119070c9

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 9: Phân rích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiển trúc thượng tầng.

Trả lời:

Khái niệm:

CSHT: Là toàn bộ các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Đặc trưng cho tính chất của CSHT của xã hội là do quan hệ sản xuất thống trị quyết định, ngoài ra còn tồn tại quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất mới.

KTTT: Là toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị xã hội tương ứng, được hình thành trên CSHT quyết định, KTTT bao gồm các hình thái ý thức xã hội (chính trị, pháp luật, đạo đức tôn giáo, nghệ thuật...) và những thiết chế chính trị xã hội tương ứng (Nhà nước, giáo hội chính Đảng, các đoàn thể...).

Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT:

CSHT và KTTT là 2 mặt của đời sống xã hội, đó là kinh tế và chính trị-xã hội. Trong đó CSHT quyết định KTTT và ngược lại KTTT tác động trở lại tới sự phát triển của CSHT.

• CSHT quyết định KTTT:

CSHT nào thì KTTT đó và KTTT sẽ phản ánh trở lại CSHT, phụ thuộc vào CSHT.

CSHT thay đổi thì KTTT cũng thay đổi theo sự thay đổi của KTTT rõ rệt khi CSHT này được thay thế bằng CSHT khác.

• Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT:

KTTT có thể tác động trở lại đối với CSHT, vì chức năng của KTTT là bảo vệ duy trì, củng cố và phát triển CSHT đã sinh ra nó. Công cụ tác động trực tiếp nhất và mạnh mẽ nhất tới CSHT kinh tế của xã hội là nhà nước.

Các bộ phận khác nhau của KTTT đều tác động đến CSHT bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó nhà nước là nhân tố tác động trực tiếp nhất và mạnh mẽ nhất tới CSHT kinh tế của xã hội.

Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT theo xu hướng tích cực hoặc tiêu cực: nếu những biến đổi của KTTT phù hợp với CSHT thì nó thúc đẩy sự phát triển, còn ngược lại nó sẽ kềm hãm và phá hoại sự phát triển trong phạm vi mức độ nhất định. Tuy nhiện KTTT ko giữa vai trò quyết định, CSHT kinh tế của xã hội vẫn tự mở đường đi cho nó theo tính tất yếu kinh tế của nó.

Vd:

Đảng khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành động. Xây dựng hệ thống chính trị XHCN.

Trong công cuộc đổi mới xã hội ngày nay, Đảng ta tiến hành đổi mới một cách toàn diện. Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới qui trình công nghệ nhằm làm cho nền kinh tế nước ta phát triển hòa nhập được với tốc độ phát triển kinh tế thế giới. Cùng với đổi mới kinh tế, phải đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức, đổi mới bộ máy, đổi mới con người, đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng, dân chủ hóa.

Trong điều kiện dân tộc và quốc tế hiện nay, đổi mới kinh tế về chính trị, phải thực hiện đường lối mở cửa một cách sáng tạo để khai thác tối đa sức mạnh thời đại, hòa nhập với cộng đồng thế giới mà không bị hòa tan. Những năm qua thực tiễn tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng ta càng nhận rõ: cùng với việc lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm thì đồng thời phải từng bước đổi mới hệ thống chính trị.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro