1001 đoạn văn gây sốc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"1001 đoạn văn gây sốc"

Ðề bài: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ trong tác phẩm Ðời Thừa.

Bài làm: Văn Sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn Sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam Nghệ An. Ðặc biệt là người anh cả Văn Sĩ Hùng - người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại SEA games và Tiger Cup... Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi tiếng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Ðời thừa" sao được?!!

Đề bài: Em hãy phân tích đoạn Thuý Kiều trao duyên lại cho Thuý Vân.

Bài làm: Đây là một sáng tạo lớn trong cả văn học lẫn kinh doanh. Hiện này chúng ta mới có những hợp đồng về buôn bán, xây dựng... vậy mà Nguyễn Du, một nhà thơ lớn cách chúng ta gần hai trăm năm, đã đưa ra một hợp đồng mới "Hợp đồng kinh tế - tình cảm". Đầu tiên, Thuý Kiều đã hẹn ước với Kim Trọng suốt đời. Nhưng sau đó, do có trục trặc từ phía gia đình Thuý Kiều (bên A) nên nàng đã tự ý huỷ hợp đồng hẹn ước với Kim Trọng (bên B). Chính do sự huỷ bỏ này mà Kiều đã phải bồi thường thiệt hại cho chàng Kim một trăm ngàn. Vì vậy nàng đã thốt lên:

Trăm ngàn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi...

Cố tình "cưỡng chế... chính tả", một học sinh đã viết trong bài thi Đại học của mình:

... Tre sanh

Sanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre sanh...

Tác giả sử dụng điệp từ "sanh" ở cả ba câu thơ nhằm nhấn mạnh ngày "chào đời" của tre Việt Nam... Đồng thời với ba từ "sanh" cho ta rõ được "tre sinh trước chúng ta khoảng dăm ba đời"...

Đề bài: Em hãy phân tích tâm trạng của chủ thể trong câu ca dao sau: "Đêm qua chớp bể mưa nguồn / Đấy vui có biết đây buồn hay không?".

Bài làm: Đây là mối tình thời kinh tế mở cửa và câu ca trên chính là lời than thở của anh chàng bán kem với cô nàng bán áo mưa của mình rằng: trời mưa to, em bán được nhiều áo mưa, lời to chắc em vui sướng lắm, có biết chăng anh đây đang chẳng bán được que kem nào, anh buồn em có hay không?

Các giám thị chấm thi ắt hẳn sẽ kinh hoàng khi đọc thấy phần mở bài này:

Hôm nay, bữa thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy người lính Tây Tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến!!!

Trong một lần chấm bài thi Đại học. Một giám thị suýt ngất khi đọc bài của một nữ thí sinh. Thay vì viết "Bài làm", nữ thì sinh này viết... "Bà làm".

Lỗi chính tả thật khủng khiếp!

Đề bài: Em hãy giải thích câu thành ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh".

Bài làm: Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ...

... Nhân thể (?!!), em xin nói lên vai trò, ý nghĩa và trách nhiệm của môn văn trong nhà trường hiện nay. Em hiểu môn văn là môn học cao quý, cung cấp cho học sinh các xúc cảm chân thành và sâu sắc với vẻ đẹp về cuộc sống, về tình yêu đất nước, tình yêu con người.

Chỉ nhờ môn văn, với sự giúp đỡ tận tâm của vài môn khác, mà em có được nhận thức sáng suốt, mãnh liệt hôm nay. Chinh phục dễ dàng các đỉnh cao mà nhân loại đang hướng tới.

Một lớp học viết văn ở trường đại học được yêu cầu viết một bài tiểu luận súc tích bao gồm 4 yếu tố: "Tôn giáo, hoàng gia, tình dục và sự bí ẩn". Bài tiểu luận đoạt giải như thế này:

Lạy Chúa - một Công chúa nói - Tôi có thai. Tôi đang tự hỏi ai đã làm việc đó?

Gia đình nhà Thống lý Bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đến, Mỵ vung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tan tác hết trơn, Mỵ lại dìu A Phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà văn Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô Mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy.

Đề bài: Phân tích câu ca dao thời bao cấp "Con ruồi bay lả bay la / Bay từ trong bếp, bay ra cửa hàng".

Bài làm: Bằng kiến thức đã đọc và đã học, em thấy rõ các ý sau:

1. Ruồi biết bay.

2. Ruồi bay vì ruồi không thích đậu.

3. Nếu ruồi đậu, ruồi không đậu lung tung mà đậu nơi có thức ăn.

Đề bài: Em hãy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả / Có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

Bài làm: Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học Việt Nam đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm.

Đề bài: Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính Việt Nam qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ" (điển hình như bài thơ "Dáng đứng Việt Nam" của Lê Anh Xuân).

Bài làm: Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh vẫn cố bò và ngồi dậỵ. Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất. Anh giải phóng quân ơi, anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn.

Trích một đoạn văn thi Đại học năm 1999:

Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ cũng lấy được nhau bằng cách... dắt nhau đi vô rừng.:cool:

Đề bài: Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bài làm của 1 học sinh lớp 9: Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thắng phe nó ghê hết sức. Kết quả: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được rất nhiều chúng nó, phanh thây cực nhiều máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin thầy cô thông cảm).

Đề bài: Hãy kể một câu chuyện trong đó nêu đủ tên các ngày trong tuần.

Bài làm: Hôm chủ nhật vừa qua bố em đi săn, săn được một con thỏ to đến nỗi cả nhà ăn trong ngày thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu mà vẫn còn cho cả ngày thứ bảy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro