11.Lập KH huy động và sử dụng nguồn lực

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3.  Lập KH huy động và sử dụng nguồn lực

3.1. Khái niệm nguồn lực

Theo quan điểm hệ thống:

 “Nguồn lực là tất cả những yếu tố và phương tiện mà hệ thống có quyền chi phối, điều khiển sử dụng để thực hiện mục tiêu của mình. Đối với hệ thống kinh tế - xã hội, có thể chia nguồn lực ra các bộ phận khác nhau như: nguồn nhân lực, nguồn tài lực và nguồn vật lực và thông tin”.

Nguồn lực của trường học là tập hợp các yếu tố mà trường sử dụng để thực hiện mục tiêu của mình, bao gồm:

Nguồn nhân lực

1. Nguồn nhân lực của trường là lực lượng giáo viên, cán bộ, nhân viên với năng lực chuyên môn của từng người tham gia vào các hoạt động của nhà trường.

2. Tập hợp, tạo cơ hội cho mọi thành viên của trường phát huy hết khả năng cho hoạt động của trường là huy động được nguồn lực lớn nhất cho sự phát triển của nhà trường

Nguồn lực tài chính: Xét ở khía cạnh cơ chế điều hành khác nhau:

1. Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và giao thực hiện để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà trường.

2. Nguồn tài chính ngoài Ngân sách Nhà nước là tất cả những yếu tố về nguồn vốn tiền tệ mà Nhà nước cho phép các trường được huy động trực tiếp trong khuôn khổ thực hiện xã hội hoá nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho trường và được sử dụng theo chế độ quy định để thực hiện mục tiêu của nhà trường.

Nguồn lực vật chất

1. Nguồn lực vật chất của trường phổ thông là toàn bộ CSVC trường học với tất cả các phương tiện vật chất được sử dụng để thực hiện mục tiêu của nhà trường, bao gồm: đất đai, tài sản, trang thiết bị, công cụ dụng cụ... và phần mềm, bản quyền sáng chế phát minh, danh tiếng, uy tín... của nhà trường. Cái lõi của CSVC trường phổ thông chính là các thiết bị dạy học.

2. CSVC quyết định năng suất lao động và hiệu quả các hoạt động của trường phổ thông.

Nguồn lực thông tin

1. Nguồn lực thông tin là những dữ liệu đã được phân tích và xử lý để phục vụ cho việc ra quyết định hoặc giải quyết các nhiệm vụ nhằm phát triển nhà trường.

2. Hệ thống thông tin được tổ chức khoa học sẽ làm thay đổi cách thức hoạt động của nhà trường, làm cho cơ cấu của trường trở nên tinh giản, linh hoạt và giúp cho việc truy tìm thông tin cần thiết trong khoảng thời gian và chi phí hợp lý.

3. Thông tin và hệ thống thông tin rất quan trọng đối với nhà trường.Thông tin vừa là yếu tố đầu vào không thể thiếu được đối với bất cứ trường nào, vừa là nguồn dự trữ tiềm năng cho nhà trường.

3.2.  Lập KH huy động các nguồn lực

3.2.1. Khái niệm:

Lập kế hoạch huy động nguồn lực là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được mục tiêu về huy động nguồn lực.

Lập kế hoạch là khâu khởi đầu quan trọng nhất trong quá trình huy động nguồn lực phát triển nhà trường, giúp cho nhà trường xác lập ý tưởng rõ ràng về việc tổ chức và khai thác nguồn lực.

Là công cụ hữu hiệu để trường thực hiện được mục tiêu đã đặt ra.

3.2.2. Hệ thống các kế hoạch huy động nguồn lực

- Theo góc độ thời gian:

Kế hoạch huy động nguồn lực dài hạn bao trùm lên khoảng thời gian dài chừng 10 năm.

Kế hoạch huy động nguồn lực trung hạn cụ thể hóa những định hướng của kế hoạch dài hạn ra các khoảng thời gian ngắn hơn, thường là 3 hoặc 5 năm.

Kế hoạch huy động nguồn lực ngắn hạn thường là các kế hoạch hàng năm và các kế hoạch tiến độ, hành động có thời hạn dưới một năm như: kế hoạch quý, tháng... Kế hoạch ngắn hạn bao gồm các phương pháp cụ thể, cần thiết để đạt được mục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn.

- Theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ:

- Kế hoạch chiến lược huy động nguồn lực là những định hướng lớn, những vấn đề rất quan trọng và những phương pháp cơ bản để đạt được mục tiêu huy động nguồn lực trong khoảng thời gian dài.

Lập kế hoạch chiến lược huy động nguồn lực không phải từ những ước mơ mà trường muốn đạt tới, mà là xuất phát từ khả năng thực tế của nhà trường.

Kế hoạch chiến thuật (tác nghiệp) là phương tiện để chuyển các hướng chiến lược thành các chương trình áp dụng cho các bộ phận trong khuôn khổ các hoạt động của nhà trường, nhằm thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch chiến lược huy động nguồn lực.

Kế hoạch chiến thuật được thể hiện cụ thể ở những bộ phận kế hoạch riêng biệt trong tổng thể hoạt động của nhà trường.

- Theo góc độ hình thức thể hiện: Chiến lược, chính sách, thủ tục, quy tắc, chương trình, ngân quỹ.

3.2.3. Lập KH huy động NL

a/ Khái niệm lập kế hoạch huy động các nguồn lực

Là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được mục tiêu về huy động nguồn lực.

Là khâu khởi đầu quan trọng nhất trong quá trình huy động nguồn lực phát triển nhà trường  giúp cho nhà trường xác lập ý tưởng rõ ràng về việc tổ chức và khai thác nguồn lực và là công cụ hữu hiệu để trường thực hiện được mục tiêu đã đặt ra.

b/  Hệ thống các kế hoạch huy động nguồn lực

- Theo góc độ thời gian:

Kế hoạch huy động nguồn lực dài hạn bao trùm lên khoảng thời gian dài chừng 10 năm.

Kế hoạch huy động nguồn lực trung hạn cụ thể hóa những định hướng của kế hoạch dài hạn ra các khoảng thời gian ngắn hơn, thường là 3 hoặc 5 năm.

Kế hoạch huy động nguồn lực ngắn hạn thường là các kế hoạch hàng năm và các kế hoạch tiến độ, hành động có thời hạn dưới một năm như: kế hoạch quý, tháng... Kế hoạch ngắn hạn bao gồm các phương pháp cụ thể, cần thiết để đạt được mục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn.

- Theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ:

KHCL huy động nguồn lực là những định hướng lớn, những vấn đề rất quan trọng và những phương pháp cơ bản để đạt được mục tiêu huy động nguồn lực trong khoảng thời gian dài. Lập KHCL xuất phát từ khả năng thực tế của nhà trường.

 KHCT (tác nghiệp) là phương tiện để chuyển các hướng chiến lược thành các chương trình áp dụng cho các bộ phận trong khuôn khổ các hoạt động của nhà trường, nhằm thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch chiến lược huy động nguồn lực. KHCT được thể hiện cụ thể ở những bộ phận kế hoạch riêng biệt trong tổng thể hoạt động của nhà trường.

- Theo góc độ hình thức thể hiện: Chiến lược, chính sách, thủ tục, quy tắc, chương trình, ngân quỹ.

c/ Các bước lập kế hoạch huy động nguồn lực

-    Bước 1: Nghiên cứu và dự báo

-    Bước 2: Thiết lập các mục tiêu

-    Bước 3: Phát triển các tiền đề

-    Bước 4: Xây dựng các phương án

-    Bước 5: Đánh giá các phương án

-    Bước 6: Lựa chọn phương án và ra quyết định

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro