12. Kinh doanh hàng hóa và các nguyên tắc đảm đảm thành công của doanh nghiệp trên thương trường?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

12. Kinh doanh hàng hóa và các nguyên tắc đảm đảm thành công của doanh nghiệp trên thương trường?

Kinh doanh là hoạt động đầu tư vào thực hiện một hoạt động kinh tế nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Kinh doanh hàng hóa là đầu tư tiền của, công sức vào hoạt động mua hàng hóa để bán nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Các nguyên tắc đảm bảo thành công của doanh nghiệp trên thương trường:

Để thành công, phải đạt được các mục tiêu cở bản của kinh doanh hàng hóa, là: khách hàng, cạnh tranh, chất lượng, đổi mới và lợi nhuận.

Mục tiêu lợi nhuận: là mục tiêu cơ bản và xuyên suốt của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, muốn bảo đảm thành công doanh nghiệp phải tối đa hóa lợi nhuận.

Về mặt công thức: LN = DT - CP'

Để tối đa hóa lợi nhuận thì có thể tối đa hóa doanh thu hoặc tối thiểu hóa chi phí. Vì bản chất của kinh doanh hàng hóa là mua để bán, là thực hiện dịch vụ, vì thế có thể sử dụng các giải pháp như: tạo điều kiện để việc mua bán dễ dàng hơn, thanh toán dễ dàng hơn đối với người tiêu dùng (tăng doanh thu), tìm kiếm nguồn cung ứng với giá tốt hơn (giảm chi phí).

Mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu cơ bản và xuyên suốt của doanh nghiệp nhưng không phải là mục tiêu duy nhất, nếu nhà kinh doanh chỉ chú ý đến mục tiêu này thì sẽ thất bại, mà phải chú ý đến các mục tiêu khác nữa.

Mục tiêu khách hàng: khách hàng chính là người đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng sẽ tạo ra cái thị trường cần, và doanh nghiệp phải đáp ứng điều này mới có thể tồn tại và phát triển hay nói cách khác trong điều kiện thị trường luôn biến động, kinh doanh phải phù hợp với quy luật cung - cầu. Như vậy trong kinh doanh nên quan niệm khách hàng là người đem lại lợi ích cho doanh nghiệp chứ không nên quan niệm khách hàng là đối tượng để thu lợi nhuận.

Mục tiêu chất lượng: về mặt nguyên lý, chất lượng thể hiện cho mong muốn của thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp, dưới góc độ của người tiêu dùng, bỏ tiền ra ai cũng mong muốn nhận được sản phẩm với chất lượng cao để nâng cao mức hưởng thụ. Như vậy, kinh doanh hàng hóa cần phải chú ý đến phương thức thu hút khách hàng đến các dịch vụ trước, trong và sau bán, với tâm niệm mình là người phục vụ cho nhu cầu xã hội.

Mục tiêu cạnh tranh: Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường, trong điều kiện cạnh tranh càng khốc liệt, doanh nghiệp phải có các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.

Mục tiêu đổi mới: xuất phát từ những nguyên nhân là thị trường luôn biến động và người tiêu dùng luôn mong muốn được tiêu dùng những hàng hóa với chất lượng ngày càng nâng cao, với giá bán ngày càng giảm, dịch vụ ngày càng tốt hơn. Vì thế, trong kinh doanh hàng hóa, doanh nghiệp phải đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.

Vì những mục tiêu có thể mâu thuẫn nhau, ví dụ nhưng mục tiêu tối đa lợi nhuận có thể ảnh hưởng đến mục tiêu khách hàng, vì vậy: để có thể đạt được kết quả cao trong kinh doanh đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải có sự lựa chọn và sắp xếp các mục tiêu theo một trình tự nhất định; Tùy thuộc vào các điều kiện về thị trường cũng như các điều kiện của bản thân doanh nghiệp mà phải có các mức độ ưu tiên khác nhau đối với các mục tiêu, đối với mỗi thời kỳ, mức độ ưu tiên có thể được thể hiện qua tháp mục tiêu:

Từ đỉnh tháp đến chân tháp mức độ ưu tiên giảm dần, hay nói cách khác mục tiêu trên cùng sẽ mục tiêu ngắn hạn, trước mắt nhất, còn mục tiêu dưới cùng sẽ là mục tiêu dài hạn nhất.

Vậy, trong kinh doanh, để thành bảo đảm thành công trong, các chủ thể kinh doanh nên hướng tới việc lựa chọn mục tiêu dựa trên điều kiện thực tiễn của thị trường cũng như điều kiện nội tại của doanh nghiệp, và tập trung toàn bộ nguồn lực thực hiện tốt 1 mục tiêu trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, còn phải chú ý thực hiện tốt 6 nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Phải kinh doanh những hàng hóa có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Thứ hai: Trong kinh doanh trước hết phải lôi cuốn khách hàng, rồi sau đó mới nghĩ đến cạnh tranh.

Thứ ba: Trong kinh doanh, mỗi khi làm lợi cho mình thì đồng thời phải làm lợi cho khách hàng.

Thứ tư: Trong kinh doanh phải tìm cho được thị trường đang lên và tìm cách chiếm lĩnh lấy thị trường đó.

Thứ năm: Trong kinh doanh phải đầu tư nheieuf vào yếu tố nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực để tạo ra nhiều giá trị sản phẩm.

Thứ sáu: Trong kinh doanh phải nhận thức và năm cho được nhu cầu của khách hàng và tìm mọi cách đáp ứng cho được nhu cầu đó.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro