10.12.thapsinhthai.dienthesinhthai

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 10: Tháp sinh thái là gì? Các kiểu hình tháp sinh thái? Cho ví dụ minh họa? Nêu các tính chất cơ bản của tháp sinh thái?

Trong chuỗi thứ ăn số lượng sinh vật luân giảm dần qua các bậc dinh dưỡng, từ sinh vật sản xuất qua các bậc sinh vật tiêu thụ., sinh khối luôn luôn giảm dần và dòng năng lượng cũng giảm dần 1 cách liên tục. Nếu xếp các bậc dinh dưỡng của các bậc thức ăn chồng lên nhau theo số lượng, theo sinh khối và theo năng lượng ta được tháp sinh thái (tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng). Đáy tháp đặc trưng cho sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng 1, kế tiếp là các bậc dinh dưỡng tiếp theo và bậc cuối cùng là bậc của sinh vật tiêu thụ cao nhất. Nhìn chung tháp sinh thái luôn luôn giảm dần 1 cách liên tục từ đáy lên đến đỉnh tháp. Điều đó có nghĩa là số lượng sinh vật, sinh khối và năng lượng giảm dần liên tục trên chuỗi thức ăn.

Ví dụ Odum: Bậc dinh dưỡng cấp 1 bao gồm bãi cỏ rộng 4ha trồng cỏ 3 lá. Toàn bộ cỏ 3 lá được sử dụng làm thức ăn cho 4-5 con bò (bậc dinh dưỡng cáp 2). 4-5 con bò được dùng làm thức ăn nuôi 1 em bé (bậc dinh dưỡng cấp 3) (H9).

-Hình tháp số lượng có 2x107 cây cỏ ba lá để nuôi 4-5 con bò. Toàn bộ được thịt nuôi 1 em bé.

-Hình tháp sinh vật lượng gồm 8211kg cỏ ba lá, 1035kg con bò, 48kg em bé.

-Hình tháp năng lượng Số năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu lên 1ha đồng cỏ trong 1 năm là 6.8x109calo, cỏ ba lá trong 1 năm sử dụng là 1.49x107calo, 4-5 con bò sử dụng năng lượng 1 năm là 1.19x105calo, 1 em bé 1 năm sử dụng năng lượng là 8.3x103calo.

Câu 12: Diễn thế sinh thái là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh?

Khái niệm diễn thế sinh thái (diễn thế quần xã): diễn thế sinh thái là sự biến đổi của quần xã theo thời gian, từ quần xã ban đầu (quần xã tiên phong), qua các quần xã chuyển tiếp, tuần tự để cuối cùng đạt một trạng thái ổn định của quần xã được gọi là quần xã đỉnh cao (cilimax).

Nói cách khác, diễn thế sinh thái là một quá trình thay thế kế tiếp nhau từ quần xã này đến quần xã khác trong cùng một vùng cho đến khi đạt được trạng thái quần xã ổn định.

Diễn thế quần xã luôn đi kèm với sự biến đổi của môi trường vô sinh vì thế còn được gọi là diễn thế sinh thái.

Diễn thế nguyên sinh (diễn thế sơ cấp): là sự diễn thế của quần xã ở một vùng, một khu vực mà trước đó chưa hề có một quẫn xã nào tồn tại. Ví dụ, diễn thế ở khu đất mới bồi tụ của vùng triều nước mặn trên mũi Cà Mau: khi bờ biển mới bồi tụ chưa có sinh vật nào sinh sống cả, cho đến khi xuất hiện các cây bần, mắm và dần trở thành rừng bần mắm, có thể coi rừng bần mắm là quần xã tiên phong. Khi độ mặn của đất giảm xuống thì đước và vẹt moc lên thay thế rừng bần, mắm. Khi đất tích tụ đủ lượng phù sa và lớp thảm thực vật tạo ra chất hữu cơ nhiều thì rừng chàm xuất hiện thay thế cho rừng đước, vẹt.

Diễn thế thứ sinh (diễn thế thứ cấp): là diễn thế của quần xã mà trên một vùng mà trước đó vừa có quần xã bị tiêu diệt. Nói cách khác, diễn thế thứ sinh lã diễn thế ở một vùng mà trước đó đã từng có một quần xã khác sinh sống. Ví dụ, diễn thế thứ sinh ở quần xã rừng lim Hữu Lũng, Lạng sơn như sau: Xa xưa, cách đây hơn 1 thế kỷ ở Hữu Lũng tồn tại 1 rừng lim bặt ngàn. Rừng lim này đã bị con người tàn phá triệt để, đất bị hoang hóa và chỉ còn lại những trảng cỏ. Theo thời gian 1 số cây bụi như sim, mua mọc lên khống chế cỏ. Các cây sau sau ưa sáng đã thay thế dần các cây bụi và rừng sau sau xuất hiện. Lim con mọc lên cùng với sau sau tạo thành rừng gỗ 2 tầng, trên là sau sau và dưới là lim. Sau sau già cỗi bị tiêu diệt, chỉ để lại rừng lim thuần loại như ngày nay.

Vì đã có mầm mống sinh vật sống từ trước cho nên tốc độ diễn thế thứ sinh thường cao hơn nguyên sinh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#phương