11-15-DTT2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

7.      Trình bày chức năng, phân loại và các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống truyền động điện lái tàu thủy?

Chức năng:

Giúp cho việc điều động tàu đi từ điểm A đến điểm B trên biển theo một đường đã được định trước

Giúp cho việc điều động tàu ra vào cầu cảng, luồng hẹp được an toàn à vì vậy người ta nói hệ thống lái là một hệ thống rất quan trọng trên tàu

Các yêu cầu:

Nguồn cung cấp cho hệ thống máy lái: bao giờ cũng được lấy từ 2 nguồn riêng biệt

Trên một tàu bao giờ cũng phải có ít nhất 2 hệ thống máy lái

Đối với động cơ thực hiện trong hệ thống máy lái bao giờ cũng có thêm dự trữ một chiếc

Đối với động cơ thực hiện máy lái: đều có mômen khởi động lớn có thể khởi động với toàn tải. Có khả năng dừng sau 30s khi công tác với tải định mức

Hệ thống lái có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và trạng thái mặt biển

Phân loại:

-          Dựa vào loại dòng điện: hệ thống lái một chiều, hệ thống lái xoay chiều

-          Dựa vào các chế độ lái:

Lái đơn giản: là chế độ lái mà người điều khiển phải quan tâm tới cả vị trí của tay điều khiển cũng như vị trí của bánh lái.

Lái lặp: bật sang vị trí “hand” là chế độ lái người điều khiển chỉ cần quan tam tới vị trí của tay điều khiển mà không cần quan tâm đến vị trí của góc quay bánh lái vì khi thực hiện 1 lệnh lái thì người bẻ lái chỉ việc đuea vô lăng bẻ lái tơi vị trí mà thuyền trưởng hoặc hoa tiêu ra lệnh. Sau bđó dựa vào cơ cấu lặp trong hệ thống nó sẽ tự đưa góc quay của bánh lái tới đúng vị trí cần thiết và dừng tại đó.

Lái tự động: là chế độ lái mà hệ thống tự động đưa con tàu tới 1 vị trí đã được xác định theo 1 hướng đã được định trước hoặc theo 1 chương trình đã được cài trước.

Lái sự cố: hệ thống điều khiển lái trên buồng lái không còn khả năng làm việc chỉ còn các bơm thủy lực hoạt động thì chúng ta tác động trực tiếp bơm tay ở buồng máy lái để bẻ lái.

-          Dựa vào các bơm trong phần tử thực hiện của hệ thống lái:

Hệ thống lái sử dụng bơm có lưu lượng thay đổi

Hệ thống lái sử dụng bơm có lưu lượng không đổi

-          Dựa vào cơ sở điều khiển:

Hệ thống lái có hệ thống điều khiển dưới dạng điện cơ

Hệ thống lái sử dụng hệ điều khiển điện- thủy lực

8.      Phân tích các phần tử trong sơ đồ điều khiển động cơ lai bơm thủy lực của  hệ lái thủy lực khởi động trực tiếp?

R, S, T: ba đầu cấp nguồn

U, V, W: ba đầu nối động cơ

89: aptomat cấp nguồn;    A: ampe đo dòng

88: công tắc tơ cấp nguồn khởi động trực tiếp cho động cơ và duy trì hoạt động

F1, F2: cầu chì bảo vệ

GL: đèn báo động cơ hoạt động;   WL: đèn báo nguồn

51: rơ le nhiệt báo động cho động cơ

33LT: rơ le thời gian định mức dầu trong két thấp

27X: rơ le báo mất nguồn điều khiển

T(380/5,22V/100VA): biến áp cách ly

88x1 và 88x2: các rơ le khống chế sự hoạt động của động cơ

3C: nút khởi động (có thể điều khiển từ xa W/H)

3-0: nút dừng (có thể điều khiển từ xa W/H)

47X: rơ le phát hiện mất pha

9.      Phân tích nguyên lý hoạt động trong sơ đồ điều khiển động cơ lai bơm thủy lực của hệ lái thủy lực khởi động trực tiếp

Hai động cơ N0.1 và N0.2 chỉ hoạt động độc lập, khống chế nhau qua tiếp điểm của rơ le 88X, 88X1 và 88X2

Khởi động:

Ấn nút 3C thì rơ le 4C có điện đóng tiếp điểm 4C (13, 14), công tắc tơ 88 có điện cấp điện cho động cơ hoạt động. Đồng thời đóng tiếp điểm 88 (13, 14) cấp điện cho công tắc tơ 88X đóng tiếp điểm 88X (43, 44) và 88X (53, 54) để gửi tín hiệu đến ECC và W/H báo động thủy lực máy lái đang làm việc.

88X (B1, B2) NO.2STARTER và 88X (A1, A2) NO.1STARTER cấp điện cho 88X2 và 88X1 (ở sơ đồ điều khiển động cơ còn lại) có điện mở tiếp điểm thường đóng khống chế sự hoạt động của động cơ hai.

Dừng:

Ấn nút 3-0 rơ le 3-0X (1, 2) cấp điện cho 4T và mở tiếp điểm 3-0X (13, 14), công tắc tơ 4C mất điện mở tiếp điểm 4C (13, 14) à công tắc tơ 88 mất điện mở tiếp điểm mạch động lực động cơ lai bơm ngừng hoạt động. Hai contacter 4C và 4T còn có liên hệ cơ khí lẫn nhau nên chỉ có thể làm việc (trạng thái hút) 1 trong hai đề phòng khi 4C bị kẹt.

14.  Phân tích các bảo vệ trong sơ đồ điều khiển động cơ lai bơm thủy lực của hệ lái thủy lực khởi động trực tiếp?

Báo động mất nguồn điều khiển (NO-VOLT):

Khi mất nguồn điều khiển. Rơ le 27X không có điện à tiếp điểm 27X (3, 4) và 27X (5, 6) mở cấp tín hiệu báo nguồn điều khiển bị mất

Báo mức dầu trong két bị thấp

Khi mức dầu trong két thấp, tiếp điểm của cảm biến F1, F2 đóng, cấp điện cho rơ le trung gian 33LT sau thời gian trễ 2s tránh nhầm lẫn khi tàu lắc. Tiếp điểm 33LT (1,4) mở cắt điện rơ le 33LX đóng tiếp điểm 33LX (13,14) và 33LX (15,16) báo dầu trong két thấp đến W/H và ECC

Báo động cơ bị quá tải

Khi động cơ bị quá tải tiếp điểm rơ le nhiệt 51 đóng cấp điện cho rơ le 51X (9,10), mở tiếp điểm 51X (13,14) và 51X (15,16) cấp tín hiệu động cơ bị quá tải

Khi tín hiệu quá tải không còn nữa thì tiếp điểm 51 của rơ le nhiệt tự động nhả ra cắt điện 51X. Cắt báo động quá tải của động cơ (rơ le nhiệt 51 ở đây dùng loại tự động hoàn nguyên – Auto reset)

Báo các pha nguồn bị mất

Khi các pha nguồn bị mất rơ le cảm biến mất pha 47X có điện đóng tiếp điểm 47X (1,2) làm cho 47Y có điện, mở tiếp điểm 47Y (13,14) và 47Y (15,16) cấp tín hiệu báo mất pha

15.  Trình bày chức năng tự động điều chỉnh nhiệt độ buồng lạnh trong hệ thống lạnh thực phẩm tàu thủy

Sơ đồ khối: (hình vẽ)

Để thay đổi nhiệt độ buồng lạnh, người ta làm bằng cách thay đổi lượng công chất vào DBH đặt trong buồng lạnh àđể thực hiện công việc đó ta sử dụng các phương pháp:

+ Dùng van điện từ: để khống chế và điều chỉnh lưu lượng công chất đi vào DBH buồng lạnh, khi nhiệt độ buồng lạnh tăng lên, muốn hạ nhiệt độ buồng lạnh xuống 1 giá trị nào đó thì thông qua cảm biến nhiệt độ đặt trong buồng lạnhà tác động làm mở van điện từ à đưa lượng công chất vào DBH trong buồng lạnh à qua đó làm nhiệt độ buồng lạnh giảm xuống.

+ Điều chỉnh nhiệt độ bằng cách chạy máy nén. Để điều chỉnh nhiệt độ trong buồng lạnh à người ta sử dụng cảm biến nhiệt độ trong buồng lạnh à tác động chạy máy nén và cấp công chất làm lạnh vào DBH

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro