn lật bật xuống tuốt. Kẻ đói nhai, nuốt, nhổ, rồi lại tuốt, nhai, nuốt, nhổ. Gió mát cùng dòng sữa lúa non làm bố Tĩn tỉnh hẳn. Ngồi một lúc trên bờ ruộng, bố Tĩn chợt nảy ra ý vào làng. Chã nhẽ cả làng chết hết rồi ư?

Làng vẫn còn người. Thấy bố Tĩn họ rất ngạc nhiên. Người trong làng tưởng dân xóm trại chết hết rồi. Bố Tĩn càng ngạc nhiên hơn, lúc trước xin vã bọt mép không ai cho nổi củ khoai, giờ bỗng dưng có người cho cả rá thóc. Nghe họ nói đã phá kho thóc nhà cụ Bá, chia cho dân làng, đang phòng quân Nhật vào trả thù. Lúc đó bố Tĩn nào còn để ý gì. Hình ảnh bố mẹ và đàn con thoi thóp đói... " Các con ơi, sao không cố mà sống! Bố có thóc... có gạo nấu bát cháo trắng rồi".

* * * Câu chuyện cụ Tĩn kể về làng đói, về những cái chết cứ ám ảnh tôi. Đến nỗi nhiều đêm, tôi hét trong mơ, bà chủ nhà phải lay gọi. Dịp ấy tôi bị ốm bệnh tình khá nặng, phải đi viện. Các bác sĩ chẩn đoán sốt thương hàn. Tóc rụng, đầu trọc, tôi gầy da bọc xương, mẹ về chăm sóc cả tháng. Đang thời kỳ máy bay đánh phá ác liệt, năm sáu bảy, sáu tám, tôi vừa khỏi, mẹ vội đưa về Hà Nội. Gần ba mươi năm trôi qua, tôi không quên kỷ niệm cái làng hẻo lánh ấy, về những lần đi câu cá, về cây đa ba đầu... Nhiều lần tôi tự nhủ sẽ trở lại thăm chốn cũ, nhất là thăm cụ Tĩn. Chắc cụ già lắm rồi. Vậy mà... tôi vẫn chưa có dịp trở lại. Trận cảm mưa và một làng Ma vô tình, gợi tôi nhớ về cái làng Ma và những kiếp người./.

----------

Hồn Ma Giữa Đêm Khuya

Thelma Eliza sống với bà ngoại ở một khu ngoại ô Brussels thuộc nước Bỉ. Ở đó có nhiều tầng lớp dân cư, từ gia đình kỹ sư, bác sĩ đến những người dân nghèo sống tạm bợ quanh các gầm cầu thang... Hàng ngày, họ toả đi quanh thủ đô để kiếm sống, tối đến lại quay về nơi cư ngụ quen thuộc của mình. Eliza sống trong "cộng đồng Harlem" ấy từ ngày còn bé (Harlem là khu cư trú tồi tàn dành cho người da màu nghèo khó ở Mỹ). Mãi đến năm 10 tuổi, cô bé mới lờ mờ nhận ra rằng mình không có cha mẹ. Những lần Eliza gặng hỏi, bà ngoại chỉ ậm ừ cho qua chuyện, điều đó càng làm cô tò mò hơn. Mười năm sau, trong một dịp tình cờ, Eliza mới phát hiện ra quyển nhật ký của mẹ, đó là một điều bí mật làm cô đau đớn và căm giận.

"... Brussels, ngày... tháng... năm...

Không hiểu sao ông ấy nhìn mình bằng ánh mắt rất lạ. Nhất là lúc khám bệnh, không hiểu sao ông ta cứ một mực đòi phải "khám bệnh lý toàn thân" của mình... Mình vẫn biết rằng đến bác sĩ khám bệnh là phải như thế. Nhưng... dẫu sao mình vẫn ngại. Mình còn con gái mà. Rồi ông ta lại không muốn lấy tiền nữa chứ, nhưng bốn mươi franc Bỉ chớ có ít đâu. Đã vậy, ông ta còn hẹn lần sau tới khám sẽ tính tiền luôn một thể..."

15 ngày sau, cô gái trong quyển nhật ký đã trở thành tình nhân của ông bác sĩ. Họ chênh lệch tuổi khá cao: 25. Không phải vì tình mà cô gái buộc phải sống với người đàn ông hơn cô khá nhiều tuổi.

"... Brussels, ngày... tháng... năm...

... Hôm nay là ngày buồn nhất trong đời mình. Làm sao mình biết được thuốc đó là thuốc mê. Vả lại, thái độ của ông ta cũng không có gì làm mình phả nghi ngờ. Ông ta nói: "Loại thuốc này cô phải uống ngay sau khi khám mới có hiệu quả..." và mình tưởng thật để rồi tỉnh dậy trong vòng tay ông ta, không một mảnh vải che thân. Chuyện đã lỡ rồi...

Nhưng đó vẫn chưa phải là ngày đau đớn nhất trong đời cô gái trẻ ấy. Eliza đọc suốt gần 70 trang nhật ký còn lại, quả là những tháng ngày mật ngọt tình yêu mà mẹ cô dâng hiến cho một người thuộc tầng lớp "trên". Cái chuyện "không chồng mà có con" ấy chẳng có gì quan trọng, thậm chí là bình thường trong con mắt của cư dân nghèo khó ở Brussels. Có điều mối tình đó không kéo dài được lâu.

"... Brussels, ngày... tháng... năm...

... Thật là đáng tội cho mình. Tại sao mình không kiên quyết dứt khoát ngay từ đầu, nên chuyện xảy ra mà mình thật cũng không ngờ nổi, ông ấy lại tệ đến thế. Chiều nau khi đẩy mình vào giường của gã đàn ông có râu quai nón, ông ta thản nhiên đến độ không ngờ được. Mình chẳng còn thiết sống nữa, nhưng phải trả thù. Ông ta là bác sĩ, liệu mình trả thù bằng cách nào đây? Mình phải..."

Eliza không đọc được nữa, vì quyển nhật ký viết tới đó đã bị cắt ngang, nhoè nhoẹt nước mắt. Số phận của mẹ cô bi thảm đến vậy sao? Đến lúc Eliza cầm trên tay quyển nhật ký ấy, ngoại cô mới chịu nói ra sự thật:

Lúc cháu được 4 tuổi, đêm nọ, mẹ cháu đãbỏ đi đâu mất. Nhiều năm trôi qua, không có tin tức gì về mẹ cháu cả. Bà có đến tìm người bác sĩ là cha cháu để hỏi, nhưng ông ta bảo rằng không biết và phủ nhận toàn bộ mối quan hệ với mẹ cháu.

Nhà ông ta ở đâu hả ngoại?

Gã có một phòng khám ở đường số 4, ngay khu trung tâm thủ đô, căn nhà rộng lắm.

Ông ta cỡ chừng bao nhiêu tuổi hở ngoại?

Gã chỉ kém ngoại hai tuổi. Nhưng con hỏi để làm gì?

Con chỉ có một ước muốn duy nhất: tìm ra sự thật và đem lại công lý cho mẹ con.

Cô gái tìm đến một ngôi nhà lớn nằm khuất dưới tàn cây râm mát. Khi Eliza tới, cô bắt gặp ngay trước vướn hoa cạnh cổng một người đàn ông - hay nói đúng hơn là một ông lão gần 70 tuổi, dáng người to cao, bệ vệ, đang bước tới lui, chắc là để tắm nắng. Nếu đúng như mô tả của bà ngoại thì đây chính là ông ta, bác sĩ Johnny Troix Mackensew, người có thể là cha của cô.

Cháu tìm ai?

Dạ... cháu tới... khám bệnh.

Tiền sảnh là một căn phòng rộng đầy ánh sáng do có nhiều cửa sổ mở toang. Johnny Troix ngả lưng xuống chiếc ghế dựa, vừa đặt ống nghe xuống bàn, gọi với ra sau nhà.

Kip, lấy dùm anh ống đo nhiệt độ.

Một phụ nữ khá đẹp, trẻ hơn một nửa tuổi của Johnny Troix nhanh nhẹn đi lên.

Vợ ông?

Đúng đó cháu. À mà này, hình như bác thấy mặt cháu quen lắm, gương mặt của một người mà bác từng gặp qua.

Thưa... chắc là bác nhầm.

"Ông ta bây giờ sống ung dung, an nhàn bên một người đàn bà khác, còn mẹ mình thì không biết đã đi đâu, hay là đã chết mất xác ở nơi nào rồi..."

Eliza nghiến răng căm giận người đàn ông bội bạc. Bất kể ông ta có là cha ruột hay không, cô quyết phải đòi lại công bằng cho mẹ.

Suốt ngày hôm đó Johnny Troix đâm ra bần thần. Một hình bóng oan khiên lẩn khuất trong ông nhiều năm nay đột ngột trở về khiến ông bị dằn vặt. Mãi đến nửa đêm ông vẫn chưa ngủ được. Từ phía nhà ngoài bỗng vang lên những tiếng động lạ lùng, có lúc nghe như tiếng chân người kéo lê dây xích sắt loảng xoảng đi qua đi lại, rồi có tiếng khóc nho nhỏ nghe như tiếng rên rỉ ai oán, Johnny Troix ngạc nhiên: "Sao lạ vậy. Mình mơ ngủ chăng...". Ông tự véo vào người để kịp nhận ra rằng mình đang thức giấc. Ông định đánh thức người vợ trẻ để cùng đi với mình ra nhà ngoài, nhưng thấy cô ta ngủ say quá nên ông ngồi dậy, một mình bước chầm chậm ra khỏi phòng. Johnny vừa ra được tới cửa phòng thì đột nhiên toàn bộ đèn trong nhà vụt tắt. Bóng tối bao trùm, Johnny còn đang phân vân không biết có nên đi tiếp hay không thì ngay khung cửa sổ xuất hiện một bóng đen. Và cùng lúc ấy, chiếc bàn bên ngoài được một bàn tay vô hình nào đó thắp lên một ngọn nến. Ánh sáng duy nhất ấy tuy không đủ cho cả gian phòng nhưng nó vừa kịp cho Johnny Troix nhìn thấy gương mặt xa xa là người tình năm xưa. Cũng mái tóc ấy, đôi mắt ấy, chiếc mũi thon nhỏ từng làm ông một thời mê đắm, nhưng hiện giờ trên khóe mép lại hiện ra... một dòng máu tươi. Đôi mắt nhìn ông đăm đăm, buồn rầu. Johnny Troix run bắn người lên, lắp bắp:

Tôi... có lỗi với em. Hãy tha thứ cho tôi. Nhiều năm qua tôi đã ăn năn lắm rồi...

Gương mặt sương khói kia chầm chầm lắc đầu. Điều làm cho Johnny Troix càng kinh sợ hơn là đôi môi của người đàn bà không hề mấp máy, nhưng từ đâu đó - như dưới âm ty - vọng lại tiếng nói yếu ớt:

Ông hối hận thực sao...? Nếu thế tại sao ông không đi tìm con xem nó là trai hay gái... sống chết ra sao... rồi ông còn lấy vợ khác nữa... Ha! Ha! Ông đáng tội lắm...

Johnny hét lên kinh hoàng khi thấy những móng tay nhọn hoắt giơ lên cao, từ từ tiến về phía mình. Ông bỏ chạy về phòng, lay vợ dậy:

Quỷ, bà ơi... có quỷ...

Không biết do ai mà đèn trong toàn bộ gian nhà lại bật sáng, lúc ấy người vợ choàng tỉnh và hết sức ngạc nhiên.

Chuyện gì thế anh?

... Quỷ... nó ở ngoài kia...

Kip càu nhàu:

Quỷ? Anh làm sao thế? Đèn sáng thế này thì quỷ ở đâu ra?

Lạ thật. Lúc nãy đèn trong phòng đã tắt kia mà...

Anh mơ ngủ thôi. Nằm xuống ngủ tiếp đi anh.

Rồi Kip thiếp ngủ, Johnny Troix đành chịu: "sức đàn bà trẻ mà...". Nhưng ông thì chẳng tài nào chợp mắt được. Nửa giờ sau, lúc ông cảm thấy hết sức mỏi mệt thì ở nhà ngoài đột nhiên lại vang lên tiếng rên rỉ.

Johnny Troix bật dậy lay Kip.

Bà ơi... dậy đi... có quỷ.

Gì vậy anh?

Này... Bà... lắng nghe đi Kip. Không còn nghi ngờ gì nữa...

Kip lắng nghe và quả thật, bên ngoài có tiếng rên rỉ thậm chí lại gào lên thật đáng sợ.

Nhưng Kip không tin.

Nếu có quỷ thì ít nhất em và anh cũng ohải xem chuyện gì xảy ra chứ? Đi, mình ra ngoài xem sao.

Nhưng khi hai người đi tới phòng ngoài thì ra tiếng gào thét kia hình như là của... một bộ phim đang chiếu trên ti-vi. Kip bật cười ngặt nghẽo:

Ôi! Hoá ra đây là quỷ của anh chớ gì? Ông ơi, ông quên tắt ti-vi rồi lại sợ hoảng lên khi ti-vi chiếu phim kinh dị. Em đi ngủ đây và anh nhớ, đừng gọi em nữa, em không thức dậy đâu. Chúc ngủ ngon, anh yêu...

Johnny Troix bán tín bán nghi. "Mình đâu có ngủ mê, không hiểu sao lạ lùng thế..."

Giữa đêm, Johnny Troix thức giấc lần nữa, ông quờ tay sang bên, không thấy Kip đâu. Đèn trong phòng tắt tự lúc nào, và ông hết sức lo lắng khi nhận ra chỗ nằm lạ hơn bình thường: ghế sa-lon ngoài phòng khách chứ không phải giường ngủ. Johnny Troix vừa quơ tay lên phía trên đầu thì chạm phải một bàn tay giá lạnh mà ông đoan chắc là của người chết. Ông bật ra khỏi ghế khi nhìn kỹ đó là một người đàn bà - người tình cũ - và cũng là bóng ma đã hành hạ ông gần như suốt đêm.

Chúa ơi! Tha cho tôi...

Tha? Ông... không nhớ là ông đã... giết tôi ra sao hả?

Tôi... tôi chỉ lỡ tay... tại em ép tôi quá. Em dồn tôi vào chân tường khi bảo rằng sẽ tố cáo tôi với cảnh sát... Tôi... không ngờ cớ sự xảy ra như thế!...

Đột ngột, đèn trong phòng lại tắt. Rồi đèn lại tự nhiên sáng lên, Johnny Troix không còn thấy trong phòng có ai cả. Tất cả rơi vào khoảng không tĩnh lặng đến ghê rợn. Hết chịu nổi nữa, Johnny Troix nhấc điện thoại gọi cảnh sát.

Cũng giống như đối với Kip, cảnh sát vẫn chẳng tìm thấy gì. Họ hỏi Kip:

Thưa bà, bà có thấy gì không?

Kip thực thà đáp:

Tôi chẳng nghe thấy gì hết. Chắc là ông nhà tôi ngủ mê đấy.

Viên cảnh sát vừa đi ra vừa lẩm bẩm, giọng không giấu được vẻ giễu cợt:

Thấy chưa. "Đó là hậu quả của việc già mà còn ham vợ trẻ". Chả trách...

Đêm sau, rồi đêm sau nữa, tình trạng cứ lặp lại như cũ. Buổi tối Johnny Troix cảm thấy kinh sợ bao nhiêu thì ban ngày lại cáu gắt bấy nhiêu.

------------------------

NGuoi Vo va con Cho

Một nông dân khắc khổ sống trong một trang trại tồi tàn bên ngoài thành phố. Trông chàng cũng tồi tàn như trang trại của chàng. Người dong dỏng cao, lầm lì, quần áo rộng thùng thình, lôi thôi lếch thếch, mỗi khi đi, chàng chỉ nhìn xuống đất. Với cây gậy có nhiều mấu trong tay và với mớ tóc nâu phủ lòa xòa xuống mặt, trông chàng có vẻ già trước tuổi. Thực ra chàng còn trẻ, không gắt gỏng càu nhàu như nhiều người tưởng. Chàng chỉ là một kẻ cô đơn. Vì chàng luôn xa cách mọi người nên dân trong tỉnh cũng nghĩ rằng tốt nhất họ nên giữ khoảng cách với chàng.

Kẻ đồng hành duy nhất của chàng là một con chó săn màu vàng lợt, mảnh khảnh và ưa đùa giỡn. Con chó cái này rất trung thành với chủ, và không như dân chúng trong tỉnh, nó không hề e sợ cây gậy của người nông dân hoặc sự lầm lì khó hiểu của chàng. ở ngoài trời, trên cánh đồng hay trong thành phố, người nông dân và con chó luôn luôn yên lặng và không biểu lộ một tình cảm nào, tuy cả hai có vẻ rất thông cảm và thoải mái bên nhau.

Dân trong tỉnh rất ngạc nhiên vì con chó. Nó hoàn toàn không giống một con chó ở đồng ruộng, không phải một con chó mà người ta có thể nhờ cậy được. Nét đẹp và khả năng... vô tích sự của nó hoàn toàn không thích hợp với vùng quê sỏi đá. Không những thế, khi đi trên con đường chính, mắt nó còn có vẻ thách đố. Nhiều người đồn rằng con chó có một quyền lực ma quái, và có thể cả người nông dân nữa.

Con chó này có một lai lịch rất bí mật. Người ta chỉ biết rằng sau khi biến mất trong mấy ngày trời, người nông dân trở về với con chó ngồi trên ghế trước chiếc xe vận tải của chàng.

Thực ra người nông dân đã tìm thấy nó tại ngôi chợ của một thành phố lớn gần bên. Người bán chó có vẻ không muốn bán nó. Là người thật thà, ông úp mở nói rằng con chó đã đem lại sự bất hạnh cho người chủ trước, và tốt hơn đừng nên đụng chạm tới nó. Nhưng người nông dân đột nhiên cảm thấy ưa thích con vật xinh đẹp đứng riêng ở một góc sân, xa cách cả bầy chó, sau khi yên lặng quan sát con chó có những điểm giống chàng: cô đơn, là đề tài của những câu chuyện không hay ho gì, và có thể cũng bị bạc đãi như chàng khi còn nhỏ. Người bán chó còn cảnh cáo rằng con chó cái này có tiếng tru rất rùng rợn, khủng khiếp tới độ có thể khiến cả người chết cũng phải sống dậy. Tuy nhiên đứng một mình ở góc sân, nó lại hoàn toàn yên lặng. Người nông dân không thèm để ý tới những lời cảnh cáo của người bán chó và quyết định mua nó.

Những buổi tối cô đơn trong nhà, hai thầy trò nô đùa trước lò sưởi. Người nông dân la hét cười vang trong khi con chó vừa táp vừa kêu ăng ẳng một cách thích thú.

Con chó này rất ít khi sủa, nhưng mỗi khi sủa, tiếng sủa của nó lớn và chói tai gần như tiếng tru, như bất chấp lỗ tai của loài người. Dù trang trại bề ngoài có vẻ tồi tàn, bên trong lại rất sạch sẽ, dễ chịu. Không những thế, con chó còn được cho ăn uống ngon lành khiến nó trở thành một kẻ đồng cư dễ dãi và biết vâng lời.

Rồi một hôm sau khi ở lại ngôi chợ tỉnh gần bên hầu như suốt tuần, người nông dân và con chó trở về cùng một người đàn bà xinh đẹp khiến dân tỉnh thêm tò mò. Một số người còn đặt câu hỏi với ác ý là không biết có phải người nông dân cũng tìm thấy người vợ như khi tìm thấy con chó hay không.

Người đàn bà nhỏ nhắn, tròn trịa, má hồng, da trắng với mái tóc đen dợn sóng. Nàng mỉm cười dễ dãi trước sự bối rối của con chó khi lông nó xù lên mỗi lần nàng vuốt ve. Nàng cười vang trước mái tóc lòa xòa của ông chồng nông dân và lấy tay nhẹ vuốt mái tóc của chàng, để lộ một khuôn mặt khá đẹp trai.

Nàng rất thích sự sạch sẽ trong nhà cũng như rau trái ở vườn sau. Được người nông dân chăm sóc, cà tô mát và những loại đậu mọc thật tốt tươi khiến nàng không kịp hái. Những người dân tỉnh, không tìm được một khuyết điểm nào khi nàng luôn luôn đàng hoàng, lễ phép, tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà như nàng lại có thể sống hạnh phúc bên một nông dân lầm lì.

Bây giờ, mỗi khi hai vợ chồng người nông dân và con chó bước trên đường phố chính, chàng và nàng yên lặng, không biểu lộ một tình cảm nào tuy có vẻ rất thông cảm và thoải mái bên nhau. Con chó đi theo với vẻ bực dọc, thỉnh thoảng lại tru lên như xé rách màng nhĩ thiên hạ khiến nhiều người giật mình, kể cả người nông dân, khiến chàng vội vã ra lệnh cho nó im lặng.

Con chó không hề bị xao lãng. Người nông dân vẫn vuốt ve nó, vẫn chuyện trò với nó thật dịu dàng và hàng ngày vẫn cho nó theo ra đồng ruộng. Tuy nhiên, mọi sự không còn như trước nữa! Những buổi tối trong căn nhà cũ kỹ, hai vợ chồng người nông dân nằm bên nhau trên đống chăn mền trước lò sưởi trong khi con chó cố tình nằm ở một góc nhà giá lạnh, làm ngơ trước việc hai vợ chồng chàng ngoắc nó lại gần.

Người nông dân chưa bao giờ được hưởng hạnh phúc như hiện tại. Chàng lớn lên trong cô đơn và sống trong cô đơn. Với tính cả thẹn quái gở khiến không ai thấy chàng có vẻ gì là hấp dẫn, người nông dân không nghĩ gì khác hơn là việc sống cô đơn cho tới ngày cuối của cuộc đời. Chàng cũng ngạc nhiên không kém những người dân trong tỉnh khi thấy người vợ xinh đẹp, đáng yêu chấp nhận chung sống với chàng và sống hạnh phúc trong căn nhà cũ kỹ của chàng. Đó là một món quà mà chàng không dám ước ao, không dám mơ tưởng. Trong khi hạnh phúc không thay đổi bề ngoài của chàng - chàng vẫn ăn bận lôi thôi, căn nhà vẫn tồi tàn, cũ kỹ - chàng cảm thấy mình là một con người đã thay đổi. Vì thế, chàng luôn biết ơn vợ, và với tính tình chân thật, chàng nghĩ rằng chàng sẽ mãi mãi sống hạnh phúc bên nàng.

Đặc điểm của người vợ khiến chàng yêu nhất không phải nét đẹp hoặc tính tình dịu ngọt mà là giọng nói của nàng. Như tiếng nhạc! Giọng nói của nàng có thể trầm như tiếng đại hồ cầm hoặc cao như tiếng sáo, cộng thêm với những âm điệu trung gian. Buổi trưa khi nàng cất tiếng gọi chàng ở ngoài đồng, giọng ngân kéo dài của nàng như cắt một con đường trong không khí. Khi nàng vội vã đón chàng hoặc kể cho chàng nghe về những cây cỏ trong vườn, giọng nói của nàng tràn đầy sức sống. Khi nàng nằm bên chàng trước ánh lửa bập bùng, những tiếng nói thì thầm của nàng như khiến cả sàn gỗ cũng trở nên thật êm đềm, ve vuốt. Đối với người nông dân, giọng nói của nàng là tất cả. Được sống với nàng sau thời gian sống lặng lẽ cùng con chó khiến chàng cảm thấy như có thêm một giác quan thứ sáu.

Tuy nhiên con chó rõ rệt không ưa giọng nói của nàng, dù chỉ là những lời nói ngọt ngào, âu yếm trong những cố gắng vô vọng làm thân với nó. Con chó vẫn xù lông mỗi khi nàng ve vuốt nó và vẫn nhận đồ ăn một cách miễn cưỡng từ bàn tay dịu mát của nàng. Nếu người nông dân huýt sáo gọi nó khi có người vợ ở gần, nó cưỡng lại. Khi chỉ có nó và người vợ, nó táp váy nàng, hoặc gầm gừ, hoặc cất tiếng tru mà người vợ không thể bắt nó ngưng được. Trong vườn, nó đi ngang lối đi của nàng khiến nàng vấp ngã. Trong bếp, nó hất đổ một tô cháo nóng khiến nàng phải nhẩy vội sang một bên để khỏi bị phỏng. Nàng chỉ quở trách nó một cách nhẹ nhàng, vì buồn phiền hơn là giận dữ. Những việc đó nàng không bao giờ nói với chồng vì cho là không đáng kể. Nàng là một con người độ lượng và chấp nhận bất kỳ việc gì xẩy đến. Khi còn nhỏ, nàng cũng cô đơn và bị bạc đãi, và vì đẹp, nàng bị nghi ngờ làm những việc xấu xa mà nàng không hề làm. Bởi thế nàng cảm thấy may mắn trong đời sống mới và nàng thấy vô cùng hạnh phúc. Nàng không phải là người bực bội vì sự bực bội của con chó. Nàng cho rằng thế nào rồi nó cũng thay đổi.

Cuộc sống hạnh phúc của người nông dân kéo dài được ba năm trước khi người vợ bị một chứng bệnh bí mật, tuy không đau đớn nhưng làm nàng mất sức. Chứng bệnh này chưa từng xẩy ra trong vùng nên dường như không ai có thể làm gì được để cứu nàng. Người nông dân tự tay cho vợ ăn uống và năn nỉ nàng cố chống chọi để sống với chàng, nhưng người vợ chỉ lắc đầu. Trong cơn tuyệt vọng, người nông dân như muốn truyền sức sống của chàng cho vợ, nhưng cuối cùng người vợ cũng không qua khỏi.

Quá đau đớn, người nông dân chôn vợ cách nhà một khoảng khá xa.

Một thời gian sau, tuy vẫn còn đau khổ, nhưng sự khổ đau này pha trộn với ý nghĩ là chàng đã lớn lên trong cô đơn, đã từng sống cô đơn, và như vậy, chàng sẽ phải tiếp tục sống cô đơn đến ngày nhắm mắt. Thời gian hạnh phúc bên người vợ là một khoảng hạnh phúc mà chàng được hưởng ngoài cả ước mơ. Chàng tìm nguồn an ủi bên con chó, bây giờ lại trở nên thích chơi đùa và ngoan ngoãn như xưa. Khi chàng và con chó cùng đi trong tỉnh, cả hai lại trở lại với sự thông cảm và thoải mái bên nhau. Đối với những người dân tỉnh, sau khi chia buồn cùng người nông dân, họ lại giữ một khoảng cách với chàng.

Một đêm hè trăng sáng, trong khi đang nằm trong nhà với cánh cửa sổ mở rộng, người nông dân chợt nghe thấy tiếng người vợ gọi tên mình từ phía xa trên những cánh đồng. Chàng chạy vội tới bên cửa sổ và đáp lại lời nàng trong đêm tối. Tiếng người vợ vẫn liên tục gọi chồng, khi gần khi xa như đang trôi dạt tìm chàng trong màn đêm nhưng không được. Đột nhiên con chó bước tới bên cửa sổ cất tiếng sủa. Với tiếng chó tru liên tục, tiếng người vợ gọi chồng mỗi lúc một gần và cuối cùng lọt được vào nhà, giọng nói quen thuộc mà bây giờ người chồng cảm thấy như có thể sờ vào được. Người nông dân vô cùng mừng rỡ. Suốt đêm hai vợ chồng trò chuyện trong khi con chó nằm lặng thinh, co quắp ở một góc nhà. Họ nói với nhau như khi còn chung sống, về những chuyện vặt vãnh hàng ngày - như trang trại, thành phố, vườn rau... - và tình yêu. Giọng nói tuyệt vời của nàng không hề thay đổi vì cái chết. Khi ánh bình mình xuất hiện là lúc nàng phải giã từ.

Sau đó nàng thường xuyên trở lại. Lần nào người nông dân cũng thức suốt đêm với nàng, kể cho nàng nghe những câu chuyện thường ngày và cảm thấy vô cùng sung sướng, nếu không muốn nói là ngạc nhiên, khi món quà quí lại được trao lại cho chàng, dù không trọn vẹn như xưa. Mỗi khi giọng người vợ vọng lại từ phía xa, con chó lại tới bên cửa sổ giúp nàng tìm tới, vì chỉ có tiếng tru của nó, tiếng tru ma quái như một mũi tên xé rách màn đêm, mới có thể hướng dẫn được nàng. Còn tiếng gọi của người nông dân hoàn toàn vô hiệu.

Trong một thời gian khá dài, người nông dân sống hạnh phúc trong tình bạn của con chó lúc ban ngày và giọng nói yêu thương của người vợ đã chết về đêm. Nhưng rồi con chó mỗi lúc một già. Trong những lúc băng ngang cánh đồng, người nông dân nhận thấy con chó đi mỗi lúc một chậm và thở phì phò, nhưng vẫn cố gắng đi theo. Một hôm, cảm thấy con chó không còn đi theo phía sau mình nữa, người nông dân đi ngược lại một đoạn đường ngắn và thấy nó nằm gục trên đường. Chàng bồng nó về nhà, đặt nó lên tấm mền trước lò sưởi, cho nó uống nước bằng hai bàn tay chụm lại cho tới khi nó nhắm mắt tắt thở. Người nông dân chôn nó dưới một cái cây gần vựa lúa.

Bây giờ, người nông dân sống thật cô đơn. Ban ngày chàng đi một mình. Đêm tối chàng vô cùng đau khổ khi nghe tiếng vợ gọi trên những cánh đồng nhưng không thể tìm đến với chàng khi không còn tiếng chó tru hướng dẫn! Nhiều đêm tiếng gọi của người vợ vang lên, van nài, trong khi người nông dân đứng bên cửa sổ đáp lại nhưng vô ích! Khi tiếng gọi tuyệt vọng xa dần, chàng đóng cửa sổ lại với những giọt lệ đắng cay dâng tràn cổ họng.

Rồi người vợ không còn gọi chàng nữa và người nông dân tự hỏi việc không có món quà trời cho là điều đáng buồn, hay khi trời cho rồi lại tàn nhẫn lấy đi là điều đáng buồn hơn?

Rồi một đêm khi chàng không ngủ được, tiếng tru ma quái của con chó vang lên trên những cánh đồng. Người nông dân chạy vội tới bên cửa sổ. Tiếng chó tru mỗi lúc một gần và tìm vào nhà một cách dễ dàng. Tuy chàng không thể vuốt ve hoặc đùa giỡn với nó, và tuy nó không tru nữa khi đã vào nhà, người nông dân cảm thấy dễ chịu và nghỉ ngơi thoải mái hơn, khi cảm thấy sự hiện diện của con chó thân yêu.

Vào một đêm trăng, sau khi con chó đã tới, đang ngồi bên cửa sổ, người nông dân chợt nghe tiếng người vợ gọi chàng trên những cánh đồng. Chàng nhẩy cẫng lên và cố la thật lớn gọi nàng. Đột nhiên từ bên cạnh chàng, tiếng chó tru khủng khiếp vang lên bén ngót như xé nát màn đêm. Người nông dân muốn ôm con chó để tỏ lòng biết ơn, nhưng không thấy nó. Cũng như trước đó, tiếng chó tru liên tục tới khi tiếng gọi của người vợ lọt vào trong nhà. Người nông dân run lên vì cảm xúc. Chàng muốn ôm chặt lấy nàng, nhưng... chàng đành chấp nhận những gì chàng được hưởng.

Giọng nói của vợ chàng cũng hết sức vui vẻ, nhưng khi nàng vừa khởi sự nói về việc tìm lại được nhau thì giọng nói của nàng bị tiếng chó tru lấn át. Chàng nông dân nghiêm giọng ra lệnh cho con chó ngưng lại, nhưng lần đầu tiên nó cãi lời chàng. Giọng người vợ mỗi lúc một cao, khẩn cấp: Nàng đang kêu cứu! Những tiếng nói của nàng biến thành những tiếng thét gào, rồi thành những tiếng rú kinh hoàng bao phủ cả không gian. Trong khi đó, tiếng chó tru cũng trở thành những tiếng rít khủng khiếp phủ kín căn nhà với sự hung tợn và điên cuồng vẫn bị dồn nén từ lâu.

Người nông dân chạy tới chạy lui một cách vô vọng, hai tay chàng vươn ra như muốn chạm vào một cái gì. Tiếng gào thét đầy đau đớn của người vợ ngắn dần và đứt quãng giữa những tiếng chó tru kéo dài trong đêm tối. Người nông dân điên cuồng chạy tới chạy lui, hai tay vung tứ phía. Cuối cùng tiếng người vợ nhỏ dần như tiếng khóc cùng tiếng chó thở dồn dập. Rồi cả hai giọng chìm xuống và tan biến vào hư vô.

Khi dân trong tỉnh tới xem thì người nông dân đã bỏ đi. Phòng ngủ bừa bãi tan hoang như vừa bị một trận cuồng phong tàn phá. ở gần cửa sổ, một vài người nói rằng thỉnh thoảng họ vẫn nghe thấy một tiếng thở hổn hển, khàn khàn như của một con thú bị đứt hơi.

---------------

7 ngày đếm ngược

Tác giả:tenninu19

thuộc hội sáng tác truyện ma kinh dị trường tồn

*Phần dẫn

Bạn có bao giờ nghĩ chỉ trong một ngày mình sẽ mất tất cả người thân??Bạn có nghĩ mình sẽ phải sinh tồn trong một nơi đầy nguy hiểm rủi ro,nơi mà cái chết ngự trị???Bạn sẽ nghĩ gì khi những người đồng hành lần lượt chết thảm chỉ vì một đống xác chết đã mục ruỗng??Bạn sẽ nghĩ gì khi mình phải đếm ngược từng ngày cho sự sống của mình??7 ngày đếm ngược nói về cuộc sống của một cô bé trong bảy ngày giữa thủ đô Hà Nội,khi mà thành phố này phải chịu một lời nguyền trong vòng bảy ngày.

*Chap 1:Lời nguyền từ tử tù

Thành Đại La,năm 1008....

Pháp trường ngoại thành;chính ngọ

Hôm nay là ngày chặt đầu một tên cuồng sát.Tên này đã giết hơn 20 người nhưng không rõ nguyên nhân gây án.Quan phủ cho rằng hắn là kẻ có vấn đề về tâm thần

-Đã chính ngọ,thưa đại nhân!!

-Tốt!!

Một vị quan ngồi trên cao đang nhìn ra chính giữa pháp trường,từ từ nó:i

-Đao phủ,chuẩn bị!!

Hai người lính to lớn lên tháo gông cho tên tội phạm.Đồng thời,đao phủ từ từ bước lại,uống một hớp rượu trắng,lấy khăn ra lau lại thanh đao rồi tự tay đập vỡ vò rượu

Vị quan kia hỏi:

-Trước khi chết phạm nhân có muốn nói gì nữa không??

Tên tội phạm ngẩng đầu lên.Con mắt đầy âm khí ngẩng lên nhìn trời,rồi bắt đầu nói:

-Sẽ có một ngày mà người chết trở thành người sống...Rồi người sống trở thành người chết..Nơi đây sẽ trở thành điểm sáng duy nhất,và mọi việc sẽ diễn ra trong bảy ngày...Bảy ngày của cái chết!!...

Dân chúng bắt đầu la ó.MỘt tên lính hét:

-Đại nhân,hắn nguyền rủa chúng ta

-Khốn kiếp!!!Chặt đầu!!

Một tia sét rạch ngang trời.Mây đen vần vũ.Gió bắt dầu thổi mạnh.Người dân hoảng sợ bỏ chạy toán loạn.

-Đao phủ,ngươi điếc à??Chặt đầu hắn mau!!

Tên đao phủ đang ngơ ngác,nghe tiếng gọi như sực tỉnh.Hắn ta hét một tiếng

-Ki..iaa..!!!

Xoẹt!!Phụt!!

Máu nhuộm đỏ cả lá phướn

------------------------------------------------------------------------

Thủ đô Hà Nội,năm 2008...tại một căn nhà nhỏ..

-Á!!ÁÁ!!HỘC..HỘC..

-Con sao thế??

-Con vừa gặp ác mộng!!

Chap 2:Mảnh giấy và lá phướn

-Con sao vậy,Thu??Dạo này ba mẹ thấy con ăn uống thất thường.Tội nghiệp,kể từ cái vụ đó

-Mẹ đừng nhắc lại nó nữa kẻo con Thu nó sợ!!

Người này tên là Hoàng Minh,còn nhân vật chính của chúng ta là Hoàng Thu,15 tuổi.Hoàng Minh bước tới rồi tiếp:

-Thưa cô nương,tại hạ thấy cô tâm thần bấn loạn,có thể bị ma nhập

Thu vớ lấy cái gối,ném vào Minh,hét:

-Anh nói vớ vẩn,biến về cái ổ Thiếu Lâm của anh đi!!

(Giới thiệu sơ qua về Hoàng Minh:18 tuổi,mê phim kiếm hiệp(có thể nói là ngộ),có học võ.Phòng của cậu ta đề chữ Thiếu Lâm ở ngoài.Tính tình vui vẻ,thích đùa dai và rất hay trêu em gái)

Minh nhanh chân né cái gối,mặt càng khôi hài hơn để trêu em:

-Cô nương,cô hung dữ quá đấy.Coi chừng...Ái ái,đau quá,con không dám trêu em nữa đâu!!

Bố của họ bây giờ mới lên tiếng,kéo tai Minh và lôi về phòng:

-Ăn nói vớ vẩn!!Mau ra khỏi chỗ này!!

Khi hai người đi rồi,Thu mới bắt đầu nói:

-Mấy ngày hôm nay,con khi ngủ chỉ nằm mơ thấy cảnh chặt đầu.Đáng sợ lắm mẹ ạ!!!

-Con hãy quên tất cả đi!!Chúng ta đã cố quên đi cái chết khủng khiếp của bác Tuấn.Con đừng để bị nó ám ảnh mãi!!

Thu nép đầu vào lòng mẹ,khẽ nói:"Vâng"nhưng trong lòng rất lo âu.....

.....................

Bây giờ chúng ta hãy quay ngược thời gian về năm ngày trước để xem sự vụ gì đã xảy ra

Tại nhà thờ tổ của dòng họ tại Đông Anh.

-Đẹp quá,anh nhỉ??

-Còn phải nói,nhà thờ tổ này của họ ta là số một trong nước đấy(tự tán dương mình)Em hãy nhìn những bài vị kia.Rồi em xem,sẽ có ngày anh cũng có một bài vị ở đó.Đề là:Hoàng Minh,người có công trong nền điện ảnh nước nhà!!

Thu tròn mắt,hỏi:

-Còn em??

Minh vờ suy tư một lát,rồi nói:

-Em..thì..ừm..là Hoàng Thu,một cô bé nhút nhát và sợ ma!!^^

-Anh là đồ khốn!!!><

Minh nhanh chân chạy ra khỏi nhà thờ tổ.Sau lưng cậu là những tiếng la hét của Thu.

-Bực mình quá đi thôi,anh lúc nào cũng trêu mình!!Ô,hình như sau bài vị kia có cái gì nhỉ??

Ngay dưới chân bài vị cũ nhất,có một mảnh giấy cổ,bám bụi.Khó ai ngờ nó có thể tồn tại hàng nghìn lăm nay.Trên mảnh giấy đó còn những nét chữ ngoằn nghèo,đo đỏ.Thu không hiểu các nét chữ đó.Cô định trả về chỗ cũ,nhưng cuối cùng sự tò mò chiến thắng tất cả.Cô dấu nó vào túi áo khoác và mang về nhà...

Tại khu khai quật dấu tích hoàng thành Thăng Long...

-Giáo sư!!Giáo sư!!

Một chàng sinh viên cầm một lá phướn đo đỏ,chạy về phía giáo sư Hoàng Tuấn,bác của Hoàng Thu.Người thanh niên hồ hởi:

-Giáo sư xem,đây là một lá phướn có niên đại 1000 năm.Hoa văn trên đó tuy đã mờ nhưng vẫn nhận biết được.Có điều kì lạ là cả ngàn năm nay mà nó không hề bị phân hủy..

-Chà,hay đấy!!Tôi muốn đem nó về nhà nghiên cứu!!

-Vâng

Tối hôm đó,tại nhà giáo sư Hoàng Tuấn

KÍNH COONG!!

-Con chào bác!!

-Thu à??

-Con có mẩu giấy rất cổ,có nhiều chữ nhưng con chả đọc được gì trên đó.Bác dịch cho con được không ạ?

-À,để xem nào??Hả,mảnh giấy này...

Bằng kinh nghiệm của mình,giáo sư Tuấn xác định được đây là cổ vật,có cùng niên đại với cái phướn.Ông liền nói:

-Sáng mai,con quay lại đây.Bác sẽ đưa bản dịch cho con

-Vâng!!

Đêm hôm đó..

-Dịch xong rồi,..mỏi quá!!

Giáo sư Tuấn bắt đầu cầm cây phướn lên ngắm nghía,rồi đặt nó gần mẩu giấy kia.Ông vươn vai:

-Ái chà!!Mỏi quá.Văn tự này tràn ngập lời ca thán,mình muốn xem kĩ lại nó.

Ông liền cầm mảnh giấy lên.Chợt ông nhận ra các nét chữ vốn chỉ hơi đo đỏ đang ngày càng đậm hơn rõ nét hơn,cuối cùng trở nên mới như vừa viết xong.Những nét chữ bằng máu.

Giáo sư giật mình,vội buông tay ra khỏi tờ giấy nhưng không được.Tay của ông như bị nối liền với tờ giấy.Bỗng...

TOONG..TOONG...

Ông quay sang nhìn,kinh hoàng khi nhận ra máu từ chiếc phướn trên bàn đang chảy ra,đọng lại thành vũng trên sàn nhà.Qua ánh sáng của chiếc đèn bàn đang phản chiếu vào tường,một bóng đen đang nhô lên từ vũng máu.Nó dần dần tiến đến chỗ giáo sư..

(end chap 2)

Chap 3:Sự bắt đầu chết chóc

Ngay sáng ngày hôm sau,Thu mới dậy đã chạy ra ngoài

-Con đi đâu đấy??Mẹ cô hỏi với ra

-Con sang nhà bác Tuấn có chút việc!!

Bố cô đang đọc báo,cũng nói:

-Không được làm phiền việc nghiên cứu của bác ấy đâu nhé!!

Minh đang ăn sáng cũng nói với ra:

-Ê,đừng nghịch mấy cái sọ người cổ nhé.Đó không phải đồ chơi của em đâu.

Thu tuy đang chạy vẫn quay lại ném một cái lườm vào mặt anh trai..

Kính coong...Kính coong...oong...!!

-Lạ nhỉ,mọi ngày bác ấy đâu ra trễ vậy??

Ke..eét..

Cánh cửa chỉ bị đẩy nhẹ mà cũng mở ra.Thu rón rén đi vào.Phòng khách tối om.

-Sao cửa lại mở thế này,nhỡ trộm cắp gì thì sao??

Nghĩ vậy,cô bước vào,gọi với lên:

-Bác Tuấn ơi!!Bác có nhà không??

Không một ai trả lời..

Thu đành bước vào từng bước nhè nhẹ.Do đã đến đây nhiều lần nên cô biết công tắc đèn ở đâu.Cô bật đèn tuýt lên cho khỏi âm u.Chợt cô nhìn thấy một quyển sổ để ở bàn.

-A,hình như đây là bản dịch của tờ giấy ấy??

Cô định đọc nó thì chợt lấy làm lạ??Bác ấy là người cẩn thận,sợ bị mất cắp cổ vậy nên thường khóa cửa kĩ cửa.Sao hôm nay lại để thế.Cô liền đút quyển sổ vào túi áo khoác rồi mon men lên tầng trên,nơi giáo sư Tuấn chuyên nghiên cứu.

-Bác có ở trong này không??

Thu hỏi với vào.Dù gì cô cũng không muốn bất lịch sự

Im lặng...

Thu đánh liều mở mạnh tay nắm cửa bước vào.Giáo sư Tuấn nằm trên sàn.Mắt trợn trừng,toàn thân chảy máu...

-ÁÁÁÁÁÁÁ..Á.Á...!!

Cô chỉ hét một tiếng rồi ngất đi

Một lúc sau,cảnh sát được điều động tới căn nhà.Các hàng xóm của giáo sư kể lại là họ nghe thấy tiếng hét trên lầu hai.Họ vào nhà,lên lầu thì thấy cháu gái giáo sư bất tỉnh ở bục cửa còn giáo sư nằm chết trên sàn.Mắt trợn trừng như thấy điều gì kinh hãi lắm.Toàn thân đẫm màu.Nhưng máu trên sàn lại đọng lại thành một chữ tiếng Hán.Gia đình Thu nhanh chóng đến,và cảnh sát bắt đầu làm việc của họ.Sau khi giám nghiệm biết giáo sư chết..không do nguyên nhân gì cả.Chữ Hán đó là THẤT NHẬT(bảy ngày).Công an liền kết luận ông chết do...trúng gió độc.Khi bị trúng gió còn bị...loạn thần kinh nên mới viết một từ chẳng có nghĩa gì lên sàn nhà.Sau đó đám tang tổ chức trọng thể,nhiều người đến dự đám tang.Anh sinh viên hôm trước cũng đến dự,chợt anh ta phát hiện ra lá phướn(anh ta tìm được)bị mất một cách không dấu vết.Anh ta thuật lại cho cảnh sát thì họ bảo có thể do loạn trí...nên giáo sư đốt nó đi(hiện trường không có dấu vết đột nhập)Đám tang giáo sư Tuấn tổ chức trong ba ngày.Cho đến lúc hạ huyệt thì cô bé Thu vẫn buồn rười rượi.

Đến tối hôm đó khi mẹ Thu dỗ cô đi ngủ được(xem chap 2),thì tại nghĩa trang vừa mới chôn giáo sư Tuấn...

Phập!!

-He he,một con nữa!!Trời có vẻ vần vũ rồi.Chắc là sắp mưa.Trời thế này thì ếch nhái càng lắm..

Một người soi ếch đang lần mò từng bước dưới ánh sáng cây đèn pin.Chợt vài tiếng động lạ phát ra từ ngôi mộ mới đắp

-Cái gì thế??Ông ta quay lại,đến gần ngôi mộ mới đắp

Một cánh tay thò lên từ dưới đất.Đất đá chợt bắn lên không.Cái nắp quan tài bật ra và giáo sư Tuấn thò đầu lên.Ông mới chết ba ngày mà trông như đã chết lâu ngày.Quần áo rách nát.Hai con mắt trắng dã.Toàn thân lở loét có chỗ lộ cả xương...Ông há to mồm rồi dùng hàm răng nhọn như hàm cá mập cắn vào giữa cổ nạn nhân,rồi dứt đứt một mảng thịt lớn trên cổ anh ta.

-Ai đó hả???Người coi nghĩa địa thấy bóng người,liền chạy tới,cầm đèn pin soi tới.Thấy cảnh tượng kinh hoàng như vậy,anh ta đánh rơi đèn pin và bỏ chạy thục mạng.Xác chết giáo sư liền đuổi theo anh ta.Ông chạy nhanh lắm,chỉ trong chốc lát đã đuổi kịp ,cắn mạnh vào đầu người kia,rồi dùng mồm quăng quật anh ta,sức mạnh ngang với hai người cộng lại.Người coi nghĩa địa chết rồi,ông không ăn thịt ngay mà đứng dậy,khè một tiếng như rắn.Trời gần sáng đột nhiên tối lại,xuất hiện vài tia sét đánh ngang trời,duy trì một chút ánh sáng mập mờ trong màn đêm sâu thẳm.Đất nứt ra và một đoàn người chết chui từ dưới đất lên.Chúng xúm lại xé toạc bụng và ngực của người coi nghĩa địa đang năm dưới đất,ngấu nghiến ăn các nội tạng của anh ta.Người soi ếch đang nằm chết dưới đất đột ngột bật dậy,đầu ngoẹo về một bên,nhe hàm răng trắng ởn,nhọn hoắt ra rồi cùng những người chết kia xúm vào ăn thịt nạn nhân.Hiển nhiên hắn cũng đã biến thành một xác chết.Lúc này là ba giờ sáng...trời vẫn tối xầm..vài tia sét rạch ngang bầu trời...

7 ngày của cái chết đã bắt đầu

(end chap 3)

Chap 4:Anh hùng

-ÁÁÁ..!!

Thu giật mình tỉnh dậy,toàn thân mồ hôi ướt đẫm.Cô nhận ra đây là nhà mình nên thở phào một tiếng.

-Bây giờ là mấy giờ nhỉ?Trời vẫn tối om này chắc mới 1,2 giờ sáng.

Cô vén rèm cửa.Trời vẫn tối nhá nhem,vài tia sét xé ngang trời,liên tục.

-Có lẽ mình nên ngủ tiếp!!Nhưng...

Thu rất muốn ngủ tiếp nhưng cứ nhắm mắt thì các khung cảnh ghê rợn lại hiện ra trước mắt

-ÁÁÁÁÁ!!!

Cô giật nảy mình,tiếng hét thất thanh ấy ở từ dưới nhà vang lên.Mà nó lại rất quen.Cô vội choàng dậy,khoác vội cái áo khoác vào người rồi chạy xuống dưới lầu.

-Bố,mẹ.có chuyện gì vậy??Con nghe thấy tiếng hét của mẹ.

Vừa chạy ra đến cửa,cô đã thấy một cảnh tượng kinh hoàng.Bố mẹ cô bị một nhóm người đang đè ra.Họ đang dứt từng mảng thịt ra để ăn sống.

-AAAAAAA!!!

Thu sợ hãi ngồi bệt xuống,nói lắp bắp:

-Bố...mẹ...làm sao....vậy..???

Bố Thu dù đang bị đau đớn khắp mình mẩy cũng hét lên:

-Thu,chạy mau đi con.Chạy..đi..!!

Một trong số các thây ma đã nhìn thấy cô.Nó từ từ bước đến.Mồm miệng đầy máu.Ánh mắt lờ đờ.Những cái răng nhọn hoắt đang chuẩn bị xé thịt cô

-Khè..è.è.!!

BỐP!!!

Khi xác chết chuẩn bị cắn vào cổ Thu thì anh trai Hoàng Minh đã chạy từ nhà ra,tung nguyên một cú đá song phi vào mặt nó.Cú đá khá mạnh khiến nó đập đầu xuống sàn bê tông cứng ngắt.Đầu nát bét,óc bắn ra trông hết sức kinh rợn.Nó không thể dậy được nữa

-Minh,con..đưa em..chạy..đi!!

Bố Minh vừa nói xong câu cuối cùng thì một xác chết cắn ông đứt đầu.Máu phun ra đỏ cả một góc đường.Thân ông giật từng hồi vô thức.

Minh và Thu cùng hét:

-Bố!!!

Hai xác chết nữa đứng lên,chạy đến vồ Minh.Minh nước mắt ràn rụa,gằn:

-Vồ ta à??Chuyện lạ!!

Cậu xoay người,đá một cước xoáy vào mặt hai thây ma kia.Nó ngã ra đất rồi lại đứng dậy.Khoảng thời gian đó đủ để Minh kéo Thu vào nhà.Ba con zombie chạy vào theo họ..Minh nhanh trí đá vào cái cửa gỗ,khiến nó bật lại và đẩy lui hai con zombie ra ngoài.Cậu nhanh tay đấm thêm một cú mạnh vào mặt con zombie còn lại.Xác chết bị cậu đấm một cú cực mạnh nhưng có vẻ không hề hấn gì.Đầu nó xoay 360 độ rồi cắn được vào tay Minh.

-Ối!!!

Minh dùng chân đạp nó bay ra ngoài.Tay ôm vết thương đẫm máu.Ba xác chết bật dậy ,từ từ bước vào nhà,giơ hai tay đầy máu về phía cả hai anh em.

CHOANG!!!

Cửa kính vỡ tan,một chàng trai cầm xà beng nhảy vào nhà.Chàng trai lạ mặt hét một tiếng rồi vung xà beng đập vỡ đầu của ba xác chết.Anh nhanh tay chạy ra khóa cửa.Anh ta giục:

-Chạy mau!!!

Cả ba chạy lên lầu thượng.Bỗng Minh đứng lại:

-Toàn,hãy lấy xà beng đập nát đầu tớ ra!!

(Giới thiệu nhân vật Toàn:Bạn thân của Minh,nhà bên cạnh.Cả nhà đã biến thành zombie,chỉ còn mình cậu chạy thoát,và cứu kịp hai anh em Minh,Thu)

Toàn gắt:

-Cậu nói vớ vẩn gì thế??

-Không hề,chúng ta đều xem "Dawn of the dead" rồi.Hôm nay nó đã trở thành hiện thực và tớ đã bị cắn.Hãy kết liễu tờ trước khi tớ trở thành xác chết,trước khi tớ hại mọi người!

-Tớ không thể...giết bạn mình

-Cậu không giết tớ mà đang giải thoát cho tớ!!

-Tớ không thể...không làm..được

-Anh không được chết.Bố mẹ mất rồi.Cả anh cũng...ra đi làm sao em sống được.Hu hu!!!

-Yên nào!!Cậu hãy chăm sóc cho nó nhé.Cậu không đủ dũng khí để giúp tớ ư??Bây giờ tớ hát bài "Chí anh hùng" nhé,cậu hãy hát theo,cho đến khi cậu cảm thấy hát liền mạch thì giết tớ ngay.Ok!!

Không để bạn kịp từ chối,Minh bắt đầu hát

-Thời gian trôi dần bao lớp anh hùng.

-.....................................

-Hào phong lưu truyền hay mãi cứ trôi.

-Hào...phong......................

-Ta bước đi ta đoàn kết,cùng có chung một lòng.

-Ta bước...đi...ta........,cùng...có chung.........

-Chí anh hùng gian khó chả phai.Chung một lòng gian khó chẳng dời!!!

-Chí anh hùng....gian khó....chẳng...phai.Chung một lòng... gian khó....chẳng dời

-Hãy giữ cho đời ấm no.Vang mãi tiến anh hùng khắp nơi!!!

-Hãy giữ cho đời ấm no.Vang mãi tiến anh hùng khắp nơi!!!

Một tiếng "Bốp" khô khan vang lên,Minh đã ra đi mà vẫn để lại nụ cười.

Toàn cố nén xúc động,vác Thu lên mà chạy băng qua sân thượng các nhà

Thu vừa vùng vẫn vừa hét:

-Buông tôi ra!!Tên..giết người!!

-Đúng,anh là kẻ sát nhân.Nhưng anh trai em...thực sự là một anh hùng

(end chap 4 )

The And

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#mylovezin