119070c10

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 10: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại XH và ý thức XH.

Trả lời:

Khái niệm:

TTXH dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.

YTXH dùng để chỉ toàn bộ sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh TTXH và phản ánh TTXH trong những giai đoạn phát triển nhất định.

Qua 2 khái niệm trên ta cũng thấy rõ mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH, TTXH quyết định sự hình thành và phát triển của YTXH, TTXH có trước, YTXH có sau, TTXH như thế nào thì YTXH như thế ấy. Tuy nhiên YTXH vẫn mang tính độc lập tương đối của nó:

- YTXH thường lạc hậu so với tồn tại xã hội. Vì một là, YTXH chỉ mang tính phản ánh TTXH nên nó chỉ có thể biến đổi sau khi có biến đổi của TTXH, và biến đổi của TTXH do tác động mạnh mẽ của hoạt động thực tiễn đã diễn ra với tốc độ nhanh mà YTXH ko thể phản ánh kịp. Hai là, do thói quen, tuyền thống, tập quán, tính bảo thủ của một số hình thái YTXH, Ba là, YTXH luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xh, nên những tư tưởng cũ, lạc hậu vẫn được các lực lượng phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá.

- YTXH có thể vượt trước TTXH. Dù thừa nhận tính lạc hậu của YTXH so với TTXH nhưng chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng đồng thời thừa nhận YTXH có thể vượt trước TTXH trong một số điều kiện cụ thể do nắm bắt được bản chất và quy luật của thực tại khách quan, đặc biệt ý thức lý luận khoa học thường vượt trước tồn tại xh. Tuy nhiên, khả năng phản ánh vượt trước của YTXH vẫn phụ thuộc vào TTXH.

- YTXH có tính kế thừa. Ý thức xh mới phải được xây dựng trên nền tảng ý thức xh cũ, sau đó bổ sung hoàn chỉnh cho phù hợp với hiện thực xã hội để nó tồn tại và phát triển.

- Sự tác động qua lại giữa các hình thái YTXH. Các hình thái ý thức xh như triết học, đạo đức, nghệ thuật có tác động qua lại với nhau, trong đó ý thức chính trị có vai trò quan trọng nhất.

- YTXH có khả năng tác động trở lại TTXH. Nhận thức về đời sống tình thần xã hội cần căn cứ vào TTXH làm nảy sinh ra nó, kèm theo những phân tích dựa vào tính độc lập tương đối của YTXH. YTXH phản ánh sai TTXH sẽ kìm hãm sự phát triển của TTXH thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

Vd: Trong chế độ Cộng sản nguyên thuỷ do lực lượng sản xuất còn thấp, công cụ sản xuất quá thô sơ (gậy gộc, hòn đá, cung tên) nên người nguyên thủy buộc phải thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (rừng cây, con suối), phải sống tập đoàn mới có thể kiếm được thức ăn, chống thú dữ, tất cả của cải làm ra được chia đều, dùng hết không còn dư thừa, nên không thể có sự chiếm hữu làm của riêng, không có tình trạng người bóc lột người. Nhưng khi công cụ bằng kim loại xuất hiện, lực lượng sản xuất có bước phát triển mới. Sản phẩm làm ra đủ mức sống tối thiểu và có dư ra đôi chút, đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện chế độ tư hữu, mà hình thức đầu tiên là chế độ chiếm hữu nô lệ, tù binh và các thành viên nghèo đói trong xã hội biến thành nô lệ. Người nắm tư liệu sản xuất, trở thành chủ nô.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro